Hỏi đáp Giới hạn nào cho lòng tham của con người?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 14 Tháng mười hai 2020.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba?

    Các bạn ạ, tuần trước mình nhận được một câu hỏi mà mình nghĩ là rất hay và khá là "gai" đến từ một fan hâm mộ game nên hôm nay mình xin phép được gửi đến các bạn câu hỏi của tuần này

    "Theo bạn, đâu là giới hạn lòng tham của con người?"

    Có bạn nào đã nghĩ tới câu hỏi này hay chưa? Liệu bạn đã bao giờ tự bản thân mình khám phá ra giới hạn lòng tham của chính mình hay chưa? Mình biết câu hỏi tuy rất rõ ràng nhưng chắc chắn câu trả lời sẽ khá là mông lung với mỗi người, vì vậy mình muốn đem câu hỏi này đến thử sức các bạn người chơi, vì chúng ta cũng đã đi được 1/4 chặng đường của "100 câu hỏi" rồi mà ^^

    Nào, hãy giúp mình làm sáng tỏ câu hỏi trên nhé!

    P. S các bạn đừng quên like và đánh giá 5 sao cho mỗi câu hỏi của mình và cho game nhé ^^
     
  2. Bội Ngọc Hãy là chính bạn !

    Bài viết:
    1
    Ngừời ta nói lòng tham của con người là vô đáy, khi còn sống trên cuộc đời này bạn không ngừng mong muốn mình sẽ có cái này có cái kia, tùy vào hoàn cảnh của mỗi người mà mong muốn khác nhau, bạn nỗ lực để đạt được điều mình mong muốn khi đạt được rồi bạn vui mừng trong giây lát, nhưng khi thất bại bạn lại đau buồn cả đời. Nhưng chắc chắn có một lúc mọi thứ trên đời này đối với bạn nó sẽ không còn ý nghĩa gì nữa, đó là lúc bạn đối diện với thời khắc cuối cùng của cuộc đời, mình nghĩ đến thời khắc đó trong lòng của mỗi người sẽ biết được giới hạn của lòng tham.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  3. Tutintin

    Bài viết:
    20
    Lòng tham của con người thì không bao giờ có giới hạn, chắc ai cũng biết câu "được voi đòi tiên" nhỉ.

    Ai trong chúng ta cũng có lòng tham, chỉ muốn tăng mà không bao giờ muốn giảm, ngay cả trên Facebook đi chăng nữa, bạn úp một tấm ảnh, bạn sẽ luôn muốn có nhiều người thích tấm ảnh của bạn, luôn muốn số like tăng nhiều mấy trăm like, nếu số like chỉ lẹt đẹt 3 mấy, 4 mấy thì đương nhiên sẽ khó chịu, không vui rồi nhỉ

    Ngay cả trẻ con đi chăng nữa, dù đồ chơi có chất đống, dù cho không đụng vào thì cũng chẳng cho đứa trẻ nào khác đụng vào, chỉ muốn nó là của mình, không bao giờ muốn chia sẻ cho bất cứ ai.

    Lòng tham thì ai cũng có, muốn tiền lương tăng, muốn được để ý, muốn cưới được người chồng, người vợ giàu, muốn làm chủ. V. V..

    Nhưng nếu đã thực hiện được những điều bạn mong muốn, thì bạn sẽ chẳng hài lòng, bạn lại muốn nhiều hơn, nhiều hơn những gì bạn đang có.

    Bởi vậy lòng tham thì không bao giờ có đáy, chỉ khi chết đi mới chấm dứt được.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  4. Hoa sa tiểu thư Bút hiệu: Đàm Sương Mạn Tuyết ( Sa Sa )

    Bài viết:
    39
    Lòng tham con người vẫn có giới hạn, đó là tình cảm đối với những người họ tôn kính, thương yêu. Còn nếu bất chấp luôn cả đều đó thì đã mất đi nhân tính mất rồi. Nếu còn là con người thì những tình cảm quý giá đó là giới hạn tốt nhất của họ
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  5. Vũ Vũ

    Bài viết:
    1
    Từ xưa, ông cha ta đã từng nói về tật xấu của con người "được voi đòi tiên". Nào ai đo đếm được lòng tham của con người. Nếu có giới hạn thì đâu có chuyện anh em trong nhà xung đột vì tiền bạc, con đánh cha mẹ để lấy được một chút tiền bảo hiểm hoặc để người khác hy sinh vì lợi ích của mình.. Đó là lòng tham không đáy.

    Trong bản thân mỗi chúng ta, ai cũng đều có mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ, no ấm. Nhưng ở một số người, sự mưu cầu đấy vượt qua mọi giới hạn, chẳng bao giờ biết đủ, biết hài lòng. Họ bất chấp mọi điều để đạt được lòng tham, tìm mọi lý do để che đậy nó nhưng "tham thì thâm". Nhìn xem, trong cuộc sống xung quanh, những con người có lòng tham kết cục sẽ ra sao? Có tốt đẹp như họ muốn? Bởi vậy người ta mới nói "lưới trời tuy thưa mà khó lọt".

