Truyện Ngắn Đừng Quên Cha Nhé - Hà Phi

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Liễu Dương Hà Phi, 12 Tháng ba 2019.

  1. Liễu Dương Hà Phi

    Bài viết:
    2
    Tên truyện: ĐỪNG QUÊN CHA NHÉ

    Tác giả: Hà Phi

    Thể loại: Truyện ngắn

    Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta, ai ai cũng phải biết công ơn sinh thành, sự nuôi nấng và dạy dỗ của cha mẹ dành cho ta.. và tình yêu thương của cha mẹ dành cho ta là vô bờ bến..

    Có bạn nào đã từng giống như vậy chưa?

    Thứ mình thích và mình muốn có được nhưng ba mẹ lại không cho, và mình muốn mua thứ này thứ kia nhưng khi xin mẹ mua thì mẹ lại nói: "Thôi để bữa khác mẹ mua cho con" và lại xin một lần nữa nhưng mẹ nói tiếp "Mẹ không mua con nghe rõ chưa?" Và dùng dằn nói "Nếu mẹ không cho thì con đi xin ba vậy", và đến chỗ của ba xin mua thì ba nói: "Con kêu mẹ mua đi" và lại nói là "Con xin rồi nhưng mẹ không mua!" Và thế là bố lại nói: "Nếu mẹ không mua thì.. thôi!".. Lúc này bực bội thực sự và đi thẳng vào phòng cố ý lấy tay đẩy cửa một cái "Đùng" thật lớn.. vì đang giận nên khi mẹ kêu: "Con ra ăn cơm" không thèm trả lời và mẹ nói tiếp: "Con à ra phụ mẹ rửa chén đi" và cũng không thèm ngó ngàn tới lời mẹ nói, và trong đầu lúc này cứ suy nghĩ "Chắc mẹ hết thương mình rồi, mẹ không hiểu mình gì hết" Nhưng có ai biết được thật sự ba mẹ là đang tốt cho chúng ta? Và sau đây là câu chuyện tôi muốn chia sẻ lại cho các bạn..

    Ông hai là một người rất mạnh mẽ và cứng rắn, ông không lo cực nhọc và khó khăn. Công việc của ông là thợ hồ nhưng ông rất vất vả cho việc đến chỗ làm, bởi vì nơi ông làm là ở Củ Chi, xa xôi lắm chứ chắc cũng khoảng một trăm cây số hơn. Tuy vậy ông vẫn luôn đi trên con đường dài đó chỉ với một chiếc xe đạp cũ kĩ, và luôn mang bên mình bộ quần áo nhăng nhúm, cho dù là áo cũ hay xe cũ thì ông vẫn rất tự hào về công việc hiện giờ. Mọi người nói ông: "Sao chú không mua một chiếc xe máy để chạy trên đường xa nhanh hơn?" Ông chỉ lắc đầu và nói: "Tuy xe đạp cũ kĩ nhưng tôi có thể chạy nhanh đó thôi, không cần mua xe mới" và có người hỏi tiếp: "Thế sao chú không mua cho mình những bộ quần áo mới?" Và ông đáp: "Quần áo hiện giờ của tôi tuy không đẹp nhưng có thể mặc là được rồi, không sao cả!"..

    Mọi người cứ thắc mắt rằng số tiền lương hàng tháng mà ông nhận được ở đâu mà ông không mua xe hay quần áo chứ? Tuy ông biết nhưng vẫn không muốn giải thích. Khi đã đến nơi làm việc, bước xuống chiếc xe đạp cũ kĩ ông thở hừng hực, mồ hôi đầm đề, tuy vậy ông vẫn không sao nhưng một cuộc điện thoại gọi đến: "Vợ anh sắp sinh rồi, anh mau đến đây đi!". Ông vui mừng và xúc động, xin quản lý cho nghỉ một ngày để đến bệnh viện với vợ. Ông bước lên chiếc xe đạp cũ và chạy về thật nhanh, lúc này ông cảm thấy con đường về hôm nay sao nhanh quá, không giống như thường ngày rất xa và cực nhọc. Vậy mà hôm nay ông về trên con đường này rất nhanh. Cuối cùng cũng đến bệnh viện, vừa bước đến gần phòng sinh của vợ nghe thấy tiếng em bé khóc mà hai bên má ông đã tuôn ra những giọt nước mắt vui mừng, hạnh phúc. Cô y tá bế đứa trẻ ra, ông không chần chừ và lấy hai tay bế đứa trẻ đó và hôn lên trán của đứa trẻ trong vui mừng. Thật ra số tiền lương mà ông nhận được hàng tháng ông đã dành dụm chỉ để lo cho vợ đẻ và mua đồ cho con nhỏ. Đối với ông chiếc xe đạp và quần áo không phải là thứ quan trọng, lúc này đây món báu vật quý giá nhất của cuộc đời ông chính là đứa con trai đầu lòng của mình.

