Giao cảm Tác giả: Thu Hương Nguyễn Thị Thể loại: Truyện ma Ở thị trấn nhỏ. Thanh bình, êm ả. Một buổi sáng nọ. Hai cô cháu là hàng xóm láng giềng với nhau ngồi chuyện trò. Người cháu là một kỹ sư trẻ. Người cô làm nghề phục vụ người âm. Ở nhà bà mở một phủ âm nhỏ. Bà kể. Bà phải mở phủ bởi bà có căn duyên, căn mệnh với người âm. Nếu không mở phủ hầu người âm thì hàng ngày họ về họ sẽ làm cho bà sống không yên. Nếu làm ăn, họ sẽ khiến bà làm ăn thất thoát. Gia đình sẽ lục đục. Mọi chuyện rắc rối đều từ đâu rơi xuống. Ngủ không yên. Ăn cũng không ngon. Vợ chồng cãi vã. Con cái hư hỏng. Sức khỏe không chỉ mình bà mà cả những người thân trong gia đình cũng bị vạ lây, nay ốm mai đau. Từ khi bà mở phủ âm, dù không lớn, nhưng chiếc phủ đã án ngữ được mọi chuyện xấu trong nhà bà. Dù nhà bà chưa phải vào hạng khá giả như người ta, nhưng mọi việc đã ổn định trở lại, trong ấm ngoài êm, bố mẹ, con cái khỏe cả. Con cái học tốt, ngoan ngoãn. Trong nhà có của ăn của để. Hai cô cháu đang nói chuyện đông tây rất hợp, thì bỗng nhiên người cô dùng mình một cái, mặt tím tái, đờ người đi. Người cô đứng dậy, cứ thế lặng lặng ra về. Không chào chủ cũng chẳng nói thêm câu gì. Người cháu, như cảm nhận được điều gì đó ở người cô, chỉ lặng yên nhìn theo, không dám hỏi câu nào. Khoảng tiếng sau. Người cô lại trở lại. Mặt mày hồng hào, tươi cười, nói năng rôm rả. Cô kể lại chuyện hồi nãy với người cháu: Lúc nãy là đến giờ cho "nó" ăn. (Nó ở đây là người âm. Là những âm binh cô ấy nuôi khi mở phủ). Cô mãi nói chuyện với cháu, quên khuấy giờ giấc. Vậy mà nó biết tìm sang tận nhà cháu để tìm cô về. Kinh không! Người cháu không lấy làm lạ khi nghe người cô nói lại vậy. Anh chỉ hỏi lại người cô vài câu để chứng thực những gì mình nghe thấy, nhìn thấy và cảm nhận thấy: Cô à. Có phải những âm binh có mùi khó chịu (rất hôi, tanh và thối) không cô? Người cô ngạc nhiên trả lời: - Đúng rồi cháu. Người cháu lại hỏi tiếp: - Có phải họ giống như những luồng khí đen, đi theo cô không? Người cô lại càng ngạc nhiên trả lời: - Đúng rồi cháu. Người cháu nói tiếp: - Lúc nãy, cháu ngửi thấy và nhìn thấy những thứ đó. Cháu không biết có sao không? Người cô chợt hiểu ra sự lo lắng của người cháu. Bà bình tĩnh đáp: - Không sao cháu ạ. Dương nào âm vậy. Cháu không trêu họ, ăn ở hiền lành, thiện lương thì họ không làm hại gì cháu cả. Cháu nhìn thấy, ngửi thấy được mùi của "nó" chứng tỏ một điều, cháu cũng có những giao cảm với họ. Những người có được những giao cảm ấy ít lắm cháu ạ. Không biết cháu có căn, có duyên gì với người âm không, nhưng như vậy, cô thấy cháu cũng là người đặc biệt. Người có chút giác quan thứ sáu. Có thể do bản tính lương thiện của cháu, mà cháu có giao cảm đó. Câu chuyện chỉ vậy thôi nhưng khiến cho chúng ta rùng mình, suy nghĩ. Cuộc sống không phải cứ rõ, sáng như ban ngày. Ở ngay trong ban ngày ấy, có người sẽ cảm nhận được và sống với những khoảng tối.