    Chúng ta tự sống cuộc sống của riêng mình, không ai có quyền quyết định buộc ta phải làm theo ý họ. Nhưng không đồng nghĩa là sống có lòng tham, sống bất chấp vì mục đích của mình. Ở đời, tránh được "tham, sân, si" là cuộc sống tốt đẹp nhất.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  6. Tuyettuyetlanlan

    Bài viết:
    300
    Mình thường nghe người ta nói lòng tham con người là không đáy. Bởi vì khi có được một thì người ta sẽ muốn hai, khi có hai người ta lại muốn ba, bốn..

    Đó là tật xấu của tất cả mọi người trong xã hội này. Khi nghèo họ muốn có tiền đủ sống, khi đủ sống rồi gọi lại muốn có dư giả, khi dư giả rồi họ lại muốn giàu sang, khi giàu sang rồi hồi lại muốn sức khoẻ, hạnh phúc, sắc đẹp..

    Bởi vậy người ta thường nói lòng tham con người là không đáy. Nhưng mình nghĩ lòng tham con người là có giới hạn. Những giới hạn như đạo đức, pháp luật, lương tri.

    Đó là những giới hạn mà con người tự đặt ra để ngăn chặn lòng tham của mình.

    Lương tri là do chính mỗi người đặt ra cho mình. Sẽ không tham lam, sẽ không ham muốn những thứ của người khác. Có tuân thủ hay không tùy thuộc vào từng người. Không có những bắt buộc hay xử phạt cho những người vi phạm lương tri của mình.

    Đạo đức là do xã hội mà chúng ta đang sống đặt ra tùy thuộc vào từng môi trường mà khác nhau. Những người không tuân thủ những quy luật mà đạo đức đặt ra tham lam quá mức sẽ bị thị xã hội dè diễu, chế nhạo. Không có tính bắt buộc và cũng không có hình phạt cho những người vi phạm đạo đức.

    Pháp luật do nhà nước quy định những câu chữ rõ ràng. Trên hiến pháp và những văn bản pháp luật được phổ cập cho toàn thể nhân dân trên một đất nước. Có tính bắt buộc chung đối với tất cả mọi người. Bắt buộc con người phải thu liễm lại lòng tham của mình chỉ được tham những thứ mình mình làm ra, mình đáng được hưởng. Nghiêm cấm hành vi vì tham lam mà xâm phạm lợi ích những thứ của người khác. Và sẽ có hình phạt cho những kẻ vi phạm.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  7. Vũ Trụ Huyền Bí

    Bài viết:
    8
    Tham lam là một trong những mặt xấu xí của con người nhưng cũng là động lực để nhân loại tiến bộ.

    Tham lam như một thứ vũ khí, bản thân nó không có định nghĩa đúng sai, quan trọng là người sở hữu nó dùng vào mục đích gì.

    Tham lam có giới hạn hay không cũng là do người sở hữu nó đang bị phần con hay phần người điều khiển.

    Theo tôi, bản chất tham lam là vì chúng ta luôn mong muốn có được những thứ tốt đẹp nằm trong tay mình.

    Nghèo thì muốn được giàu, giàu thì muốn giàu hơn, giàu đến đỉnh điểm thì lại muốn có quyền, có quyền thì lại càng muốn có quyền tuyệt đối..

    Hay con người vốn sống nhờ vào sự ban ơn của tự nhiên, rồi lợi dụng tự nhiên biến mình thành chúa tể muôn loài, sau đó khống chế tự nhiên phục vụ cho sự phát triển và nghiên cứu bản chất tự nhiên để vươn ra vũ trụ..

    Không có gì là tuyệt đối, quan trọng là bạn nhìn sự vật ở góc độ nào thôi.

    Nếu con người bị tham lam khống chế thì tham lam là vô tận, cũng khiến con người biến thành xấu xí.

    Ngược lại, khi con người khống chế được tham lam thì giới hạn của tham lam ở đâu là do con người quyết định.

    Giới hạn của tham lam chính là ranh giới giữa phần con và phần người trong chúng ta.
     
    Mạnh ThăngNguyễn Ngôn thích bài này.
  8. Hạ Như

    Bài viết:
    8
    Tham lam - lòng tham luôn tồn tại, hầu như tất cả các sinh vật đều có lòng tham hết.

    - Thực vật: Vươn rễ cây, vươn thân ra nơi có ánh sáng nhiều. Nếu bạn trồng 1 đám cây, 1 cây, qua 1 thời gian bạn sẽ thấy cây nó vẹo thân qua phía nhiều ánh sáng hơn, nên người nông dân căn cứ vào đó để điều chỉnh ánh sáng cho việc trồng trọt.

