Đọc hiểu Quê hương - Nguyễn Đình Huân: Quê hương là một tiếng ve

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 21 Tháng mười 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,906
    Đọc hiểu văn bản: Quê hương - Nguyễn Đình Huân

    Đề 1

    Đọc văn bản sau:

    Quê hương là một tiếng ve

    Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

    Dòng sông con nước đầy vơi

    Quê hương là một góc trời tuổi thơ

    Quê hương ngày ấy như mơ

    Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

    Quê hương là tiếng sáo diều

    Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

    Quê hương là phiên chợ quê

    Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

    Quê hương là một tiếng gà

    Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

    Quê hương là cánh đồng vàng

    Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

    Quê hương là dáng mẹ yêu

    Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về

    Quê hương nhắc tới nhớ ghê

    Ai đi xa cũng mong về chốn xưa

    Quê hương là những cơn mưa

    Quê hương là những hàng dừa ven kinh

    Quê hương mang nặng nghĩa tình

    Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời

    Quê hương ta đó là nơi

    Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

    ( Quê Hương -Nguyễn Đình Huân)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của văn bản.

    Câu 2. Bài thơ viết về đề tài gì? Đề tài đó mới lạ hay quen thuộc? Em hãy kể tên một số bài thơ cùng đề tài?

    Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản.

    Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: "Quê hương là cánh đồng vàng/

    Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều"?

    Câu 5. Anh/ chị rút ra được thông điệp gì từ văn bản? Lí giải lí do chọn thông điệp?


    Gợi ý đọc hiểu:

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Thể thơ: Lục bát (mỗi cặp gồm: Câu trên 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng).

    Câu 2.

    - Bài thơ viết về đề tài quê hương.

    - Đây là đề tài quen thuộc, rất nhiều nhà thơ đã viết về đề tài này.

    - Những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài quê hương: Bài học đầu cho con (Đỗ Trung Quân) ; Quê hương (TếHanh) ;..

    Câu 3.

    - Biện pháp tu từ cú pháp điệp cấu trúc câu: Cấu trúc câu được lặp lại nhiều lần: "Quê hương là.." + danh từ, cụm danh từ làm vị ngữ

    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh vẻ đẹp, sự phong phú bất tận của quê hương.

    + Khẳng định vai trò của quê hương trong đời sốngtinh thần của mỗi người.

    + Thể hiện tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với quê hương mình.

    + Tăng tính nhạc, tạo giọng điệu ngân nga, da diết cho lời thơ.

    Câu 4.

    "Quê hương là cánh đồng vàng

    Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều"

    Được hiểu là:

    + Quê hương được mở ra với bề rộng là "cánh đồng vàng" mênh mang lúa chín; chiều cao bầu trời thoảng thơm hương lúa.

    + Câu thơ thể hiện vẻ đẹp, sự giàu có của quê hương và thái độ trân quý, tự hào, tình yêu quê hương của tác giả.

    Câu 5.

    - Thông điệp: Quê hương là cội nguồn, là nơi mỗi người sinh ra, lớn lên, nơi ta gắn bó, hãy hướng về quê hương bằng tình cảm yêu mến, tự hào.

    (Hoặc: Mỗi người cần biết hướng về quê hương, nguồn cội; mỗi người cần gắn bó với quê hương, có trách nhiệm xây dựng quê hương)

    - Lí giải:

    + Cần nuôi dưỡng tình yêu quê hương, hướng về quê hương vì đó là nơi có cha mẹ, có những người thân yêu, là nơi mà những giá trị vật chất tinh thần của cha ông để lại đã nuôi dưỡng ta lên người; là nơi tâm hồn mỗi người trở nên bình yên, ấm áp mỗi khi trở về, là nơi thôi thúc chúng ta học tập, lao động để cống hiến..

    + Nếu không biết yêu, biết hướng về quê hương, con người chỉ là những kẻ vô tâm, đáng trách.

    Xem tiếp bên dưới: Đề 2
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng năm 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,906
    Đề 2

    Đọc văn bản sau:

    Quê hương là một tiếng ve
    Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
    Dòng sông con nước đầy vơi
    Quê hương là một góc trời tuổi thơ
    Quê hương ngày ấy như mơ
    Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
    Quê hương là tiếng sáo diều
    Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
    Quê hương là phiên chợ quê
    Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
    Quê hương là một tiếng gà
    Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
    Quê hương là cánh đồng vàng
    Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
    Quê hương là dáng mẹ yêu
    Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về
    Quê hương nhắc tới nhớ ghê
    Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
    Quê hương là những cơn mưa
    Quê hương là những hàng dừa ven kinh
    Quê hương mang nặng nghĩa tình
    Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
    Quê hương ta đó là nơi
    Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

    ( Quê Hương -Nguyễn Đình Huân)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1:
    Căn cứ để em xác định được thể thơ của bài thơ trên là gì?

