Giá trị nghệ thuật của ánh sáng - Bóng tối trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 7 Tháng mười hai 2021.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    BÌNH LUẬN VỀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA ÁNH SÁNG - BÓNG TỐI TRONG HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM

    Bài làm

    Thực tế, ấn tượng phố huyện, không hằn rõ nét trong âm thanh hay mùi vị mà tập trung mạnh vào màu sắc với hai gam màu nổi trội: Sáng, tối. Chúng luôn được kiến tạo theo lối tương phản đối xứng. Ở không gian rộng, ta có buổi chiều- ánh sáng bắt đầu từ "tiếng trông" đến chỗ hình bóng cụ Thi điên chìm vào bóng tối ở phía làng: Thạch Lam sử dụng 1195 chữ trên tổng số 2739 chữ của tác phẩm. Phần còn lại [1544 chữ], nhỉnh hơn 349 chữ, được dành cho đêm- bóng tối: Bắt đầu từ "trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát", đêna hết truyện khi Liên chìm vào giấc ngủ của không gian "tĩnh mịch và đầy bóng tối".

    Chiếu theo sự chênh lệch về độ dài miêu tả của ban ngày và đêm tối, cũng như hình ảnh kết thúc truyện là bóng tối, mà đại đa số các nhận định về Hai đứa trẻ đều xem tác phẩm khai thác cảnh nghèo nàn, bế tắc đến trơ mòn của cuộc sống con người nơi phố huyện. Quan điểm mang tính xã hội học này hoàn toàn phù hợp với hiện thực Việt Nam vào những năm 1930-1945 và cũng rất phù hợp với nội dung truyện. Song dụng ý của Thạch Lam không nghiêng về phần thực trạng cơ hàn mà ông dùng thực trạng cơ hàn như nền tảng để phóng con tàu nhân sinh lên vũ trụ của những ước mơ, của những khao khát về một thực tại sáng sủa, ấm áp tình người. Nên ấn tượng chủ đạo của phố huyện không phải là bóng tối mà chính là ánh sáng. Ánh sáng giăng khắp mọi nơi. Dẫu cho sự sống chỉ quy tụ lại quanh "ngọn đèn con" của chị Tí, thì tác giả vẫn khẳng định (tuy đượm nỗi man mác buồn của chủ nghĩa lãng mạn) qua lời tư vấn: "Chừng ấy ngưòi trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự dống nghèo khổ hằng ngày của họ".

    Quả thật kì lạ, trọng tâm truyện dường như dồn hết sang phần đêm tối song cũng chính bóng tối đó lại làm nền cho ánh sáng xuất hiện. Sáng và tối luôn đi liền kề bên nhau. Nếu ở câu trên miêu tả "Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn", thì ngay lập tức cầu dưới: "Dãy tre làng trước mặt đen lại". Đỏ rực tương phản với đen. Cứ thế hai sắc màu, hai không gian này cứ luân phiên đuổi nhau đến hết tác phẩm. Song lượng từ ngữ miêu tả hoặc biểu thị ánh sáng thì luôn chiếm ưu thế, so với bóng tối. Ta Thống kê được 52 cụm từ hoặc từ chỉ ánh sáng (bao gồm các từ trực tiếp chỉ ánh sáng như: Đỏ, hồng, lấp lánh.. và các từ chỉ vật phát sáng: Đèn, vì sao, đom đóm.. so với 26 từ chỉ bóng tối (bao gồm: Đêm tối, khuya sẫm đen..] . Hai màu cơ bản này, tuy được đặt trong thế tương phản song chúng gần như không bao giờ là sắc màu cực đại, được đặc tả đến cùng tận của sự sáng hoặc sự tối mà thường xuyên là những gam màu nhẹ, trung tính. Toàn truyện. Chỉ có một lần Thạch Lam tập trung khắc họa đêm tối: "Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa". Song ngay cả khi mật độ từ ngữ chỉ bóng đêm xuất hiện dày đặc như thế thì nó vẫn không thể phát huy hết tính bi của hình tượng bởi ngay lập tức tiếp đó, tác giả đã thấp sáng vùng tăm tối, cũng vẫn là lối nói giảm: "Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chi Tí và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát, trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ ; thưa thới từng hột sáng lọt qua phêb nứa". Đành rằng, nhìn ở góc độ hiện thực, đây là những người nghèo (tiểu thương, bán tiểu thương: Chị Tí vừa mò cua bắt tép vừa bán hàng nước) cần mẫn làm lụng kiếm ăn. Song nếu xét theo nghĩa hình tượng nghĩa bóng thì những ngọn đèn nhỏ nhoi của họ cố chụm nhau lại, trong nỗ lực thấp sáng bóng tối nghèo khổ của cuộc đời. Ngay đến cả cái thau sắt của bác xẩm cũng trắng lên với ánh đèn (chi tiết này còn có thể phân tích theo hướng sự nghèo khổ của bác xẩm vì trong thau chẳng có gì. "Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại, nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẫm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe". Vẫn là trạng thái kiên nhẫn chờ đợi. Họ cùng ngóng về ánh sáng của con tàu. Khác với bóng tối, Thạch Lam ba lần đặc tả ánh sáng nơi phố huyện: Ánh sáng "đỏ rực" của trời chiều, ánh sáng trong kí ức Liên về Hà Nội "một vùng sáng rực và lấp lánh", và ánh sáng của đoàn tàu với các toa "đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường". Ba lần đặc tả ánh sáng là ba lần tác giả ngầm ẩn dụ, so sánh cuộc sống ở hiện tại với quá khứ và tương lai của con người. Thực tại thì rõ ràng chẳng hạnh phúc gì bởi cái sắc chiều đỏ rực kia sớm chìm vào bóng đêm tĩnh mịch, hiu quạnh. Chọn thời khắc vào buổi chiều, Thạch Lam không những mang chất thơ buồn vào trang văn mà còn mang cả cuộc sống tẻ nhạt vật vờ của những mảnh đời nghèo nhưng chưa đến mức bất hạnh tột cùng của phố huyện lên trang sách.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Mộng Diệp Cảnh Gia Tam Thiếu

    Bài viết:
    49
    Cái Truyện ngắn này siêu buồn. Thạch Lam đã miêu tả nội tâm rất hay.
     
    Cam Thuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...