    - Động vật: Mọi người đã nghe câu "Cơm đâu cho đầy bụng chó, cỏ đâu cho đầy bụng trâu" chưa? Mấy con vật: Chó, heo.. chúng nó thực sự rất ham ăn, và không biết no đâu nè. Nếu bạn không canh chừng, cho ăn liều lượng, cho bao nhiêu nó cũng ăn sạch sẽ, nhìn thương cái nết ăn lắm, tưởng đói, nhưng khi mà no căng bụng rồi ấy, bạn cho thì nó vẫn tiếp tục ăn, rồi bể bao tử nếu không canh chừng. Riêng họ nhà mèo (hổ, báo, sư tử, mèo rừng) thì kiểm soát sức ăn tốt hơn, nhưng vẫn có những bé mèo phải tập thể dục giảm cân.

    - Con người: Con người có nhân tính hóa, cho nên lòng tham nó tiến hóa theo nhiều chiều hướng và cấp độ càng cao hơn thành: Tham ăn, ham chơi, tham tiền, tham sắc (trai gái), ganh ghét, đố kỵ, danh tiếng. Level cao cấp hơn đó là chuyển hóa thành lòng tham địa vị, quyền lực.

    Ai cũng có lòng tham hết, quan trọng là phần Con hay phần Người chiếm lĩnh nhiều hơn mà thôi. Và con người kiểm soát được tính cách, lòng tham của chính mình.

    Bạn có quyền có lòng tham, nhưng phải ở 1 mức độ giới hạn cho phép. Bạn phải xác định rõ địa vị, vị trí của mình ở đâu, rồi mới quyết định tham ở mức độ nào. Bạn có thể tham mức độ tiền lương cao như vậy, thì công sức bạn bỏ ra ngang bằng hoặc hơn để xứng đáng hưởng thành quả đó, mà không phải quá sức, không phải việc làm sai trái, trái luân thường đạo lý. Tham, nhưng nhắm xem bản thân có nuốt trôi không, hay tham quá mắc nghẹn, rồi bể bao tử hay đứt mất cái dây nào thì lúc đó biết kêu ai, lại đi đổ lỗi cho ai bây giờ.

    Lòng tham cũng là 1 động lực cho người mình tiến tới. Tôi tham tiền, tôi muốn giàu --> tôi cố gắng làm việc chăm chỉ, kiếm số tiền đó bằng khả năng của tôi, lúc này, lòng tham thúc đẩy con người tiến tới.

    Tuy nhiên, có tham cũng vừa phải thôi, đừng để làm Con nhiều, hãy làm Người. Bởi, tham lam thúc đẩy những mặt tối gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình, xã hội. Cuối cùng, tham lắm rồi cũng sau trăm năm thành cát bụi, nhưng tiếng xấu là mang tiếng hoài, bị người này nhắc, người kia nhắc, hãy để lúc đó theo gió bay đi 1 cách thanh thản, đừng vì tham hiện tại mà ảnh hưởng bản thân, gia đình, dòng họ.

    Tham lam ai cũng có, nhưng hãy định vị bản thân, nên tham ở đâu, tham thế nào, đừng để mình bị chi phối bởi 1 cái tính cách mà chính mình phải điều khiển và chi phối nó, lúc đó mình là người thành công và không lạc lối.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  9. langtieuvu

    Bài viết:
    4
    Trước khi vào câu trả lời tôi sẽ kể một câu chuyện được tôi nghe lại từ một nhà kinh doanh của Việt Nam theo như tôi thì nó khá đúng về giới hạn và không giới hạn của lòng tham, câu chuyện thế này.

    Có hai người nọ, họ không quen biết nhau nhưng vào một ngày họ trúng một tờ vé số, anh 1 là một người công nhân lương tháng năm triệu đủ sống, còn người kia anh ta cũng giống như anh 1. Anh 1 thì vui vẻ anh ta nghĩ đến những thứ mình sẽ mua, anh 1 mua mua, mua rất vật dụng cho đến khi số tiền một tỷ ấy chỉ còn đúng năm triệu bằng với lương của mình anh ta dừng lại, cũng chẳng bao lâu vật dụng kia của anh ta cũng đem đi bán, khiến cho anh ấy về lại ban đầu.

    Anh thứ 2 anh ta cảm thấy với số tiền này mình phải làm sao cho nó đẻ ra số tiền nữa, anh ta bắt đầu đầu tư, mua cổ phiếu, kinh doanh đúng với khả năng mà mình có được.

