Review Truyện Đời Người Qua Cuộc Bể Dâu - Chu Minh Khôi

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Nguyen Huong, 13 Tháng tư 2020.

  1. Nguyen Huong

    Bài viết:
    449
    "Đời người qua cuộc bể dâu" – "Hồn" của dải đất miền trung qua câu chuyện kể về một gia đình

    [​IMG]

    "Đời người qua cuộc bể dâu"

    "Đời người qua cuộc bể dâu" – là cuốn sách xuất bản năm 2018 của Chu Minh Khôi. Đó là câu chuyện kể về gia đình ông Nguyễn Hắc Long và bà Võ Thị Lan, cùng các con cháu. Điều đặc biệt ở cuốn sách này là chỉ là một câu chuyện về một gia đình nhưng tác giả Chu Minh Khôi lại kể cho chúng ta về con người Huế, tính cách Huế, những truyền thuyết về các địa danh của Huế như phá Tam Giang, chùa Thiên Mụ, dòng sông Hương thơ mộng, và hơn tất cả anh đã miêu tả được cái "hồn" của dải đất miền Trung với những câu văn đầy hình ảnh.

    Những con chữ vẽ nên miền trung trong thời khói lửa

    Tôi rất thích đọc đoạn anh viết về con sông La:

    "Nhắc đến sông La là nhắc đến bản tình ca sông nước, đang vỗ nhịp cùng nhịp đi của bao người, với hình ảnh người con gái quần the áo lụa trong chiếc thuyền thơ của thi sĩ Huy Cận. Nhân chứng giờ giờ đã trôi theo dòng thời gian, nhưng câu thơ vang ngân và bóng hình quê hương, sông nước, vẻ đẹp của cô gái chèo thuyền trên dòng sông La trong áng mây tà vẫn hiện hữu."


    [​IMG]

    Hay khi anh viết về chùa Thiên Mụ:

    "Dòng Hương giang như một dải lụa xanh dịu dàng vắt qua kinh thành. Soi bóng xuống dòng Hương, tháp Phước Duyên đứng sừng sững, uy nghi và cổ kính, lồng lộng giữa không gian mây nước, giữa khói sương, giữa mênh mang dâu bể và lòng người".


    Không chỉ là vẽ nên Huế mộng mơ, mà còn khắc những đau thương do chiến tranh vào tim

    Theo câu chuyện kể của anh, chúng ta gặp lại cả một thời hào hùng nhưng đầy đau thương mất mát của người dân nơi đây. Có lẽ bởi anh là nhà báo nên cách kể chuyện đầy sống động và vẫn còn nguyên tính thời sự, dù là câu chuyện của vài chục năm về trước.

    Câu chuyện kể về gia đình của một chiến sĩ cách mạng bị địch bắt ở phá Tam Giang năm 1949. Ông bị giặc Pháp đem ra xử tử gần chùa Thiên Mụ. Sau đó, chúng ném thi thể ông xuống sông Hương. Sự biến này đã khiến một gia tộc ly tán nhiều phương, chịu bao thăng trầm "thiên di theo vận nước". Cuốn sách được tác giả Chu Minh Khôi ghi lại theo lời kể của một người con trai trong gia đình, ông nguyễn Đức Thành.


    Cuốn sách có 7 chương

    Thiên di theo vận nước


    • Người Huế trong cuộc bể dâu
    • Linh thiêng tiếng chuông chùa Thiên Mụ
    • Quê ngoại bên dòng sông la
    • Đến sông La chiêm bái chùa Am
    • Kí ức của một người lính
    • Người đi xây đồn biên phòng.

    Mỗi một địa danh được nhắc đến trong cuốn sách đều được Chu Minh Khôi tìm hiểu sâu sắc và chia sẻ cùng bạn đọc, bởi vậy cuốn sách không chỉ là một câu chuyện về một gia đình, mà còn giúp độc giả khám phá miền Trung, kinh thành Huế, và những truyền thuyết đầy tự hào toát lên cái "hồn" của dải đất miền Trung.
     
    Nghiên Di, Hạ Quỳnh LamBụi thích bài này.
    Last edited by a moderator: 13 Tháng tư 2020
  2. Nguyen Huong

    Bài viết:
    449
    Đôi nét về tác giả Chu Minh Khôi

    [​IMG]

    Nhà thơ nhà báo Chu Minh Khôi sinh năm 1972 tại Hải Hậu Nam Định. Ngay từ những năm 1994-1999 anh đã có rất nhiều bài thơ đăng các báo Hoa Học Trò, Áo Trắng, Mực Tím. Chu Minh Khôi là đại biểu dự Hội nghị Nhà văn trẻ toàn quốc lần thứ 6 (năm 2001). Anh đã xuất bản tập thơ nổi tiếng "Ly cà phê tháng tư" nhà xuất bản Lao động năm 2014. Thơ Chu Minh Khôi luôn có điểm đặc biệt không thể lẫn với các nhà thơ khác. Hiện nay anh là một phóng viên có uy tín của Thời báo kinh tế Việt Nam và là một nhà thơ được độc giả mến mộ và yêu thích.
     
  3. Phamdiep

    Bài viết:
    1
    Bài viết có bố cục mạch lạc, súc tích ngắn gọn, cho ta tổng quan nhất về 1 cuốn sách. Cảm ơn tác giả đã review
     
    Nguyen Huong thích bài này.
  4. Nguyen Huong

    Bài viết:
    449
    Cảm ơn bạn đã đọc và bình luận nhé
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...