Tản Văn Đừng Để Khó Khăn Đánh Gục Con Người Phi Thường Trong Bạn - Trương Thương

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Trương Thương, 22 Tháng mười hai 2018.

  1. Trương Thương

    Bài viết:
    8
    Những tấm bằng khen xếp một cách ngay ngắn cho đến khi đầy cả tủ mất rồi. Tôi kiêu hãnh đến nỗi ra đường chỉ có ngẩn cao đầu mà đi, bởi vì tôi biết trong thâm tâm tôi đã chiến thắng. Phải chăng khi leo lên đến mức cao nhất người ta vẫn chưa thỏa mãn, người ta vẫn muốn tạo ra một thứ gì đó cao hơn để chinh phục? Phải chăng chẳng bao giờ là quá đủ với một người? Tham vọng của con người quả là vô hạn. Tham vọng của tôi ngày ấy của tôi cũng thật quá lớn.

    Ở tuổi 18 tôi đã trải qua biết bao mưa gió, biết bao giông tố và bao lần lên đến đỉnh cao rồi bị vùi dập không thương tiếc. Đời chẳng cho không ai cái gì. Khi cuộc sống cho ta cái gì chắc hẳn cũng đã lấy đi của ta không ít. Ngày ấy, tôi luôn cố gắng để chứng minh cho mọi người thấy tiềm năng của mình qua những cuộc thi. Từ cấp tỉnh, cấp khu vực cho đến cấp quốc gia. Cho đến lúc tôi trở thành người đứng vị trí thứ nhất, cho đến khi tôi có một vị trí quan trọng nhất trong lòng thầy cô. Tôi vẫn chưa thỏa mãn. Bởi tôi muốn trở thành một người hoàn hảo, hoàn hảo về mọi mặt. Đó là suy nghĩ của tôi hay là do mọi người xung quanh áp đặt lên cho tôi, tôi cũng không biết nữa. Chỉ biết ngày ấy, những năm tháng mà người ta cho là thanh xuân tươi đẹp, tôi dành trọn để học hành, không chơi bời, không la cà trong những quán nước, không thơ thẩn trên con đường thành phố vào những buổi tối cuối tuần, không tham dự bất kì môn thể thao nào dù tôi cũng khá là giỏi thể thao. Ngủ vào lúc 11h rưỡi tối và dậy lúc 4h để học bài không phải là điều dễ dàng với một đứa học sinh lúc ấy. Nhiều lúc giật mình thức giấc lúc 2h sáng giữa cơn mưa nặng hạt, lòng trống vắng chỉ muốn òa khóc không có lí do mà cũng lê đến bàn lấy bở ra học bài.

    Khi cây nở hoa, mùa màng được gặt hái, tôi đạt giải nhì quốc gia, cái giải mà từ trước cho đến thời điểm ấy cũng như về sau, số lượng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Tôi sung sướng vô ngần, tôi nghĩ mọi thứ giờ thật hoàn hảo. Một học sinh gương mẫu, một đứa con ngoan làm ba má tự hào, một học trò xuất sắc trong mắt bạn bè và thầy cô. Tôi còn mong đợi gì nữa chứ. Phải, tôi chẳng mong đợi gì hơn, vì nó đã thật hoàn hảo, không vết tì. Nhưng lạ thật! Cảm giác vui sướng ấy tan nhanh như sương mù Hà Nội ngẩn ngơ khi thu về, chỉ kịp để lại chút luyến tiếc không thành lời cho lòng người. Sao lại thế nhỉ! Tôi tự hỏi với lòng sao cảm giác ấy qua đi quá nhanh như thế, và tôi chẳng còn cảm nhận nó vào những ngày sau như thế nào. Chẳng phải tôi đã rất cố gắng để có cái danh hiệu ấy hay sao. Cứ ngỡ như tôi sẽ mang cái niềm vui chiến thắng ấy lâu hơn mới phải chứ!

    Năm học 12 đến thật nhanh, một kì thi nữa lại bắt đầu. Cuộc chiến này kết thúc, cuộc chiến khác lại ập tới. Lần này vào đội tuyển quốc gia, thầy kì vọng tôi phải đạt giải nhất quốc gia. Sự kì vọng ấy như bậc thang nặng đè lên tâm trí, lê theo từng bước chân của tôi trong suốt 2 tháng học quốc gia. Nhiều lúc trong cơn mơ giật mình tự hỏi mình học như điên là vì cái gì, để được cái gì? Để được mọi người ngưỡng mộ, để đứng trên bục nhận những tấm bằng khen và những tràn vỗ tay của bạn bè. Chỉ thế thôi sao? Có những lúc bất lực chỉ muốn buông xuôi mặc kệ tất cả, mặc kệ ngày mai có bài kiểm tra, mặc kệ ngày mai học bài mới mà ngủ một giấc thật ngon. Ấy thế mà sự sợ hãi bị điểm kém lại mạnh mẽ hơn, đánh thức tôi phải tiếp tục học cho xong. Tôi tự hỏi phải chăng cảm giác chiến thắng một thứ gì đó là cảm giác nhất thời của con người? Những thứ đau khổ thường ở lại với chúng ta lâu hơn, thấm nhuần trong kí ức cả ta bền bỉ hơn? Và những giọt nước mắt thì đọng lại sâu trong khóe mắt hơn là nụ cười? Một cuộc sống chưa biết thế nào là vị cuộc đời đã lăn xả trên nền hạnh phúc mù quáng đến thế. Tự bao giờ.

