Chơi Bitcoin ở Việt Nam có hợp pháp không?

Thảo luận trong 'Kiếm Tiền' bắt đầu bởi Crypto, 26 Tháng mười một 2015.

  1. Crypto The Very Important Personal

    Bài viết:
    41
    Quy định của pháp luật về tiền điện tử ở Việt Nam

    Ngày nay, các lĩnh vực đầu tư kinh doanh mạo hiểm ngày càng phát triển. Nhiều người bắt đầu chú ý đến những ngành thuộc lĩnh vực này như chứng khoán, bất động sản hay tiền ảo.

    Nếu như chứng khoán và bất động sản đã dần quá quen thuộc với thị trường Việt Nam thì tiền ảo còn là một ngành nghề khá mới lạ, thu hút nhiều người đầu tư, kinh doanh vào tiền ảo.

    Thế nhưng lại có nhiều câu hỏi xoay quanh tiền ảo, đặc biệt là các vấn đề pháp lý liên quan. Vậy thì cụ thể, Việt Nam có quy định như thế nào về tiền ảo, tiền điện tử? Hãy thử tìm hiểu trong bài viết này nhé!


    Tiền điện tử là gì?

    Trước khi đầu tư hay kinh doanh bất cứ thứ gì thì bạn điều cần phải tìm hiểu nó một cách rõ ràng đúng không? Vậy thì tiền điện tử là gì?

    [​IMG]

    Tiền điện tử, hay còn gọi là tiền ảo, là một loại tiền phát triển trên internet, xây dựng dựa trên nền tảng blockchain. Tiền điện tử không có thực thể, chỉ tồn tại ở khoảng không gian trên mạng và chủ yếu chỉ được giao dịch qua các nền tảng sàn giao dịch tiền ảo, tiền điện tử.

    Thật ra, hiện nay có nhiều người bị lẫn lộn giữa tiền điện tử, tiền ảo. Tiền điện tử chia thành ba loại, một là tiền điện tử pháp định - đây là loại tiền duy nhất được chính phủ công nhận. Bạn có thể hiểu đơn giản, tiền điện tử này chính là tiền số của các ngân hàng số hóa, những khoản tiền tồn tại trong thẻ ATM, tài khoản ngân hàng của bạn. Loại thứ hai là tiền ảo - những loại tiền tồn tại trên không gian mạng với một mục đích nhất định, như các loại tiền xu ảo dùng để chơi game. Và loại thứ ba chính là tiền mã hóa, hay crypto, là một dạng tài sản ảo được trao đổi và giao dịch.

    Rất rõ ràng, tiền ảo hay tiền điện tử được đề cập trong việc kinh doanh này chính là tiền mã hóa, crypto.


    Quy định về tiền điện tử tại Việt Nam

    Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các quy định cân nhắc về tiền điện tử, có quốc gia hoàn toàn chấp nhận, có quốc gia lại hoàn toàn cấm cửa loại tiền này. Tại Việt Nam, vấn đề pháp lý của tiền điện tử được cân nhắc rất nhiều.

    [​IMG]

    Ngày trước, không quá nhiều người quan tâm đến vấn đề này, và các quy định liên quan của chính phủ với tiền điện tử hay tiền ảo cũng còn khả lỏng lẻo. Tuy nhiên, khi mà nhiều người nhắm vào việc đầu tư tiền ảo hơn, thì số lượng người quan tâm đến các vấn đề này cũng ngày càng tăng, và chính sách quản lý của nhà nước cũng được xây dựng lại, thắt chặt hơn.

    Được biết trước đây, có một quy định được ban hành, cụ thể là từ ngày 1/1/2018 thì Bitcoin - đồng tiền vua của giới crypto bị cấm sử dụng tại Việt Nam. Điều này khiến nhiều người kinh doanh, đầu tư tiền ảo bắt đầu hoang mang, không biết thông tin này có đúng sự thật hay không? Và việc cấm sử dụng như thế cụ thể là cấm sử dụng như thế nào, chỉ gồm Bitcoin hay bao hàm tất cả đồng tiền khác?

    Để tìm hiểu về vấn đề này, mình xin cung cấp một số thông tin như sau.


    Thứ nhất, vấn đề tiền ảo trong quy định về tiền tệ Việt Nam.

    Căn cứ Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng nhà nước có nội dung như sau: "Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam". Đồng thời, tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng: Tiền ảo không phải là một loại tài sản được công nhận theo luật Dân sự Việt Nam.

    Điều này có nghĩa là, các quan hệ mang tính chất dân sự như sở hữu, thừa kế, hợp đồng hay tranh chấp liên quan đến tiền ảo đều sẽ bị bỏ ngỏ không xử lý được. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề bất cập trong việc xử lý các tranh chấp liên quan đến tiền ảo.


    Thứ hai, vấn đề cấm phát hành, cung ứng và sử dụng tiền

    Như đã ghi rõ, tiền ảo không được công nhận là một loại tài sản tại Việt Nam, đồng thời cũng không đảm nhiệm bất cứ một chức năng thanh toán nào khác. Tại khoản 6, khoản 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

    "6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này."


