Đọc hiểu: Kép Tư Bền - Nguyễn Công Hoan, trắc nghiệm và tự luận

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 30 Tháng mười 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đọc hiểu: Kép Tư Bền - Nguyễn Công Hoan

    ĐỀ 1

    Đọc đoạn trích sau:

    (1) Tối đến, cửa rạp Kịch trường đèn thắp sáng trưng như ban ngày, chiếu rõ cái cảnh người đứng lô nhô như luống hoa trăm hồng ngàn tía, bướm ong chờn vờn. Trên thềm, dưới bậc, giữa đường, non nghìn thiếu niên nam nữ túm tụm lại, tìm chỗ để đứng ngắm nhau cho đỡ nóng ruột lúc chờ đợi. Tiếng nhạc hòa trong rạp, du dương trầm bổng, chứa chan biết bao tình tứ ái ân, như câu, như kéo, làm cho người ta quên hẳn, mà bất giác moi túi lấy tiền mua vé.

    (2) Rồi cái làn sóng người dần dà tràn vào trong. Trên các hàng ghế, chỗ nọ nhắc lại câu bông lơn của kép Tư Bền, chỗ kia bắt chước điệu bộ của kép Tư Bền. Ai nấy đều nóng ruột sốt lòng, mong cho chóng đến giờ mở màn sân khấu, để được cười, được vỗ tay, được học thêm vào lối pha trò mới, để mai làm nhếch mép người yêu.

    (3) Vinh dự thay, anh kép Tư Bền! Nhưng mà khốn nạn thân anh! Người ta biết đâu rằng hiện giờ này, ở nhà, cha anh đương dở chứng khò khè, chỉ chờ từng phút để thở một hai hơi nữa là hết nợ, và ở trong buồng trò, anh cũng đương nẫu ruột nhầu gan. Thật vậy, ai ngó vào trong buồng trò mới thấy được cái khổ tâm của anh Tư Bền. Anh ngồi ủ rũ trước cái gương, bụng thì rối beng, mặt thì nhăn nhó, nhưng tay vẫn phải sờ vào hộp phấn hồng để đánh mặt, quệt vào đĩa mực để bôi nhọ cái mồm. Rồi anh phải mặc trái cái áo lụng thụng thêu, lận đôi hia xanh và đội cái cánh mũ chuồn ngược. Anh đóng vai này, trông ra phết giàu sang sung sướng. Chốc nữa, anh còn phải làm cho chủ anh bằng lòng, các bạn anh trông anh mà gắng sức, các khán quan được một phen cười vỡ bụng vỗ rát tay kia mà! Nhưng mà cha anh Tư Bền sắp chết! Ban nãy lúc anh ở nhà ra đi, đã thấy nguy lắm rồi. Thôi! Nhưng mà mặc kệ. Anh phải quên đi, mà bông, mà đùa, mà pha trò trên sân khấu, cho chúng tôi cười, hét lên mà cười, cười đến nỗi lăn ra cả đất chứ?

    (Trích Kép Tư Bền, Nguyễn Công Hoan)

    [​IMG]

    Trắc nghiệm - Lựa chọn 1 đáp án đúng từ câu 1 - 10:

    Câu 1: Các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn trích là:

    A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm

    B. Biểu cảm, miêu tả, nghị luận

    C. Nghị luận, miêu tả, tự sự

    D. Miêu tả, thuyết minh, tự sự

    Câu 2: Xác định ngôi kể, điểm nhìn cảu đoạn trích

    C. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn toàn tri

    D. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn hạn tri

    A. Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn hạn tri

    B. Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn toàn tri

    Câu 3: Qua cách miêu tả của tác giả trong đoạn (2), em hình dung anh kép Tư Bền là diễn viên như thế nào?

    A. Là người hay bông lơn

    B. Là người có điệu bộ gây cười

    C. Là người có nỗi khổ tâm riêng

    D. Là diễn viên giỏi pha trò bằng các câu bông lơn và điệu bộ gây cười.

    Câu 4: Anh kép Tư Bền phải lên sân khấu biểu diễn trong hoàn cảnh như thế nào?

    A. Hoàn cảnh nhốn nháo: Người đứng xem lô nhô không có tôn ti trật tự

    B. Hoàn cảnh trớ trêu: Cha anh ốm sắp chết, anh phải cố cười vui để diễn cho tròn vai

    C. Hoàn cảnh đông vui, nhộn nhịp: Hàng nghìn thiếu niên nam nữ túm tụm lại, tìm chỗ để đứng ngắm nhau cho đỡ nóng ruột lúc chờ đợi.

    D. Hoàn cảnh vui vẻ, được tán thưởng: Các khách xem cười vỡ bụng, vỗ rát tay.

    Câu 5: Theo đoạn trích, mọi người đến xem kép Tư Bền diễn vì mục đích gì?

    A. Vì ngưỡng mộ tài năng của anh

    B. Vì tò mò không biết anh giỏi diễn trò như thế nào

    C. Vì muốn học thêm lối pha trò mới để diễn cho người yêu cười

    D. Vì muốn tỏ ra mình là người sành điệu, giàu có, yêu nghệ thuật

    Câu 6: Tâm trạng, thái độ của anh kép Tư Bền trong đoạn (3) là gì?

