Em ơi Hà Nội phố là tập trường ca của nhà thơ Phan Vũ, sáng tác năm 1972, khi Hà Nội đang ở trong giai đoạn căng thẳng nhất của chiến tranh, bị máy bay Mỹ leo thang đánh phá. Bài thơ gồm 443 câu, chia làm 21 đoạn. Nhà thơ viết về những ngày máy bay B52 Mỹ ném bom bắn phá Hà Nội, nhà ông ở phố Hàng Bún, gần nhà máy điện Yên Phụ. Đây cũng là bài thơ duy nhất về Hà Nội của nhà thơ Phan Vũ, mặc dù ông sáng tác rất nhiều. Thập niên 80, một lần, ba người con của Hà Nội là nhạc sĩ Phú Quang, nhà thơ Phan Vũ và nhạc sĩ Trần Tiến gặp nhau tại một sân khấu tại quận 3, TP Hồ Chí Minh. Nhà thơ Phan Vũ cao hứng đọc "Em ơi Hà Nội phố" cho nhạc sĩ Phú Quang nghe. Từ những giây phút đầu tiên nghe nhà thơ đọc, nhạc sĩ Phú Quang đã tìm thấy những cảm xúc chung, từ trái tim của một người con Hà Nội xa quê. Và ông đã nói với nhà thơ Phan Vũ là sẽ phổ nhạc cho bài thơ này, theo cách của mình. 21 câu thơ tiêu biểu nhất, đậm nét Hà Nội, có thể vẽ ra cho bất cứ ai hình dung về Hà Nội, đã được nhạc sĩ lựa chọn. Và thế là "Em ơi Hà Nội phố" ra đời. Bài hát của nhạc sĩ Phú Quang trích 21 câu, nhưng toát lên toàn bộ cảm xúc, tình cảm, nỗi nhớ, sự hoài niệm về Hà Nội những tháng năm xưa. Em ơi, Hà Nội phố là một trong những ca khúc có thể nói là hay nhất về Hà Nội. Giai điệu sâu lắng, mênh mông kết hợp với ca từ lãng mạn của nó đã làm say đắm biết bao người nghe, dẫu người nghe ấy có thể chưa một lần đặt chân tới miền đất linh diệu này của đất nước. Nhạc sĩ Phú Quang đã làm bài thơ sống mãi khi thổi hồn nhạc cho thơ. Một Hà Nội lung linh, đẹp tái tê như tranh Bùi Xuân Phái, với gam màu xám xanh, lặng lẽ, với những phố xá đặc trưng thời chiến tranh: căn nhà đổ, phố mồ côi vẫn vang vọng tiếng dương cầm, vẫn thoang thoảng mùi hoàng lan, mùi hoa sữa. Ca khúc "Em ơi Hà Nội phố" được rất nhiều ca sĩ thể hiện thành công, nhưng phải nghe Băng Kiều hát mới thấy xúc động. Dương như sự nhớ thương về miền đất linh thiêng cũ làm giọng hát anh trở nên đầy cảm xúc và bay bổng, như hồn người phiêu dạt đang tìm lại chốn quê nhà. Sự kết hợp của ba người con Hà Nội: nhà thơ Phan Vũ, nhạc sĩ Phú Quang & ca sĩ Bằng Kiều đã cho ra 1 nhạc phẩm tuyệt vời trường tồn với thời gian. Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố.. Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường.. Mời các bạn cùng lắng nghe: Lời bài hát Tôi sinh ra và lớn lên ở một con phố nhỏ phía sau ga Hàng Cỏ - phố Ngô Sĩ Liên. Hồi bé, cứ mùa hè về là tôi với lũ bạn bè cùng phố rủ nhau trèo lên những cây bàng xanh rợp lá chạy dọc theo con phố để tìm những quả bàng chín vàng rồi chia nhau ăn. Ngày đó, Hà Nội vẫn còn tàu điện leng keng. Nghỉ hè là ngày nào tôi cũng đi bộ từ nhà ra cửa Nam để đi tàu điện lên Bờ Hồ - tức là Hồ Gươm - rồi lại đi ngược về chỉ vì thích đi tàu điện. Sau này mãi tới năm 18 tuổi, tôi mới bắt đầu vào học trường Nhạc viện, bắt đầu có bạn gái. Lúc đó tôi mới cảm nhận được mùi thơm của hoa sữa trên đường Nguyễn Du, mới thấy vẻ đẹp cuối thu của Hà Nội khi lá cây bàng chuyển thành màu đỏ, mới biết hết vẻ đẹp của Hồ Tây mỗi khi chiều xuống. Những điều đó luôn khắc sâu trong tim tôi và là hành trang tôi mang theo trong suốt cuộc đời này.. Em ơi, Hà Nội phố.. Ta còn em mùi hoàng lan.. Ta còn em mùi hoa sữa.. Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ.. Ai đã chờ ai, tóc xõa vai người.. Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông.. Ta còn em góc phố mồ côi mùa đông.. Mảnh trăng mồ côi mùa đông.. Mùa đông năm ấy.. Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ.. Tan lễ chùa, sao còn vọng tiếng chuông ngân.. Ta còn em, một màu xanh thời gian.. Một chiều phai tóc em bay.. Chợt nhòa, chợt hiện.. Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố.. Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường.. Ta còn em, hàng phố cũ rêu phong.. Và từng mái ngói cô liêu.. Nao nao kỉ niệm.. Chiều hồ Tây lao xao hoài con sóng.. Chợt hoàng hôn về từ bao giờ.. Em ơi, Hà Nội phố.. Ta còn em mùi hoàng lan.. Ta còn em mùi hoa sữa.. Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ.. Ai đã chờ ai, tóc xõa vai người..