    Câu 2: Khái quát nội dung của bài thơ.

    Câu 3: Cụm từ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Theo em, đó là biện pháp nghệ thuật gì?

    Câu 4: Tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong hai dòng thơ sau và cho biết việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu có tác dụng gì? :

    Quê hương là dáng mẹ yêu

    Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về

    Câu 5: Theo em, quê hương có vai trò như thế nào đối với mỗi người? Hãy viết 5 - 7 dòng thể hiện vai trò đó.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1:

    - Thể thơ của bài thơ: Lục bát.

    - Căn cứ để em xác định được thể thơ của bài thơ trên là dựa vào số tiếng trong mỗi cặp thơ: Câu trên 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng; bài thơ gồm nhiều cặp lục bát nối nhau.

    Câu 2: Khái quát nội dung của bài thơ:

    Bài thơ là những cảm nhận về quê hương của nhân vật trữ tình: Quê hương thật giàu đẹp, yên bình. Qua đó, bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, niềm ngợi ca, tự hào của tác giả đối với quê hương mình.

    Câu 3:

    - Cụm từ được lặp lại nhiều lần trong bài: "Quê hương là".

    - Theo em, đó là biện pháp nghệ thuật điệp ngữ. Với phép điệp ngữ "quê hương là", bài thơ nhấn mạnh vẻ đẹp và sự trù phú của quê hương, khẳng định vai trò của quê hương trong đời sống tinh thần mỗi người, thể hiện tình yêu quê hương của tác giả đồng thời tăng tính nhạc cho lời thơ.

    Câu 4:

    Quê hương là dáng mẹ yêu

    Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về.


    Cụm danh từ: Dáng mẹ yêu,

    Cụm động từ: Liêu xiêu đi về

    - Tác dụng: Sử dụng cụm danh từ "dáng mẹ yêu" với danh từ trung tâm "dáng mẹ" và tính từ bổ sung ý nghĩa "yêu" giúp biểu đạt được tình cảm của nhân vật trữ tình với người mẹ của mình.

    Sử dụng cụm động từ "liêu xiêu đi về" với động từ trung tâm "đi" và các từ bổ trợ "liêu xiêu" "về" vừa gợi lên bóng dáng có phần lẻ loi, mệt mỏi của người mẹ, vừa gợi lên hướng đi của mẹ "đi về".

    Câu 5: Đoạn văn: Vai trò của quê hương

    Quê hương có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Quê hương nuôi lớn mỗi người từ những giá trị vật chất, tinh thần mà con người trong quá khứ và hiện tại tạo nên. Miếng cơm ta ăn, dòng nước ta uống, chẳng phải có bàn tay ông bà, mẹ cha, và những người nông dân vun vén, đắp bồi đó sao? Quê hương còn là tất cả những gì bình yên, ấm áp để mỗi chúng ta khi nhớ về đều cảm thấy bồi hồi, nhớ thương. Quê hương nuôi dưỡng cảm xúc tinh thần, giúp con người gắn bó với những sự vật bình dị nơi quê nhà. Hai tiếng thân thương ấy còn thôi thúc mỗi người cố gắng học tập, lao động, sáng tạo để trở về xây đắp quê hương. Quê hương gắn kết mỗi chúng ta với những người thân yêu, thầy cô, bè bạn, nuôi dưỡng kỉ niệm, giúp ta biết sống trọng tình nghĩa, cội nguồn..
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng năm 2023
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,906
    Đề 3

    Đọc văn bản sau:

    Quê hương là một tiếng ve
    Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
    Dòng sông con nước đầy vơi
    Quê hương là một góc trời tuổi thơ
    Quê hương ngày ấy như mơ
    Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
    Quê hương là tiếng sáo diều
    Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
    Quê hương là phiên chợ quê
    Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
    Quê hương là một tiếng gà
    Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
    Quê hương là cánh đồng vàng
    Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
    Quê hương là dáng mẹ yêu
    Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về
    Quê hương nhắc tới nhớ ghê
    Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
    Quê hương là những cơn mưa
    Quê hương là những hàng dừa ven kinh
    Quê hương mang nặng nghĩa tình
    Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
    Quê hương ta đó là nơi
    Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

    ( Quê Hương -Nguyễn Đình Huân)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1.
    Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? Xác định hình tượng trử tình (đối tượng trữ tình) trong bài thơ trên?

