Đoạn văn nghị luận 200 chữ nêu suy nghĩ về câu nói Đừng để nước đến chân mới nhảy

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Phỉ Ái Gia, 15 Tháng năm 2021.

  1. Phỉ Ái Gia hả? gì ? ai biết gì đâu?

    Bài viết:
    196
    MỞ ĐOẠN.

    Câu chủ đề: Câu nói "Đừng để nước đến chân mới nhảy" là lời khuyên hữu ích đối với mỗi người trong cuỗ sống.

    THÂN ĐOẠN.

    Giải thích: Cụm từ "nước đến chân mới nhảy" : Để công việc đến phút chót mới tiến hành..

    => Lời khuyên về lối sống chủ động, có kế hoạch..


    Bàn luận:

    + "Đừng để nước đến chân mới nhảy" vì: Nước đến chân mới nhảy dễ khiến người ta rơi vào tình thế bị động, hiệu quả công việc không cao, ảnh hưởng đến người khác..

    Dẫn chứng: Lớp em cũng có một số bạn không biết sắp xếp hợp lí thời gian học và chơi, mải mê chơi quên mất việc học, đến lúc thầy cô báo kiểm tra mới lao vào học ngày học đêm làm ảnh hưởng sức khỏe mà hiệu quả công việc không cao.

    + Nếu chủ động sắp đặt kế hoạch cho công việc, ta sẽ thực hiện công việc một cách bài bản, khoa học, đạt hiệu quả cao..

    +Cần phân biệt lối sống bị động với sự nhanh nhạy, quyết đoán, chớp thời cơ..


    Ý phản biện: Phê phán sự cẩu thả, lười biếng, thiếu chủ động trong công việc..

    KẾT ĐOẠN:

    Bài học nhận thức và hành động: Mỗi chúng ta cần chủ động sắp xếp công việc của mình một cách hợp lí, khoa học, tránh: nước đến chân mới nhảy.

    Tham khảo:

    Câu nói "Đừng để nước đến chân mới nhảy" là lời khuyên hữu ích nhắc nhở mỗi người về lối sống chủ động, biết sắp xếp công việc hợp lý. Trong cuộc sống, cụm từ "nước đến chân mới nhảy" chỉ việc để công việc dồn đến phút chót mới thực hiện, dẫn đến sự bị động và thiếu hiệu quả. Lời khuyên này khuyến khích chúng ta chủ động lập kế hoạch, tránh để công việc rơi vào tình trạng nước đến chân mới vội vàng thực hiện. Nếu để nước đến chân mới nhảy, con người dễ rơi vào trạng thái bị động, hoang mang, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và thậm chí làm phiền đến người khác. Chẳng hạn, trong lớp học, có những bạn mải chơi không chuẩn bị bài vở, chỉ khi thầy cô thông báo kiểm tra mới hối hả học ngày học đêm. Điều này không chỉ khiến các bạn ấy kiệt sức mà kết quả học tập cũng không đạt được như mong muốn. Ngược lại, những người biết chủ động lên kế hoạch sẽ làm việc một cách bài bản, khoa học, đảm bảo hiệu quả và giảm áp lực. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa lối sống bị động với sự nhanh nhạy, quyết đoán chớp thời cơ. Phê phán những người cẩu thả, lười biếng, thiếu trách nhiệm trong công việc. Bài học rút ra là mỗi chúng ta cần chủ động sắp xếp công việc của mình một cách hợp lý, khoa học, để không rơi vào tình cảnh "nước đến chân mới nhảy," mà luôn sẵn sàng đối diện với mọi thử thách.
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng mười hai 2024 lúc 5:07 AM
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...