Đoạn văn mẫu: Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt

Thảo luận trong 'Nhật Ký' bắt đầu bởi Lê Gia Hoài, 31 Tháng mười 2018.

  1. Lê Gia Hoài

    Bài viết:
    556
    "Mỗi người đều phải rước một đam mê. Đam mê - ngọn lửa sinh tồn hay ngọn lửa hủy diệt đều do tự tay mình thắp lên" - đây là câu nói giàu ý nghĩa của họa sĩ Bửu Ý về niềm đam mê. Lại còn hay hơn nữa, đặc biệt hơn nữa nếu mỗi người có một niềm đam mê khác biệt. Đam mê khác biệt là niềm say mê, yêu thích, theo đuổi một sở thích độc đáo riêng biệt không trùng lặp với người khác. "Hãy giữ cho mình một niềm đam mê khác biệt" là một câu nói khuyên chúng ta nên tìm kiếm cho bản thân một đam mê mà không phụ thuộc vào bất kì ai. Vì sao lại giữ cho mình niềm đam mê riêng biệt? Đam mê riêng biệt đem lại nguồn cảm hứng cho cuộc sống tạo nên động lực mãnh mẽ để chúng ta vượt qua khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực. Nó giúp ta tập trung toàn bộ trí lực không ngừng sáng tạo để mở ra những con đường mới mẻ đạt đến những đỉnh cao nghề nghiệp, giúp ta khẳng định mình tạo dấu ân riêng cho bản thân. Thêm vào đó nó sẽ kích thích sự sáng tạo và phát triển của xã hội có nhiều giá trị nhiều thành quả mới được. Như Đăng Lê Nguyên Vũ – là ông chủ của cà phê Trung Nguyên, ông đã can đảm theo đuổi con đường kinh doanh khi đang học nghề y năm thứ 4, cho dù trên bước đường lập nghiệp ông gặp không ít thử thách nhưng cho đến nay ông đã và đang là một doanh nhân thành công. Bên cạnh tấm gương như Đăng Lê Nguyên Vũ, thì lại có nhiều người sống phù phiếm, không biết mình đam mê cái gì hoặc có đam mê mà không có can đảm theo đuổi. Tìm kiếm và sống với đam mê không dễ dàng nên đòi hỏi mỗi cá nhân phải tập trung cao độ trí tuệ, dũng cảm để vượt qua thử thách và mỗi bản thân ai cũng đều cần phải tìm ra một đam mê thực sự cho chính mình trong cuộc sống.

    Bài làm 2

    Cuộc đời sẽ trở nên mất đi ý nghĩa nếu chúng ta không tìm được đam mê đích thực của mình. Vậy đam mê là gì và tại sao nó lại quan trọng đến thế? Đam mê đơn giản là một việc nào đó có thể khiến bạn cảm thấy hứng thú, vui vẻ và sẵn sàng bỏ ra thời gian, công sức để thực hiện nó. Chẳng hạn, khi ai đó nhận ra mình hạnh phúc nhất khi nấu ăn và quyết định trở thành đầu bếp, người đó được coi là đã tìm ra đam mê của mình. Và, chỉ khi thực sự được làm điều mình muốn, chúng ta mới có thể toàn tâm toàn sức làm việc, phấn đấu nỗ lực vì một mục tiêu nhất định. Bởi vậy, có thể nói, đam mê là ngọn lửa soi đường, sưởi ấm và khiến cho cuộc đời ta tỏa sáng rực rỡ hơn. Chắc hẳn ai cũng đã hơn một lần nghe về Bill Gates – nhà đồng sáng lập hãng công nghệ Microsoft. Nhưng, nếu không dũng cảm từ bỏ giảng đường đại học và theo đuổi đam mê công nghệ của mình, liệu có bao nhiêu người sẽ biết về một luật sư Bill Gates? Tuy nhiên hiện nay có một số bạn trẻ không xác định được đam mê của mình, chỉ biết hài lòng với hiện tại nên luôn tụt hậu phía sau của xã hội. Vậy nên tất cả chúng ta cần nghiêm túc kiếm tìm và nỗ lực hết sức để theo đuổi đam mê của mình. Bởi đúng như Nick Vujick từng chia sẻ:

    "Những ước mơ không chết chừng nào bạn còn nuôi dưỡng nó bằng niềm đam mê."

    Lê Gia Hoài giới thiệu.