    [​IMG]

    Theo quy định này, tiền ảo không nằm trong bất kỳ loại hình thanh toán nào thuộc các loại hình nằm trong khoản 6, nghĩa là khi sử dụng tiền ảo để làm phương tiện thanh toán thì sẽ phạm vào khoản 7, nghĩa là phương tiện thanh toán này là phương tiện bất hợp pháp.

    Để cung cố hình phạt và răng đe cho quy định này, nhà nước Việt Nam đã phát hành thêm một điều lệ tại Khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cụ thể quy định các mức phạt hành chính, phạt tiền cho những người trái quy định khi cố ý sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán.

    Rất rõ ràng, chính phủ Việt Nam hoàn toàn không công nhận tiền ảo như một phương tiện thanh toán, nếu ai cố ý làm trái, cung ứng, sử dụng trái phép tiền ảo với mục đích này thì sẽ được xem là vi phạm pháp luật và sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.


    Thứ ba, bán tiền ảo trên các sàn giao dịch tiền ảo có hợp pháp hay không?

    Nếu như tiền ảo không được sử dụng như một dạng thanh toán, nhưng trong tay bạn hiện đang sở hữu tiền ảo, và bạn muốn bán nó trên các sàn giao dịch điện tử thì điều này có trái pháp luật hay không?

    Cụ thể hiện tại vẫn chưa có văn bản nào quy định rõ ràng việc bán tiền ảo trên sàn giao dịch - như một phương thức đầu tư kinh doanh là phạm pháp. Tuy nhiên đây là một vấn đề nhạy cảm và cần thắt chặt liên quan đến các tội phạm rửa tiền, tội phạm công nghệ cao. Bởi vì không có văn bản quy định cụ thể, nên vấn đề phát sinh ra thật sự rất nhiều. Có nhiều người đã lợi dụng lỗ hổng này để thành lập các công ty ma để đầu tư tiền ảo, sau đó chiếm đoạt khoảng vốn kêu gọi được. Vì thế mà dịch vụ kinh doanh tiền ảo đang dần dần trở thành một lĩnh vực được cảnh báo.

    Cũng vì thế mà tuy việc kinh doanh tiền ảo hoàn toàn không cấm tại việc nay, nhưng ngân hàng nhà nước không khuyến khích mọi người tham gia vào bởi mức độ mạo hiểm cao, rủi ro rất nhiều.


    Thứ tư, có thể đầu tư kinh doanh tiền ảo (bitcoin hay crypto) hay không?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Trong phương diện đầu tư và kinh doanh, tiền ảo chưa từng bị cấm hay có một văn bản pháp luật chính thống nào quy định về việc này.

    Trên cơ bản, mọi người vẫn có thể xem tiền ảo như một lĩnh vực đầu tư và kinh doanh. Tuy nhiên phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật.

    Vì bộ luật Dân sự không công nhận tiền ảo là một loại tài sản, nên tiền ảo không phải là đối tượng bị đánh thuế, nhưng việc kinh doanh lại khác, và phải tùy các trường hợp khác nhau.

    Nhìn chung, việc kinh doanh tiền ảo vẫn như những phương thức đầu tư khác, chỉ là mang tính rủi ro cao, mạo hiểm cao. Tuy nhiên, dù rằng không công nhận là tài sản, nhưng khi đầu từ kinh doanh, bạn không được vi phạm bất cứ điều luật nào tại Việt Nam, nếu không bạn vẫn sẽ bị xử lý như thường.

    Tuy nhiên, dù không nằm trong các loại hình đầu tư bị cấm tại Việt Nam, nhưng chính phủ Việt Nam cũng chẳng có quy định rõ ràng nào về việc bảo hộ kinh doanh tiền điện tử, tiền ảo. Điều này có nghĩa rằng, một khi bạn xảy ra bất cứ tranh chấp nào liên quan đến tiền ảo, thì có thể giao dịch của bạn sẽ được xem là giao dịch vô hiệu.


    Kết luận

    Nhìn chung, vấn để quản lý và quy định về tiền điện tử, tiền ảo tại Việt Nam còn khá phức tạp và chưa thật sự chặt chẽ. Thế nên khi bạn quyết định đầu tư vào tiền điện tử thì bạn phải thật cẩn thận với những quyết định đầu tư này, đảm bảo không vi phạm quy định pháp luật. Bởi vì xung quanh vấn đề đầu tư tiền ảo này thật sự nảy sinh rất nhiều các vấn đề liên quan, ảnh hưởng cực lớn đến những người đầu tư, và kinh doanh trong cùng lĩnh vực, nhất là vấn đề tội phạm.

    Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, không phải tự nhiên mà tiền ảo bùng nổ như thế - có thể nói hiện tại đây là một ngành nghề phát triển cực nhanh và kiếm lời cao, đi kèm với rủi ro cực cao.

    Bất kể khi nào mà bạn muốn đầu tư về một lĩnh vực nào đó thì hãy cố gắng tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan nhé.

    Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp đủ các thông tin cho các bạn tham khảo!

    Swaka Nguyệt Lam.
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng mười một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...