    A. Sung sướng, hãnh diện vì được tán thưởng

    B. Vui vẻ, hạnh phúc vì mang đến tiếng cười cho khán giả

    C. Đau khổ, dằn vặt, lo lắng, sốt ruột vì cha sắp chết

    D. Bức bối, phẫn nộ vì phải làm vừa lòng người chủ của anh.

    Câu 7: Câu văn cuối cùng của đoạn trích thể hiện điều gì?

    A. Anh Kép Tư Bền là một người con bất hiếu

    B. Anh Kép Tư Bền là người con ham tiền, hám danh

    C. Thể hiện tình yêu lớn lao của anh đối với nghề diễn

    D. Thể hiện tình cảnh éo le, bi kịch của anh kép Tư Bền

    Câu 8: Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích

    A. Đùa vui, hài hước

    B. Sâu sắc, thấm thía

    C. Bi ai, thống thiết

    D. A và B

    Câu 9: Thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích là:

    A. Xót thương

    B. Đồng cảm

    C. Thấu hiểu

    D. Cả A, B, C

    Câu 10: Dòng nào không nêu lên tác dụng của những câu cảm thán trong đoạn 3:

    A. Nhấn mạnh tình cảnh éo le, đối lập của nhân vật (vinh dự thay>< khốn nạn thân)

    B. Thể hiện lòng thấu hiểu, thương xót cho nhân vật của tác giả (cha anh Tư Bền sắp chết)

    C. Tô đậm sự hài hước của anh (cười vỡ bụng vỗ rát tay kia mà)

    D. Thể hiện sự buông xuôi, bất lực trong hoàn cảnh trớ trêu (thôi)

    Tự luận - Trả lời các câu hỏi từ câu 11-14

    Câu 11: Nhận xét về cách dựng tình huống của tác giả trong đoạn trích. Tình huống đó góp phần bộc lộ tâm trạng của nhân vật như thế nào?

    Câu 12: Chỉ ra yếu tố gây cười trong đoạn trích

    Câu 13: Khái quát nội dung của đoạn trích

    Câu 14: Chỉ ra ý nghĩa phê phán của đoạn trích.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1: A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm

    Câu 2: A. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn toàn tri

    Câu 3: D. Là diễn viên giỏi pha trò bằng các câu bông lơn và điệu bộ gây cười.

    Câu 4: B. Hoàn cảnh trớ trêu: Cha anh ốm sắp chết, anh phải cố cười vui để diễn cho tròn vai

    Câu 5: B. Hoàn cảnh trớ trêu: Cha anh ốm sắp chết, anh phải cố cười vui để diễn cho tròn vai

    Câu 6: C. Đau khổ, dằn vặt, lo lắng, sốt ruột vì cha sắp chết

    Câu 7: D. Thể hiện tình cảnh éo le, bi kịch của anh kép Tư Bền

    Câu 8: D. A và B

    Câu 9: D. Cả A, B, C

    Câu 10: C. Tô đậm sự hài hước của anh (cười vỡ bụng vỗ rát tay kia mà)

    Câu 11:

    Bưới 1- Khái quát: Trong đoạn trích, tác giả đã dựng tình huống anh Kép tư bền phải lên sân khấu cố pha trò, gây cười cho khán giả cười vui trong khi lòng anh rối bời, bất an vì cha sắp chết.

    Bước 2 - Nhận xét:

    + Đây là tình huống tạo nên nghịch cảnh éo le cho nhân vật, thể hiện được tâm trạng nhân vật, chủ đề tư tưởng của tác phẩm, cũng như tạo sự tò mò, hấp dẫn người đọc.

    + Đây là tình huống thể hiện được tài kể chuyện của Nguyễn Công Hoan

    Bước 3 - Tình huống trên đã góp phần thể hiện tâm trạng đau khổ, bất an, lo lắng của nhân vật kép Tư Bền: Anh lo cha sắp chết ở nhà, đau khổ vì bệnh của cha, vì anh không thể ở bên cha lúc cha sắp lìa đời.

    Đó góp phần bộc lộ tâm trạng của nhân vật như thế nào?

    Câu 12: Yếu tố gây cười trong đoạn trích:

    - Ngôn ngữ gây cười: bướm ong chờn vờn, túm tụm lại, câu, kéo, ngắm nhau, moi túi lấy tiền, cười vỡ bụng vỗ rát tay..

    - Lời văn, cách miêu tả gây cười: người đứng lô nhô như luống hoa trăm hồng ngàn tía, bướm ong chờn vờn; Tiếng.. chứa chan biết bao tình tứ ái ân, như câu, như kéo, làm cho người ta quên hẳn, mà bất giác moi túi lấy tiền mua vé; Anh phải quên đi, mà bông, mà đùa, mà pha trò trên sân khấu, cho chúng tôi cười, hét lên mà cười, cười đến nỗi lăn ra cả đất chứ?

