Em có về thôn trăng Tác giả: Đàm Huy Đông Quê hương là nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất nơi ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài.. Tình cảm với quê hương luôn luôn là tình cảm thiêng liêng, sâu đậm. Nhà thơ Đàm Huy Đông đã gửi tình yêu, nỗi nhớ của mình trong những vần thơ xúc động của Em có về thôn trăng. Trong bài thơ, kí ức tuổi thơ khét nắng của nhân vật trữ tình hiện lên qua những hình ảnh: đầu trần, chân đất, đòn roi, mảnh cơm cháy, phên dại rách, mưa xé nát bươm con ngõ.. Đó là những tháng ngày vất vả, lam lũ đã qua nhưng không thể phai nhòa trong kí ức nhà thơ. Nhân vật trữ tình đã lớn lên và trưởng thành trong khó khăn, đói nghèo, sự chắt chiu, chịu thương chịu khó suốt đời của mẹ.. Bức thông điệp mà tác giả gửi gắm trong bài thơ thật sâu sắc: Dù quê hương có nghèo khó thì khi trở về mỗi người vẫn cảm thấy bình yên, hạnh phúc; mỗi người cần phải bồi đắp, nuôi dưỡng tình yêu đối với quê hương, đất nước.. Em có về thôn trăng, Khúc sông cửa võng vắt qua làng như lụa, Phù sa in mặt người lam lũ, Truân chuyên vạt sóng đời người Mực mồng tơi nhoè tím tuổi thơ tôi Một tuổi thơ khét nắng, đầu trần chân đất, đòn roi. Ký ức hình mảnh cháy cơm sót lại đáy nồi, Phên dại rách mẹ lấy lưng che chỗ gió, Là những ngày mưa xé nát bươm con ngõ, rau tập tàng thay cơm. Tháng mười thắt eo lưng cây rơm, Tháng bảy bão qua xô nghiêng nhà, hất tung chái bếp bão mưa, đói nghèo không làm tắt được ngọn lửa hồng của mẹ tôi. Tôi lớn lên bằng con tôm, ngọn muống già, trái sấu non, đọt mùng tơi Bằng sự bòn nhặt suốt đời của mẹ Cánh cò vẫn trắng nguyên dẫu lời ru không giá thú Khóm xương rồng gai góc nở hoa. Mẹ còng lưng cho tôi đứng thẳng, Mẹ bấu víu vào đất quê nhà cho tôi đi xa. Em có về với giếng nước, gốc đa, Với những bức tường nước cốt trầu loang lổ, Với móm mém nụ cười, đôn hậu như trong câu chuyện cổ, Gáo nước mưa gội mát trưa hè. Thôn trăng – yêu được thì về.