    Lo cho vợ con ở bệnh viện xong rồi ông và vợ cùng về nhà chăm sóc con mình. Khi đến nhà ông vội lấy một tờ giấy và một cây bút ra ghi lại con số 20 vào tờ giấy rồi cất vào trong một cái hộp nhỏ và giấu ở một góc cao của nhà. Vợ hỏi: "Ông viết con số vào đó làm gì?" Ông trả lời: "Con số đấy chính là ngày con trai đầu lòng của tôi ra đời, nên tôi phải cất giữ nó thật tốt" Thật ra thì mỗi em bé sau khi sinh đều có một con số riêng để tránh bị thất lạc. Vì thế ông đã ghi con số đó lại. Và ông đã đặt tên cho đứa con đầu lòng của mình là Bảo, (Bảo mà ông đặt có nghĩa là bảo vật quan trọng nhất của ông

    Ngày một trôi qua, con ông ngày càng lớn hơn một chút, ông tập đi cho Bảo, cùng bảo chơi đùa bên góc vườn, ông làm ngựa cho Bảo cưỡi và hằng đêm ông luôn kể những câu chuyện hay cho Bảo nghe. Ngày càng lớn hơn Bảo bắt đầu học lớp 1. Ngày đầu tiên đến trường Bảo lo lắng và ông khuyên Bảo: "Con học ngoan nha con, không được quậy phá đó, nếu học ngoan thì chiều về cha mua cho con một cái đùi gà thật lớn có được không?" Bảo vui mừng và đáp: "Dạ, cha hứa nhé", lúc này Bảo cảm thấy vui hơn nhiều, nhưng đến khi cha dắt Bảo đến lớp Bảo bắt đầu rưng nước mắt, ông dắt Bảo vào chỗ ngồi Bảo khóc thật lớn và chạy lại ôm cha thật chặt: "Con trai của cha con ngoan học đi nhé" một lát sau Bảo hết khóc và bắt đầu chịu học rồi.

