Đứa Trẻ Suýt Hóa Người Vượn Và Con Tinh Tinh Tưởng Mình Là Người - Tri Ức

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi moctriuc, 8 Tháng tám 2021.

  1. moctriuc

    Bài viết:
    29
    ĐỨA TRẺ SUÝT HÓA NGƯỜI VƯỢN VÀ CON TINH TINH TƯỞNG MÌNH LÀ NGƯỜI

    [​IMG]

    Nếu phim ảnh là nguồn hướng dẫn đáng trông cậy, thì chúng ta có lý do để tin rằng một người trưởng thành trong tự nhiên, tách biệt với xã hội loài người sẽ hoàn toàn bộc lộ tính hoang dã và gần như không thể phân biệt được với những người anh em động vật của mình. Câu hỏi được đưa ra là: Điều ngược lại có thể đúng không? Nếu một con vật được đưa ra khỏi tự nhiên và được con người nuôi dưỡng không phải như một con vật cưng mà là một đứa trẻ, nó có hành động giống con người hơn không?

    Đó là điều mà cặp đôi tâm lý học Winthrop và Luella Kellogg đã tìm cách giải đáp vào ngày 26 tháng 6 năm 1931 khi họ nhận nuôi một chú tinh tinh con tên là Gua. Như được mô tả sau đó trong cuốn Hồ sơ Tâm lý, ý tưởng của họ là xem môi trường ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển. Liệu một con tinh tinh lớn lên giữa xã hội loài người có thể cư xử như một con người, hay thậm chí còn nghĩ rằng nó là một con người hay không? Từ thời sinh viên, Kellogg đã mơ ước được thực hiện một thí nghiệm như vậy. Ông thường bị mê hoặc bởi những đứa trẻ hoang dã, hoặc những đứa trẻ được nuôi dưỡng mà không có sự tiếp xúc của con người, đa phần là trong tự nhiên. Bỏ rơi một đứa trẻ trong vùng hoang dã sẽ là điều đáng trách về mặt đạo đức, Kellogg biết, vì vậy ông đã chọn thử nghiệm theo kịch bản ngược lại - đưa một động vật sơ sinh vào nền văn minh. Tuy nhiên, thí nghiệm phát triển theo chiều hướng kỳ lạ, khi nhà Kelloggs cũng có một đứa con trai sơ sinh tên là Donald khi họ bắt đầu nghiên cứu. Vì vậy, mặc dù mục tiêu ban đầu của dự án là xem một con tinh tinh có thể trở thành "con người" như thế nào nếu được nuôi trong môi trường con người, Gua và Donald về cơ bản đã được nuôi dưỡng như anh em ruột để so sánh sự phát triển của chúng.

    Thử nghiệm bắt đầu khi Gua được 7 tháng rưỡi khi, và Donald 10 tháng tuổi. Cả hai được nuôi dạy như anh trai và em gái hết mức có thể: Mặc quần áo và được huấn luyện giống nhau, ăn cùng một món ăn, tham gia cùng một hoạt động.. Trong 9 tháng tiếp theo, trong 12 giờ một ngày và bảy ngày một tuần, Kellogg và vợ đã tiến hành các cuộc kiểm tra không mệt mỏi đối với Donald và Gua để theo dõi các thông số khác nhau, về "huyết áp, trí nhớ, kích thước cơ thể, chữ viết nguệch ngoạc, phản xạ, nhận thức chiều sâu, giọng nói, sự vận động, phản ứng với cảm giác nhột, sức mạnh, sự khéo léo của tay, giải quyết vấn đề, nỗi sợ hãi, trạng thái cân bằng, hành vi chơi đùa, leo trèo, vâng lời, nắm bắt, lĩnh hội ngôn ngữ, phạm vi chú ý và những thứ khác", theo các tác giả của Hồ sơ Tâm lý. Điều xảy ra tiếp theo khiến Kelloggs ngạc nhiên một chút - Gua "thông minh" hơn Donald, ít nhất là lúc đầu.

    Khi còn dưới một tuổi, Gua thường xuyên xuất sắc trong các bài kiểm tra, trong khi "anh trai" của "cô" chật vật hơn. Tuy nhiên, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Rốt cuộc, những con tinh tinh lớn lên trong môi trường hoang dã cần phải phát huy trí thông minh nếu muốn tồn tại, ngay cả khi còn nhỏ. Để so sánh thì, trẻ sơ sinh của con người thực tế không có khả năng tự vệ và chống chọi cho đến khi chúng đạt, ờm, khoảng 23 đến 24 tuổi.