    Niềm tin mọi người dành trọn cho tôi, ánh mặt mọi người đổ dồn cả vào tôi. Tôi sợ hãi thụt lùi lại trước những ánh mắt hi vọng ấy. Và rồi tôi thất bại. Hình tượng tôi cố xây đắp trong lòng mọi người đã tan vỡ rồi, hình tượng một người hoàn hảo ngày trước đã không còn sau một đêm. Cảm giác khi bạn leo lên đến đỉnh cao nhất được mọi người ngước nhìn ngưỡng mộ, bỗng nhiên bạn vấp ngã mà ngã thật đau, bị dìm xuống tận cùng của sự thất vọng, bạn cảm giác như thế nào? Cảm giác đó thực sự đáng sợ. Cảm giác như mất tất cả vậy. Chẳng ai muốn thất bại, muốn là người thua cuộc cả. Ai cũng muốn là người chiến thắng. Cái suy nghĩ tiêu cực như của một đứa trẻ nhỏ nhoi ấy, đứa trẻ ấy là sản phẩm thượng hạn của trường học, đứa trẻ tội nghiệp ấy coi thất bại là một thứ gì đó không được phép tồn tại. Người ta dạy nó thất bại là thứ gì đáng xấu hổ và nếu trong một cuộc thi anh thất bại anh chỉ là một kẻ thua cuộc mà thôi. Tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều, tôi đã phải ở một mình rất lâu để nghiệm ra rằng: Thất bại chỉ là một bước lùi tạm thời của thành công. Tại sao chúng ta không xem nó là một trạm dừng để hồi sức và rồi lại tiếp tục lên đường. Sau thất bại kì thi quốc gia năm lớp 12, tôi nghĩ đó là con đường cuối cùng của tôi. Nhưng làm gì có con đường nào là cuối cùng. Nơi người ta thường gọi là cuối con đường thực chất lại là nơi bắt đầu một con đường mới, tuy khó khăn hơn nhưng cũng đầy mật ngọt.

    Suốt ba năm cấp 3 mải miết chạy theo những cuộc thi, tôi biết đâu rằng mình đã bỏ qua nhiều thứ đến thế. Bỏ qua những buổi tối thơ thẩn ở quãng trường, những cuộc liên hoan vui nhộn, những chuyến đi của thanh xuân. Bao nhiêu lần từ chối cơ hội để lưu giữ lại từng kỉ niệm đẹp nhất thời học sinh. Bao nhiêu lần không dám nói ra mình thích ai đó cũng chỉ vì cái tiêu chuẩn sách vở áp đặt, cũng chỉ để dành thời gian cho việc học mà đánh mất đi mối tình đầu ngây thơ. Tôi đã luôn giữ quan điểm rằng việc học tập chẳng có gì là đáng tiếc cả. Cái tiếc là không dành thời gian thật nhiều để học. Và rồi tôi nhận ra cuộc sống không phải là một đường đua của những chú ngựa hiếu chiến, cũng không phải là mảnh đất màu mỡ cho những chú trâu chỉ biết đi cày. Nó là một quá trình. Vậy sao cứ phải chạy khi không có ai đuổi theo bạn?

    Bạn vấp ngã chẳng sao cả. Quan trọng là bạn biết đứng lên. Bạn không nằm ì ra đó chờ người ta dẫm đạp lên bạn. Tôi chợt nhận ra sau mỗi cuộc thi cái quan trọng nhất không phải là bạn đạt giải gì mà cái quan trọng nhất là bạn đã học được những gì từ nó. Để nhận thức được điều này với tôi là cả một quá trình gay go, phải đánh đổi bằng một cái giá thật đắt. Tuổi trẻ mà, vấp ngã rồi đứng lên, rồi vấp ngã rồi lại đứng lên. Chẳng có gì là hoản hảo cả, từ hoản hảo là một từ không tưởng hay nói thực là viễn tưởng đối với con người. Bạn biết không, trường học không phải là tiêu chuẩn kiểm tra sự hoàn hảo của bạn. Vì đơn giản chẳng có tiêu chuẩn nào như thế cả. Mỗi lần bạn vấp ngã là một cơ hội cho bạn hoàn thiện mình hơn để lần sau không phải ngã ở ngay chỗ ấy nữa. Nhiều lúc tự hỏi nếu không có thất bại trong kì thi quốc gia năm cuối cấp, cho đến bao giờ tôi mới nhận ra giá trị thực sự của cuộc sống, cho đến bao giờ tôi mới có thể trưởng thành được.

    Không có cuộc sống và sự nghiệp của ai là hoàn hảo cả. Mỗi người đều tự xây nên câu chuyện cho chính bản thân mình. Con đường không vết tỳ chưa chắc là con đường tốt nhất. Tôi cũng đã hoang mang đi tìm chân lý sống thực sự cho những năm tháng tuổi trẻ, một lần ngã đau đã thông suốt cái đầu óc ngu muội của tôi rất nhiều. Đương nhiên tôi chẳng hi vọng nó sẽ tái diễn một lần nữa, tuổi hai mươi có thể vẫn còn đứng lên một lần nữa đấy. Nhưng khi bước sang tuổi ba mươi điều thật khó có thể xảy ra. Học từ thất bại, đừng học từ thành công. Đó là câu nói của Jack ma mà tôi rất tâm đắc. Một lần vấp ngã, chính là một lần cơ hội để đứng lên. Vậy tại sao không thử một lần sai và đứng lên, như tôi đã từng..

    Hết.
     
    Hạ MẫnĐặng Châu thích bài này.
    Last edited by a moderator: 26 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...