    Đến chiều khi Bảo đã học xong ông đã dắt Bảo đi mua một đùi gà thật lớn cho Bảo như đã nói Bảo vui và nói: "Cha ơi chúng ta mua về nhà rồi cả nhà ta cùng ăn chung nhé cha" Ông đồng ý và dắt Bảo về nhà cùng ăn gà với mẹ. Và cứ thế cho đến khi Bảo lớn đần, ngày một lớn tính cách của Bảo một thay đổi, Bảo không còn gần gũi với cha như trước nữa, và thay vài đó là Bảo ngày càng hư hỏng, chỉ biết ăn chơi và bắt đầu tập tành nói tục chửi thề. Là một học sinh giỏi nhất trường và nhận được học bổng cao, khi tới ngày tốt nghiệp cha của Bảo nói rằng: "Con trai ngày tốt nghiệp con muốn cha tặng cho con thứ gì?" Bảo trả lời mà không chần chừ: "Thế ngày đó cha mua cho con một chiếc xe hơi mua trần được không?" Ông trả lời: "Nếu con muốn thứ gì cha cũng cho con được hết. Và cái ngày tốt nghiệp đã đến, đang trong buổi phát biểu thì Bảo ngồi ở một góc riêng và cứ nhìn về hướng đằng sau nơi ngoài cửa, chỉ để xem cha có đến và đem chiếc xe hơi mua trần đến để tặng mình không, chờ mãi chẳng thấy ba đến, cho tới lúc tới lượt bảo lên phát biểu thì từ đằng xa Bảo và mọi người đều nhìn thấy bóng dáng của một ông già đang chạy đến trong vui mừng và đó là ông hai cha của Bảo, vì tưởng con trai đang chờ mình đến và ôm vào lòng nhưng.. khi thấy ông Bảo rất nhục nhã và tức giận vì ông không đem chiếc xe hơi đến mà chỉ cầm một quyển sổ trên tay mà chạy đến. Lúc này ông chạy lên nhưng Bảo lấy tay giựt nhanh quyển sổ đó, ông nhục nhã đứng cạnh cậu con trai ngoan hiền ngày nào mà giờ lại như vậy, hai bên má ông đã tuôn những giọt nước mắt đầy thất vọng, Bảo thấy nhưng vẫn đành câm nín mà gượng lại. Ông đành chạy về với cái chân đang bị thương, mặc dù vậy nhưng Bảo vẫn không thèm ngó ngàn và tới phớt lờ đi. Buổi lễ kết thúc Bảo quay về nhà với sự giận dữ, về đến nhà Bảo vào nhà mở cửa phòng của cha và giục cuốn sổ xuống sàn nhà và đi ra lấy tay đẩy cửa thật mạnh, không nói tiếng nào và quay về phòng. Những bộ đồ trong tủ và những thứ cần thiết Bảo lấy hết bỏ vào trong vali, đóng vali lại Bảo kéo đi và quyết định mình sẽ tự lập một mình với đôi bàn tay trắng. Vùng vằn kéo vali ra mẹ thấy và hỏi:" Con trai, con đang định đi đâu thế: "Bảo trả lời:" Con sẽ không ở nơi này nữa con sẽ tự lập một mình mà không cần ai giúp ", nghe thấy thế mẹ Bảo cầu xin Bão hãy ở lại và kêu Bảo đừng đi, nắm chặt tay kéo lại thì Bảo lấy tay mẹ ra và đi tiếp, nhưng mẹ lại kéo tiếp thì lần này Bảo xô mẹ ra khiến mẹ té xuống nhà mà đi trong tức giận. Tuy ở trong phòng, nhưng ông hai nghe thấy hết những gì con trai nói và làm, lòng ông đau như cắt chỉ buồn và khóc. Cứ nghĩ về lúc nó còn nhỏ đút cho nó ăn chơi đùa cùng nó và ru cho nó ngủ, nhưng những ngày tháng đó sẽ không quay trở lại nữa.

    Một thời gian dài, sau khi đi khỏi nhà thì thật sự là Bảo làm ăn rất thành đạt, từ một nhân viên què đến trưởng phòng, quản lí và tổng giám đốc. Việc làm của Bảo ngày càng phát tiển tốt. Nhưng từ khi đi đến giờ thì Bảo không một ngày nào điện về hỏi thăm cha và mẹ mình. Hằng ngày mẹ của Bảo đều điện cho Bảo để muốn hỏi thăm nhưng không bao giờ Bảo bắt máy, Ông hai và vợ lúc nào cũng ở nhà trông ngóng con về thăm nhà nhưng chưa một lần nào được thấy lại con mình. Vì mãi say xưa làm việc mà không quan tâm đến cha mẹ nữa, mẹ cứ điện cho Bảo nhưng những cuộc gọi đó đều vô nghĩa.

