Đọc hiểu: Tiếng ru - Tố Hữu - Trắc nghiệm kết hợp tự luận - Đọc đoạn trích sau: (1)Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. (2)Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng Một người – đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! (Trích Tiếng ru – Tố Hữu) Chọn đáp án đúng: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Tự do C. Sáu chữ D. Tám chữ Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là: A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả Câu 3. Các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau là gì? Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời A. Nhân hóa B. Điệp ngữ C. Nhân hóa, điệp ngữ, liệt kê D. So sánh, ẩn dụ, hoán dụ Câu 4. Các câu thơ sau nói lên điều gì? Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời A. Tình yêu của các loài vật với nhau B. Tình yêu của các loài vật dành cho con người C. Sự gắn bó mật thiết giữa thiên nhiên và con người D. Sự gắn bó mật thiết, không thể tách rời giữa các sinh vật, sự vật với môi trường sống của chúng. Câu 5. Hai câu thơ sau khuyên con người điều gì? Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. A. Khuyên con người phải biết yêu thương, đoàn kết với đồng chí, đồng bào B. Khuyên con người pahir biết yêu cuộc sống, yêu hòa bình C. Khuyên con người phải biết sống có trách nhiệm D. Khuyên con người phải biết sống cống hiến, hi sinh Câu 6. Hình ảnh đốm lửa tàn trong câu thơ Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! là: A. Hình ảnh nhân hóa, thể hiện sự sống bền bỉ B. Hình ảnh ẩn dụ, thể hiện sự sống leo lét, tàn lụi C. Hình ảnh phóng đại, thể hiện sự sống mạnh mẽ D. Hình ảnh thực, miêu tả đốm lửa sắp tắt, sắp tàn. Câu 7. Dòng nào nêu đúng ý nghĩa gợi ra từ hai câu thơ: Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng A. Thể hiện vẻ đẹp của thên nhiên: Sao trời, đồng lúa B. Khẳng định ý nghĩa của các sự vật nhỏ bé: Một ngôi sao, một bông lúa C. Khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa các sự vật trong tự nhiên D. Khẳng định sự tồn tại độc lập của cá thể không thể làm nên sự sống sinh động, vững bền. Câu 8. Khái quát nội dung của đoạn trích Câu 9. Chỉ ra điểm tương đồng trong cách tác giả triển khai ý thơ ở đoạn 1 và đoan 2. Câu 10. Từ đoạn thơ, em rút ra bài học gì cho bản thân trong mối quan hệ với mọi người? Gợi ý đọc hiểu: Câu 1. A. Lục bát Câu 2. B. Biểu cảm Câu 3. C. Nhân hóa, điệp ngữ, liệt kê Câu 4. D. Sự gắn bó mật thiết, không thể tách rời giữa các sinh vật, sự vật với môi trường sống của chúng Câu 5. A. Khuyên con người phải biết yêu thương, đoàn kết với đồng chí, đồng bào Câu 6. B. Hình ảnh ẩn dụ, thể hiện sự sống leo lét, tàn lụi Câu 7. D. Khẳng định sự tồn tại độc lập của cá thể không thể làm nên sự sống sinh động, vững bền. Câu 8. Nội dung của đoạn thơ là: Từ mối quan hệ mật thiết giữa các sinh vật với môi trường sống của chúng, đoạn thơ khẳng định sự gắn bó của mỗi cá nhân trong cộng đồng, khuyên con người sống đoàn kết, hòa cái tôi vào cái ta. Câu 9. Điểm tương đồng trong cách tác giả triển khai ý thơ ở đoạn 1 và đoan 2: - Hai câu đầu của mỗi đoạn, tác giả đều mượn các hình ảnh của thiên nhiên (con ong, con cá, con chim, ngôi sao, bông lúa) để đến hai câu cuối của từng đoạn, tác giả liên hẹ đến con người, đưa ra bài học ứng xử cho con người. - Cách triển khai ý thơ của tác giả rất đặc sắc: Vừa giúp lời thơ sinh động, giàu hình ảnh, vừa giúp người đọc dễ hình dung về điều tác giả muốn gửi gắm, làm cho bài học đạo lí được truyền tải một cách sâu sắc, dễ hiểu nhất. Câu 10. - Đoạn thơ mượn mối quan hệ gắn bó của các sinh vật trong môi trường sống của từng loài để khuyên con người phải gắn bó với những người xung quanh.. - Từ nội dung đoạn thơ, em rút ra bài học cho bản thân: Sống không ích kỉ, tách biệt trong cái tôi cá nhân mà cần phải biết yêu thương, đoàn kết, gắn bó với mọi người xung quanh, với đồng bào. Sống như vậy mới tạo được sợi dây gắn kết với cộng đồng, xã hội, mới tạo nên ý nghĩa sự sống, tạo nên một cộng đồng nhân sinh..