    Câu 2. Các phương thức biểu đạt trong bài thơ trên là gì?

    Câu 3. Những hình ảnh nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh người mẹ? Tình cảm mà nhân vật trữ tình dành cho mẹ trong cặp lục bát saulà tình cảm như thế nào:

    Quê hương là dáng mẹ yêu

    Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về.


    Câu 4. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ sau:

    Quê hương là cánh đồng vàng

    Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

    Quê hương là tiếng sáo diều

    Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê


    Câu 5. Em hãy nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình.

    Câu 6. Bài thơ gợi trong em tình cảm gì với quê hương. Viết đoạn 5 - 7 dòng biểu đạt tình cảm đó.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1.

    - Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là "tôi"

    - Hình tượng trử tình (đối tượng trữ tình) trong bài thơ trên là: Quê hương

    Câu 2. Các phương thức biểu đạt trong bài thơ trên là: Biểu cảm, miêu tả

    Câu 3.

    - Những hình ảnh trong bài thơ gợi lên hình ảnh người mẹ: Lời ru, mong mẹ, dáng mẹ yêu, áo nâu, nón lá, liêu xiêu

    - Tình cảm mà nhân vật trữ tình dành cho mẹ trong cặp lục bát:

    Quê hương là dáng mẹ yêu

    Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về.


    Qua những từ ngữ như "dáng mẹ yêu", "áo nâu", "nón lá", "liêu xiêu" người đọc có thể nhận thấy tình cảm yêu mến của nhân vật trữ tình dành cho mẹ. Trong tâm trí của nhân vật trữ tình, mẹ hiện lên với vẻ đẹp giản dị, chân chất của áo nâu, nón lá. Mẹ cũng hiện lên với dáng vẻ nhỏ bé, liêu xiêu trên đường. Vì vậy sau câu thơ, còn là cảm xúc ngậm ngùi, thương mẹ của người con khi nhớ về bóng dáng tội nghiệp, liêu xiêu trong nắng chiều của mẹ.

    Câu 4.

    Quê hương là cánh đồng vàng

    Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

    Quê hương là tiếng sáo diều

    Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê


    - Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ: "Quê hương là"; liệt kê: Cánh đồng, hương lúa, tiếng sáo, cánh cò..

    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh vẻ đẹp, sự phong phú bất tận của quê hương.

    + Khẳng định vai trò của quê hương trong đời sốngtinh thần của mỗi người.

    + Thể hiện tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với quê hương mình.

    + Tăng tính nhạc, tạo giọng điệu ngân nga, da diết cho lời thơ.

    Câu 5.

    - Tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình được thể hiện qua các từ ngữ biểu đạt cảm xúc như "nhớ ghê", "mong về", "nhớ về", từ ngữ cảm thán như "đẹp xinh tuyệt vời" cùng các biệp pháp nghệ thuật như phép điệp "quê hương là", phép liệt kê hàng loạt các hình ảnh của quê hương..

    - Qua đó, có thể thấy tác giả có tình yêu quê hương da diết, đậm sâu; tác giả luôn tự hào về vẻ đẹp của quê hương mình.

    Câu 6. Bài thơ gợi trong em tình cảm gì với quê hương. Viết đoạn 5 - 7 dòng biểu đạt tình cảm đó.

    Bài thơ khơi dậy trong em tình yêu, sự gắn bó đối với quê hương mình. Từ bài thơ, em cũng có thể nhận thấy vẻ đẹp của quê hương em qua các cảnh vật gần gũi, quen thuộc: Cánh đồng, con đường, dòng sông, rặng tre, hàng dừa.. để em thêm yêu quý những cảnh vật bình dị ấy, yêu những người thân, gia đình, bè bạn. Bài thơ còn khơi dậy trong em nhận thức về trách nhiệm của mình với quê hương. Để xây dựng quê hương giàu đẹp, em sẽ cố gắng học tập, tu rèn để chuẩn bị những hành trang vững vàng cho cuộc sống tương lai, để có thể làm giàu cho bản thân, gia đình, cho quê hương.
     
    Annie Dinh, chiqudollLieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...