Đọc hiểu: Quê hương - Giang Nam Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: "Cô bé nhà bên - (có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi) Giữa cuộc hành quân không nói được một lời Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại.. Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi.." (Trích "Quê hương" - Giang Nam) Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2: Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên. Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng. Câu 4: Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta? Gợi Ý Câu Trả Lời Câu 1: Đoạn thơ trên thuộc thể thơ tự do. Câu 2: Chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ: Nói về tấm lòng, tình yêu thương dành cho người lính không quản ngại gian nan, vất vả, nhọc nhằn, hiểm nguy vẫn quyết tâm gìn giữ hòa bình, sự yên vui cho quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: Chêm xen (có ai ngờ), (thương thương quá đi thôi) Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật: Nhằm bộc lộ, thể hiện, bày tỏ tình cảm, cảm xúc yêu thương dành cô gái nhà bên cũng là người đồng chí dũng cảm, kiên cường trong thời chiến. Cách sử dụng từ ngữ này giúp câu thơ trở nên giàu tình cảm, nhẹ nhàng và sâu lắng tạo được ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Câu 4: Bài học về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta: - Khi có chiến tranh, bất kể ai cũng có thể đứng lên bảo vệ, giữ gìn hòa bình cho đất nước. - Sức mạnh ý chí, kiên cường, tinh thần chiến đấu dũng cảm, lòng yêu nước giúp những người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, vất vả, gian nan và thử thách. - Tấm lòng, tình yêu thương của tác giả dành cho những người chiến sĩ, nhất là cô gái trẻ có tinh thần, trách nhiệm cao, đầy nhiệt huyết trong thời chiến. - Lòng cảm phục, biết ơn sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của người chiến sĩ trẻ. Vũ Kim Dung ngâm bài thơ Quê Hương - Giang Nam
Một buổi tối năm 1960, Giang Nam được cấp trên gọi và thông báo tin vợ và con gái ông bị địch giết hại trong nhà tù Phú Lợi, Sài Gòn. Ngay trong đêm ấy, trong căn cứ bí mật dưới chân núi Hòn Du, phía tây thành phố Nha Trang, ông trút hết nỗi niềm vào những câu thơ: "Giặc bắn em rồi quăng mất xác/ Chỉ vì em là du kích em ơi". Tưởng rằng người thân đã bị địch giết hại nhưng ba năm sau, vợ và con gái Giang Nam được thả về do không tìm ra căn cứ kết tội. Sau này, bài thơ đoạt giải nhì giải thưởng thơ năm 1960-1961 của Tạp chí Văn nghệ, trở thành dấu mốc trong đời thơ của Giang Nam cũng là dấu mốc lịch sử của gia đình.