    Chỉ thực sự cho đến khi cả Gua và Donald hơn một tuổi, Donald mới bắt đầu có được lợi thế, vì ngôn ngữ bắt đầu đóng một vai trò trong sự phát triển và sự thể hiện trong các bài kiểm tra. Đồng thời, Gua tiếp tục chiếm ưu thế trong các bài tập thể chất như chạy và leo núi (ờm, không phải Trái Đất nói đâu). Suy cho cùng, như NPR lưu ý, Gua đã gặp phải một bức tường nhận thức: Không có sự huấn luyện hay nuôi dưỡng nào có thể vượt qua sự thật rằng, về mặt di truyền, "cô ấy" là một con tinh tinh. Như vậy, các tác giả của The Hồ sơ Tâm lý viết, thí nghiệm của Kelloggs "có lẽ đã thành công hơn bất kỳ nghiên cứu nào trước đó trong việc chứng minh những hạn chế về di truyền đối với một sinh vật bất kể những cơ hội về mặt môi trường cũng như thành tựu phát triển có thể đạt được trong môi trường trù phú đó." Kelloggs bắt đầu nhìn vào thực tế, họ nhận ra rằng Gua sẽ không đột nhiên có thể nói chuyện chỉ vì nó quanh quẩn với con người một chút. Nhưng họ hy vọng rằng tiếng lầm rầm và những âm thanh khác của Gua sẽ bắt đầu mô phỏng giọng nói của con người.

    Thí nghiệm dự kiến sẽ thực hiện trong 5 năm, nhưng đã kết thúc khá đột ngột và bí ẩn ở tháng thứ 9. Như các tác giả của Hồ sơ Tâm lý mô tả: "Mối quan tâm cuối cùng của chúng tôi là tại sao dự án lại đột ngột kết thúc? Chúng tôi chỉ được biết rằng nghiên cứu đã kết thúc vào ngày 28 tháng 3 năm 1932, khi Gua được đưa trở lại thuộc địa linh trưởng Orange Park thông qua một quá trình phục hồi dần dần. Còn về lý do tại sao thì Kelloggs - những người rất tỉ mỉ về rất nhiều mặt khác lại bỏ ngõ, để lại độc giả trong rất nhiều suy đoán. Có thể đơn giản là hai nhà khoa học đã kiệt sức sau 9 tháng không ngừng nuôi dạy con cái và làm việc khoa học. Có thể là Gua ngày càng trở nên mạnh mẽ và khó quản lý hơn, và bà và Tiến sĩ Kellogg sợ rằng" cô ấy "có thể làm hại người anh trai của mình. Cuối cùng, một khả năng khác: Trong khi Gua không có dấu hiệu học tiếng người, anh trai Donald của cô đã bắt đầu bắt chước âm thanh của tinh tinh."

    Sau này nghiên cứu được chính hai nhà khoa học tưởng thuật lại trong cuốn "The Ape and the Child" (Con vượn và Đứa trẻ). Sau khi tách ra, Donald đã thay đổi được những thói quen xấu như loài tinh tinh, khả năng nhận thức và ngôn ngữ cũng được phát triển nhanh chóng và bắt kịp với những đứa trẻ khác trong cùng độ tuổi, thậm chí còn thông minh hơn và trở thành một bác sĩ tâm thần sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa của Harvard. Gua, ngược lại, sau khi được trả lại trung tâm linh trưởng ở Orangery, Florida - nơi "cô" được nhận nuôi và tiếp tục được nuôi bởi chính cha me ruột của mình, đã không thể loại bỏ những thói quen sinh hoạt hình thành trước đó và không chịu được cuộc sống trong những lồng sắt. Tâm lý "cô" ngày càng bất ổn vì không biết phải cư xử như những gì được dạy khi là một đứa trẻ ở nhà cha mẹ nuôi hay như những con tinh tinh khác, chưa đầy một năm sau khi bị rời khỏi "gia đình", "cô" đã chết vì bệnh viêm phổi khi vừa bước sang tuổi thứ ba.

    Thí nghiệm này vẫn gây ra nhiều tranh cãi và chỉ trích cho tới ngày nay.

    Nguồn: Dịch và tổng hợp
     
    Thiên Túc thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...