    Qua câu chuyện trên ta có thể thấy được hai thái cực đối lập, anh 1 anh cảm thấy đủ với thứ mình nhận được nhưng khi nhận được với thứ lón hơn anh ta sợ hãi với số tiền lớn đó nên anh ấy tiêu sài mất kiểm soát cho tới khi cái số tiền ấy đúng với tiền mà mình có hàng tháng anh 1 mới cảm thấy an tâm và tiếp tục sống với cuộc sống vòng an toàn, và tôi xin nhấn mạnh đấy là suy nghĩ của NGƯỜI NGHÈO và cũng là người cảm thấy đó là giới hạn của bản thân

    Còn người 2 anh ta với suy nghĩ khác biệt mong muốn tiên xa hơn nhưng trong phạm vi sức lực của bản thân, với lòng tham ấy mà nhờ vậy anh ta trở nên giàu có hơn và cũng xin nói luôn đấy là suy nghĩ của NGƯỜI GIÀU

    Với ví dụ trên tôi KHÔNG NÓI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI NHƯ VẬY NHƯNG PHẦN ĐÔNG LÀ THẾ

    Với lòng tham ấy của con người nó khiến cho cả toàn nhân loại ngày càng phát triển hơn, không phải tất cả lòng tham đều xấu, lòng tham của con người chỉ xuất hiện khi con người có mưu cầu hạnh phúc hơn, cho nên ta mới nảy lòng tham

    Trên đời này luôn có luật nhân quả vậy nên khi xuất hiện lòng tham nó cũng sẽ đi kèm với yếu tố kiềm hãm lại lòng tham ấy

    Như ví dụ trên anh 2 cho dù mong muốn kiềm nhiều tiền hơn nữa nhưng với khả năng của anh ta chỉ có bấy nhiêu, thì không thể, thể hiện lòng tham của mình mà phải kiềm chế lại, nếu cứ tiếp tục phát triển ra cứ thể hiện lòng tham ấy mà khả năng, năng lực không đủ thì kết quả ai cũng biết rồi, anh ta sẽ bị các người phía trên đạp xuống, lật đổ về với vị trí ban đầu, bài học mà anh 2 nhận vô cùng đắng là phải biết vừa và đủ với năng lực bản thân

    Vây nên trong xã hội con người ngày càng phát triển thì càng nhiều thứ được sinh ra để kiềm hãm lại lòng tham ấy

    Nếu bạn chọn một cuộc sống tránh tham, sân, si thì bạn cũng chỉ giống anh 1, và nếu bạn khuyến khích mọi người, mọi người cũng tránh thì có lẽ bây giời xã hội thế giới nó sẽ không phát triển được, và cũng chẳng có công nghệ như ngày nay
     
  10. Pickle không chua I am a simp because of your eye and smile.

    Bài viết:
    66
    Có ba trạng thái tham lam diễn ra ở mọi cấp độ. Ở thời điểm bạn nghĩ bạn không tham làm, thực ra chỉ là chưa gặp đúng tác nhân khơi dậy tham lam mà thôi. Tham lam có thể diễn ra ở mọi khía cạnh, mọi tư tưởng, có thể lớn, cũng có thể nho nhỏ, đa dạng. Một người không nhất thiết chỉ có một cái cần ở mức tham lam, nó có thể đến ở bất cứ thời điểm nào, chỉ cần là con người, còn đầy đủ cảm xúc cấu tạo, thì vẫn còn tham lam.

    Đến con kiến còn biết chạy để sống, thì con người cũng thế.

    *Tham lam, đến đủ thì dừng: Ngươi có mục tiêu, đạt được, thỏa mãn

    *Tham lam đến đủ, muốn có thêm: Đã đạt được, nhưng phát hiện có thể làm được nhiều hơn nữa, từ đó phát triển theo hai hướng tốt xấu khác nhau. Có thể là tham lam bởi vì muốn chia sẻ lợi ích cho người khác, hoặc là tham lam để cho bản thân mình tốt hơn người khác

    *Tham lam thứ mình không có: Có thể là đáng thương cũng đáng ghét.

    Trong spychology dynamic

    Con người phải thỏa mãn từng cái yêu cầu cơ bản/ tham lam cơ bản, sao đó mới tiến lên được cấp bậc tiếp theo

    *cần cơ bản: Nước ăn, thức uống, chỗ ở, sau đó tới an toàn

    *rồi tới tâm lý cần: Mối quan hệ, tình bạn, được yêu thương, rồi đến nhu cầu được tôn trọng, cảm thấy bản thân có giá trị

    *rồi đến bậc cao nhất cũng ít ai đạt được: Đủ: Tự nhận thức bản thân, đạt được thứ mình muốn, sau đó nghĩ đến người khác.

    Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, có thể tìm kiếm "A psychological critique"

    # Mọi hành động đều bắt nguồn từ 1 lý do, không có lý do, thì chả thể có hành động

    # mục tiêu khác với tham lam, mà mục tiêu cũng khác với ly do
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...