    Đến một ngày khi trong máy có quá nhiều cuộc gọi nhỡ Bảo bức bối vì đang có cuộc hợp quan trọng, mẹ điện tiếp điện đến khi nào con bắt thì thôi. Lúc này Bảo đã bắt máy, nghe giọng mẹ hấp tấp và rưng rưng nói:" Con trai! Sao thời gian qua con không điện về cho gia đình? "Bảo trả lời:" Con bận lắm mẹ à khi nào có thời gian rãnh con sẽ về "mẹ nói tiếp:" Con trai à con hãy mau về đi, hãy mau về đi con "Bảo vẫn nói là khi rãnh sẽ về nhưng lần này mẹ nói:" Con trai à, mau về đi con, cha đã mất rồi con mau về đây nhìn cha lần cuối đi con. "Lúc này Bảo không tin tai mình đã nghe những gì mẹ nói, và không muốn tin vào lời nói của mẹ vừa nói. Bải vội vã từ bỏ cuộc họp quan trọng và hấp tấp chạy về nhà trong sự hối hận của bản thân. Về đến trước cửa nhà, nhìn thấy các hàng xóm phụ nhau làm đám cho ông hai, mùi nhang mù mịt, ngay lúc này đây đôi mắt của Bảo đã tuôn rơi những giọt nước mắt hối hận và chạy vào bên trong nhà nhìn cha lần sau cuối. Cậu khóc rất nhiều nhưng có lẽ sau lần khóc này cậu đã mất cha mãi mãi, nhìn thấy mẹ ngồi ở góc tường khóc mà lòng Bảo quặn đau, Bảo chợt nhớ ra và chạy vào bên trong phòng của cha lấy quyển sổ mà cha tặng mình vẵn còn nằm ở dưới cái chỗ mình đã giục xuống vào ngày tốt nghiệp, mở ra cậu thấy có một lá thư của ông hai viết vội bằng những dòng chữ viết xệch xoạc:" Con trai của cha, cuốn sách này cha đã viết cho con cũng lâu rồi, nó nói về cách dạy con làm người con hãy đọc nó nhé, cha biết là cha không thể cho con tình yêu thương của cha đến cuối đời, nhưng cha rất tự hào về con trai của cha, cha rất vui vì con là đứa con duy nhất của cha và là bảo vật vô giá của cha. Và cha biết sau khi con đọc xong lá thư này thì chắc có lẽ cha đã không còn trên đời nữa, nhưng con hãy cố gắng chăm sóc bản thân mình và mẹ của con thật tốt nhé. À còn nữa ở trên góc cao của nhà có một cái hộp nhỏ con hãy lấy xuống và giữ thật kĩ nhé. Cha yêu con nhiều lắm con trai của cha.. . ". Đọc xong dòng thư ba viết, Bảo ôm quyển sách vào lòng và lật ra vài trang gần cuối, bất ngờ Bảo thấy một tấm set có ghi" Tặng con trai một tấm set hai trăm nghìn đô tương ứng với chiếc xe mua trần, nhưng trước khi lái xe hơi con hãy đọc quyển sách dạy con làm người này nhé, cha xin lỗi bởi vì ngày con tốt nghiệp cha không thể đến sớm được vì có một cuộc họp quan trọng, không phải cha chủ trì nhưng cha đã xin cơ quan nghỉ chỉ để đến với con ! ". Bảo khóc nức nở và tự trách bản thân rằng sao cái ngày đó Bảo không ôm chặt cha vào lòng chứ? Và Bảo đã làm như cha nói là lấy chiếc hộp có ghi con số 20 xuống và cũng giữ thật kĩ cái hộp tấm set trị giá hai trăm nghìn đô mà cha tặng, vì đó là món quà lớn nhất mà cha đã tặng mình. Bước ra ngoài, Bảo hỏi mẹ con số 20 này có ý nghĩa gì, mẹ nói:" Đó là con số minh chứng cho ngày đầu tiên con chào đời, cha và mẹ đã cất giữ nó được 20 năm rồi, cha con rất quý cái hộp này ". Và bước ra chỗ di ảnh của cha, đặt quyển sách và cái hộp lên trước di ảnh và nói:" Cha! Con xin lỗi vì lúc đó đã không ôm cha vào lòng và nói cảm ơn cha, là con bất hiếu đã không thể chăm sóc cha thật tốt, con rất tự hào vì có một người cha như cha con yêu cha nhiều lắm và con xin lỗi cha.."Những dòng nước mắt cứ rơi xuống bên má cùng những sự hối hận dần trôi đi, lúc bấy giờ Bảo cứ nghĩ về cái ngày còn nhỏ, ngày mà ba chơi đùa cùng mình, ăn cùng mình, ngủ cùng mình, làm ngựa cho mình cưỡi và kể chuyện cho mình nghe mỗi đêm. Những kí ức có cha mỗi đêm sẽ mãi không còn nữa!

    Thế đấy! Các bạn à cha mẹ lúc nào cũng yêu thương con của mình cả, cho dù là như thế nào, có ra sao thì cha mẹ vẫn là tấc cả.. Hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể, đừng để đến mất rồi mới biết hối hận và tự trách mình.. Hãy luôn quan tâm và trò chuyện với cha mẹ khi còn có thể đừng để mất họ rồi và nói thì họ sẽ không còn nghe thấy đâu.. Các bạn hãy nhớ nhé..
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng ba 2019
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...