    [​IMG]

    Xem thêm:

    Đăng bài kiếm tiền cho học sinh [​IMG]
     
    Chiên Min'sAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 10 Tháng mười hai 2019
  2. Đăng ký Binance
  3. Wall-E

    Bài viết:
    595
    Niềm đam mê tạo nên sự khác biệt

    "Hãy yêu thích công việc bạn đang làm, nếu không thì đừng làm. Trong cuộc sống và công việc, đừng lựa chọn bất cứ điều gì chỉ vì lựa chọn đó làm cho người khác hài lòng, vì nó danh giá, hay bạn nghĩ cần phải làm ở một thời điểm nào đó. Hãy chọn công việc khiến bạn phải đầu tư cả tinh thần lẫn trí óc. Hãy lựa chọn bởi bạn yêu thích công việc đó"

    Carleton Flovin - một doanh nhân

    Bạn chỉ làm tốt nhất những gì bạn thích. Nhưng giả như bạn đang làm những gì bạn không thích, nếu vậy thìhãy thích những gì bạn đang làm. Và khi làm điều gì, hãy làm bằng cả trái tim – "The business is in your heart and your heart is in business" - bạn sẽ gặt hái thành công.

    Nếu bạn chỉ thích giảng dạy, nhưng công việc yêu cầu bạn phải làm cả những công việc hành chính khác. Bạn bực bội, bạn khó chịu. Bạn "mặc kệ" vì cho rằng đó là những công việc không thuộc phạm vi chuyên môn, là vớ vẩn mặc cho công tác luôn trì trệ và bị nhắc nhở nhiều lần. Bạn của bạn, người có thể vừa làm tốt công tác chuyên môn, vừa hoàn tất công tác hành chính, người có thể giải quyết tất cả các công việc đúng hạn, nhanh và chính xác. Có thể đôi lúc việc được giao không mấy hứng thú, nhưng với quan niệm "đã làm thì phải làm cho tốt" với tiêu chí khẳng định năng lực bản thân và thương hiệu cá nhân. Nếu so sánh cùng xuất phát điểm, sau vài năm nhìn lại, chắc chắn con đường của bạn và anh ta đi sẽ rất xa-rất khác nhau.

    Khi tất cả các công việc "phụ" ấy là yêu cầu công việc nơi bạn đang làm, bạn có hai sự lựa chọn. Một là làm chúng với niềm đam mê để nhận sự thành công. Hai là từ bỏ và chọn môi trường khác phù hợp hơn với yêu cầu môi trường làm việc của bản thân bạn. Một khi đã chọn nghề, hãy sống hết mình với nghề bằng cả niềm đam mê.

    Thế nào là "đam mê"?

    Mỗi khi bạn mệt mỏi bạn thường tìm đến "giải trí" và bạn được giải tỏa. Giả như công việc và "giải trí" được kết hợp với nhau thì sẽ ra sao nhỉ với chất keo kết dính là "đam mê?" Niềm đam mê trong công việc khiến bạn làm việc không mệt mỏi, quên cả chăn ấm nệm êm trong buổi sáng mưa phùn để thực hiện công việc với niềm hứng khởi mà không phải đấu tranh tư tưởng "ngủ? Đi làm?".

    Niềm đam mê sẽ thúc đẩy bạn làm việc hăng say với kết quả là những bài giảng truyền cảm hứng cho sinh viên. Niềm đam mê sẽ khiến bạn luôn sáng tạo và thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với mỗi đối tượng sinh viên. Niềm đam mê ấy sẽ giúp bạn hoàn thành tất cả công việc với kết quả mỹ mãn. Và với niềm đam mê, bạn sẽ không bao giờ phải thốt lên "tôi phải đi dạy", "chán quá", "tôi phải làm việc" mà sẽ là "tôi được làm việc", "tôi được đi dạy", "tôi yêu bảng đen phấn trắng"..

    Chỉ có đam mê mới khiến chúng ta có động lực làm việc. Niềm đam mê trong công việc mở ra cho bạn các cơ hội nghề nghiệp và các thăng tiến trong sự nghiệp. Vài người bạn của tôi, còn rất trẻ, đã làm việc bằng cả niềm đam mê và tâm huyết với nghề. Với các bài giảng truyền cảm hứng luôn được sinh viên yêu mến, cộng với những nỗ lực trong các công tác khác, họ đã xây dựng được uy tín cá nhân trong tập thể và sớm được đề bạt sau một thời gian ngắn công tác. Điều này khiến tôi lại nhớ đến câu nói "Nếu bạn không xây dựng ước mơ của mình, sẽ có người khác thuê bạn xây ước mơ cho họ" – Tony Gaskins.

    Trang sử cuộc đời bạn do bạn viết nên.

    "Hầu hết chúng ta không thể lựa chọn cho mình chết khi nào, và chết ra sao, nhưng chúng ta có thể quyết định mình sống như thế nào" - John Maxwell - diễn giả người Mỹ.

    Tác giả: Phạm Thị Hải Vân - Khoa Ngoại ngữ ĐH Công Nghệ Đồng Nai
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng mười hai 2019
Trả lời qua Facebook
Đang tải...