    - Mâu thuẫn gây cười: Khán giả đến xem đông vui nhưng mục đích thì tầm thường: Để học lấy cái trò hề ngày mai mua vui cho người yêu..

    - Giọng điệu gây cười: Bông đùa hóm hỉnh: Anh phải quên đi, mà bông, mà đùa, mà pha trò trên sân khấu, cho chúng tôi cười, hét lên mà cười, cười đến nỗi lăn ra cả đất chứ?

    Câu 13: Khái quát nội dung của đoạn trích:

    Đoạn trích miêu tả tình cảnh trớ trêu cảu anh kép Tư Bền khi phải lên sân khấu mua vui cho thiên hạ đúng lúc cha sắp chết. Qua đó, đoạn trích nói lên sự đồng cảm của tác giả cho anh kép Tư Bền - đại diện cho người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội cũng như lên tiếng vạch trần những mánh khóe bốc lột vô cùng tinh vi của tên chủ gánh hát, hình ảnh đại diện cho thế lực cầm quyền của xã hội phong kiến.

    Câu 14: Ý nghĩa phê phán của đoạn trích:

    - Phê phán những mánh khóe bốc lột vô cùng tinh vi của tên chủ gánh hát, hình ảnh đại diện cho thế lực cầm quyền của xã hội phong kiến.

    - Phê phán một lớp người dân thành thị sĩ diện, rởm đời qua nhóm nhân vật khán giả xem diễn..

    xem tiếp bên dưới: Đề 2
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng mười một 2024
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    ĐỀ 2:

    Câu 1: Xác định ngôi kể, điểm nhìn trong đoạn trích.

    Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn trích là ai?

    Câu 3: Nêu tình huống truyện, tác dụng của tình huống.

    Câu 4: Đoạn trích thể hiện những mâu thuẫn nào trong nội tâm của nhân vật Tư Bền?

    Câu 5: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa tâm trạng của Tư Bền?

    Câu 6: Đoạn trích mang đến cho người đọc cảm nhận gì về nghề nghiệp của người nghệ sĩ?

    Gợi ý trả lời:

    Câu 1: Ngôi kể, điểm nhìn:

    Đoạn trích được kể theo ngôi thứ ba, từ góc nhìn của người kể chuyện. Điểm nhìn chủ yếu xoay quanh cảm xúc và tâm trạng của nhân vật Tư Bền, giúp người đọc thấu hiểu sâu sắc nỗi khổ tâm và sự giằng xé của anh.

    Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn trích là kép Tư Bền, một người nghệ sĩ hài kịch. Anh đang trải qua sự giằng xé nội tâm giữa trách nhiệm trên sân khấu và nỗi đau buồn vì người cha ở nhà đang hấp hối.

    Câu 3:

    - Tình huống: Kép Tư Bền phải biểu diễn một vở kịch hài để đem lại tiếng cười cho khán giả, trong khi anh đang chịu nỗi đau khổ vì cha sắp qua đời.

    - Tác dụng của tình huống: Tình huống này tạo nên sự đối lập đầy kịch tính giữa trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ và cảm xúc cá nhân của con người. Nó giúp làm nổi bật tính nhân văn và sự hy sinh của nhân vật Tư Bền, đồng thời thể hiện sâu sắc nỗi đau của một người nghệ sĩ phải giấu đi cảm xúc thật để hoàn thành vai diễn. Tình huống này cũng phản ánh góc khuất trong nghề nghiệp của người nghệ sĩ – phải làm người khác vui dù trong lòng đang đau đớn, từ đó giúp người đọc cảm thông, thấu hiểu và trân trọng hơn những hy sinh thầm lặng trong nghệ thuật.

    Câu 4: Đoạn trích thể hiện mâu thuẫn sâu sắc giữa trách nhiệm của Tư Bền đối với khán giả và nỗi đau cá nhân vì cha anh đang hấp hối. Anh phải cố gắng tỏ ra vui vẻ, hài hước để hoàn thành vai diễn, dù trong lòng đầy đau đớn và lo lắng. Mâu thuẫn này làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng của người nghệ sĩ.

    Câu 5: Tác giả sử dụng các biện pháp tương phản, miêu tả nội tâm và hình ảnh để khắc họa tâm trạng của Tư Bền. Sự đối lập giữa vẻ bề ngoài lạc quan, vui tươi mà anh thể hiện trên sân khấu và nỗi đau khổ bên trong giúp làm rõ bi kịch của người nghệ sĩ, người phải giấu đi cảm xúc thật để làm tròn vai diễn.

    Câu 6: Đoạn trích mang đến cảm nhận về sự hy sinh và trách nhiệm của người nghệ sĩ trong việc đem lại niềm vui cho khán giả, bất kể hoàn cảnh cá nhân. Nghề nghệ sĩ không chỉ là biểu diễn mà còn là một sự cống hiến đầy khó khăn và đòi hỏi bản lĩnh. Người nghệ sĩ, như Tư Bền, phải kìm nén cảm xúc riêng, thậm chí chịu đựng nỗi đau lớn để làm tròn sứ mệnh làm người khác hạnh phúc.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...