Đứa cháu nhỏ (Truyện cô Chín) Tác giả: Thu Hương Nguyễn Thị Gia đình người bạn tôi có tới chín anh em. Vì là người con thứ chín, nên gia đình gọi luôn bạn ấy là "Chín". Chín cách người anh cả 23 tuổi. Khi Chín 9 tuổi, thì Chín đã có cháu 4 tuổi gọi bằng "cô Chín". Hai cô cháu chơi với nhau gắn bó, thân thiết. Chín rất yêu và chăm người cháu của mình. Cháu của chín, khi sinh ra đã mắc phải bệnh gan bẩm sinh. Ngày xưa nghèo, y tế lại chưa phát triển, nên bệnh của người cháu mỗi ngày thêm nặng. Mỗi lần đi học, Chín chỉ mong nhanh về để được chăm cháu, chơi với đứa cháu của mình. Còn đứa cháu, mỗi ngày cô Chín đi học, chỉ chờ giờ cô học về để được cô cõng trên lưng. Để được cô xoa bóp vào tấm lưng lúc nào cũng đau, cũng mỏi, vào cái bụng mỗi ngày mỗi chướng lên như cái trống. Nghỉ hè. Cô Chín được bố mẹ cho về bên ngoại chơi. Cô Chín không nhớ là mình chơi bên ngoại một tuần hay hai tuần, chỉ biết khi trở về không thấy đứa cháu đâu. Hỏi ra, thì bố mẹ và ah chỉ bảo là cho cháu sang ngoại chơi thời gian, và để cháu chữa bệnh luôn. Cô Chín thấy người nhà bảo vậy, cô cũng không nghĩ ngợi hay để ý gì nữa. Yên tâm là cháu mình đang chơi và chữa bệnh bên ngoại. Hơn nữa cô Chín còn nhỏ tuổi, Cô cũng không hiểu gì về sự đời. Một buổi tối. Khi vừa ăn cơm xong. Cô Chín đi từ dưới bếp lên nhà lớn. Cô ngồi vào bàn uống nước. Cô vừa rót một cốc nước, định đưa lên miệng uống, thì cô nhìn thấy ai đó ngồi dưới đất. Lúc đó, chưa có điện lưới, nhà nhà chỉ dùng chiếc đèn dầu thắp sáng. Nên ánh sáng chỉ đủ chiếu mờ mờ gian nhà. Nhưng dù vậy, cô Chín vẫn nhìn rõ, người ngồi dưới đất lúc này là đứa cháu ốm đau của mình. Đứa cháu mặc chiếc áo màu đỏ, chiếc quần màu đen, cổ đeo chiếc vòng bạc nhỏ. Cô còn nghe rõ, đứa cháu khóc và kêu đói. Cô Chín vui mừng, vừa chạy xuống bếp vừa reo lớn: - Bố mẹ ơi! Anh chị cả ơi! Cháu trưởng về rồi! Cháu trưởng về rồi! Cô chín vừa hớn hở vừa xơi một bát cơm, gắp vội ít thức ăn đem lên cho người cháu. Nhưng vừa bưng bát cơm lên trên nhà, cô Chín không thấy đứa cháu đâu nữa. Cô vội soi đèn đi tìm khắp mọi chốn trong nhà. Và khi tìm không ra người cháu, cô Chín thẫn thờ ngồi thụp xuống ghế. Mọi người đợi cô Chín bình tĩnh trở lại và gặng hỏi xem có chuyện gì đang xảy ra với cô. Cô Chín kể lại mọi chuyện. Mọi người đều ngỡ ngàng, đến khó tin vào việc cô Chín có thể nhìn thấy hình ảnh người cháu trưởng lúc ra đi. Nhất là người mẹ cô Chín. Bà đành kể hết đầu đuôi chuyện người cháu trưởng đã mất như thế nào. Lúc mất gia đình mặc cho cháu bộ quần áo màu gì. Hình ảnh cô Chín vừa nhìn thấy, đó chính là hình ảnh người cháu trưởng lúc mất. Người mẹ không muốn dấu cô Chín nữa. Cũng vì gia đình sợ cô Chín đau buồn trước sự ra đi của người cháu trưởng nên mới dựng chuyện dấu cô Chín. Giờ cô Chín có thể thấy được hình ảnh người cháu trở về, điều đó chứng tỏ tình cảm của cô cháu cô Chín thắm thiết đến nhường nào. Câu chuyện rất khách quan của một đứa trẻ 9 tuổi. Câu chuyện cho chúng ta hiểu thêm về thế giới tâm linh. Dù đó là một thế giới như thế nào, không ai, không gì có thể chứng minh cho mỗi chúng ta tin tưởng. Nhưng có thể nhìn thấy và nghe thấy một hình ảnh về thế giới tâm linh ấy thì không phải ai cũng có được.