Đọc hiểu: Ngôn chí, bài 16 - Nguyễn Trãi - Tham nhàn lánh đến giang san

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 19 Tháng tám 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Ngôn chí, bài 16 - Nguyễn Trãi

    Đọc bài thơ sau:

    Ngôn chí 16 - Nguyễn Trãi

    Tham nhàn lánh đến giang san,

    Ngày vắng xem chơi sách một an.

    Am rợp chim kêu hoa xảy động,

    Song im hương tịn khói sơ tàn.

    Mưa thu rưới ba đường cúc,

    Gió xuân đưa một rãnh lan.

    Ẩn cả lọ chi thành thị nữa,

    Nào đâu là chẳng đất nhà quan.

    Cước chú:

    giang san: nước non

    an: án, an sách: án sách

    am: lều cỏ;xảy: rụng; động: trái với tĩnh

    song: cửa sổ; tịn: hết; sơ: hơi, mới bắt đầu, ban đầu

    đường: lối đi; đường cúc: Đường đi có trồng hoa cúc

    rãnh: luống; rãnh lan: Luống hoa lan

    ẩn cả: đại ẩn; lọ chi: cần chi

    nhà quan: lời bề tôi tôn xưng nhà vua

    [​IMG]

    Chọn đáp án đúng:

    Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên:

    A. Bảy chữ

    B. Lục bát

    C. Tự do

    D. Thất ngôn xen lục ngôn

    Câu 2. Bài thơ trên sáng tác trong khoảng thời gian nào trong cuộc đời Nguyễn Trãi?

    A. Khi Nguyễn Trãi còn nhỏ

    B. Khi Nguyễn Trãi làm quan cho Lê Lợi

    C. Khi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn

    D. Khi Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn

    Câu 3: Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?

    A. Hai câu thực

    B. Hai câu luận

    C. Hai câu kết

    D. A và B

    Câu 4: Bài thơ thể hiện quan niệm sống như thế nào của Nguyễn Trãi?

    A. Quan niệm sống nhàn, vui với thiên nhiên, tránh xa danh lợi

    B. Quan niệm sống vui vẻ, lạc quan, tránh xa chuyện phiền muộn

    C. Quan niệm: Sống cần phải cống hiến cho đất nước

    D. Quan niệm: Sống là phải lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm.

    Câu 5. Cảnh vật thiên nhiên hiện lên trong bài thơ như thế nào?

    A. Cảnh thiên nhiên hiu hắt, đượm buồn

    B. Cảnh bình dị mà đẹp, sinh động, đầy sức sống

    C. Cảnh vật u ám, lạnh lẽo, tiêu sơ

    D. Cảnh hùng vĩ, tráng lệ, mang vẻ đẹp huyền bí

    Câu 6: Em hiểu 2 câu đầu như thế nào?

    A. Ham thú nhàn, Nguyễn Trãi trở về với thiên nhiên, vui với thú ngắm cảnh, đọc sách

    B. Ham thú nhàn, Nguyễn Trãi đi ngao du sơn thủy, ngắm cảnh núi non, sông nước

    C. Cuộc sống nhàn quá buồn tẻ, Nguyễn Trãi tìm đến việc đọc sách cho khuây khỏa

    D. Chốn quê nhà vắng vẻ, quạnh hiu, Nguyễn Trãi tìm đến với sông núi, sách vở cho vơi nỗi buồn.

    Câu 7: Nội dung hai câu cuối là gì?

    A. Ở ẩn hay ở thành thị đều là ở trên đất quan

    B. Vui với cuộc sống ẩn dật, đâu cần đến chốn thị thành bon chen, mọi nơi đều là đất vua chúa cả.

    C. Về ở ẩn là vui, không cần đến chốn thành thị nhiều thị phi làm gì, đó chẳng phải là đất của vua chúa.

    D. Chẳng có chỗ nào là đất vua thì ở ẩn còn hơn ở thị thành.

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 8: Phân tích tác dụng của phép đối trong bài thơ.

    Câu 9: Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ trên.

    Câu 10: Tìm những câu thơ trong các bài thơ khác thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với cảnh sắc quê nhà của Nguyễn Trãi.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1: D. Thất ngôn xen lục ngôn

    Câu 2: C. Khi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn

    Câu 3: D. A và B

    Câu 4: A. Quan niệm sống nhàn, vui với thiên nhiên, tránh xa danh lợi

    Câu 5: B. Cảnh bình dị mà sinh động, đẹp đẽ, đầy sức sống

    Câu 6: A. Ham thú nhàn, Nguyễn Trãi trở về với thiên nhiên, vui với thú ngắm cảnh, đọc sách

    Câu 7: B. Vui với cuộc sống ẩn dật, đâu cần đến chốn thị thành bon chen, mọi nơi đều là đất vua chúa cả.

    Câu 8: Phân tích tác dụng của phép đối trong bài thơ:

    - Phép đối xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận:

    Am rợp >< Song im; chim kêu >< hương tịn; hoa xảy động >< khói sơ tàn.

    Mưa thu >< Gió xuân; rưới >< đưa; ba đường cúc >< một rãnh lan.

    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh vẻ đẹp sinh động, nhiều âm thanh, màu sắc của cảnh vật.

    + Thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn thanh cao, gắn bó với quê nhà của Nguyễn Trãi

    + Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

    Câu 9:

    + Bài thơ trên khắc họa hình tượng Nguyễn Trãi sẵn sàng từ bỏ chốn quan trường trở về với thiên nhiên, với cảnh sắc bình dị và những công việc quê nhà..

    + Qua đó ta thấy Nguyễn Trãi hiện lên với những vẻ đẹp tâm hồn:

    - Tâm hồn giản dị, thanh cao, lánh đục khơi trong, không màng danh lợi

    - Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, gắn bó với cảnh sắc quê nhà.

    => Đó là tâm hồn đẹp, đáng trân trọng.

    Câu 10:

    Những câu thơ trong các bài thơ khác thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với cảnh sắc quê nhà của Nguyễn Trãi.

    - Non nước cùng ta đã có duyên

    Được nhàn xá dưỡng tính tự nhiên

    - Ao cạn vớt bèo cấy muống

    Đìa thanh phát cỏ ương sen

    - Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá

    Rừng tiếc chim về ngại phát cây.

     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng tư 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...