Chào mừng các bạn quay trở lại với Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba? Để tiếp tục chương trình, mình xin phép được gửi đến các bạn một câu hỏi mới như sau Theo các bạn, Định kiến xã hội có định nghĩa nên một con người? Một câu hỏi thú vị phải không nào? Hãy bình luận câu trả lời của bạn ở dưới và đừng quên đánh giá 5 sao và like cho câu hỏi cũng như gameshow nha!
Theo cá nhân mình, câu hỏi: "Định kiến xã hội có định nghĩa nên một con người không?" sẽ có 2 hướng nhìn như sau. * * * Thứ nhất, Định kiến xã hội có định nghĩa một con người. Nó sẽ tạo nên một con người có tính cách, suy nghĩ, hành động giống đúng như cái định kiến mà mọi người đã áp đặt lên một con người đáng thương. Ví dụ, con gái là phải biết an phận. Không được đấu tranh cho ước mơ, khát vọng của bản thân. Bay cao, bay xa để làm gì, rồi cuối cùng lấy chồng, sinh con thì cũng về phụng dưỡng chồng con. Khi xung quanh bạn, từ đời cụ kị, ông bà, bố mẹ.. ai cũng có cái suy nghĩ lệch lạc đó, thì đa số các bạn sẽ bị khắc ghi vào trí não. Và một lòng, một dạ làm theo. Nếu không làm theo, thì cái nhận được là sự chỉ trích, trách móc, rồi không có tương lai. * * * Thứ hai, Định kiến xã hội không tạo nên một con người. Nhưng số người có thể thoát ra khỏi định kiến thường rất ít. Những người này may mắn có được sự giáo dục đúng đắn từ cha mẹ, ông bà, người thân hoặc thậm chí từ một người xa lạ nào đó. Các bạn này đấu tranh cho lý tưởng cuộc sống của mình, luôn kiên định với nó. Và sẵn sàng chịu gạch đá, búa rìu dư luận từ mọi người. Thường là sẽ bị đau lắm, bởi tấm thân nhỏ bé của bạn phải chống chọi với cơn bão tố. Nhưng bạn không bị lung lay, bởi bạn biết cái điều bạn đang tin vào là đúng đắn.
Uầy, câu hỏi kì này hay dữ vậy, mình xin được nhắc lại câu hỏi là "Định kiến xã hội có định nghĩa nên một con người không?' Trước tiên ta cùng đi tìm hiể thế nào là định kiến nhé - Trước hết định kiến có nghĩa là những quan niệm đã tồn tại khá lâu về trước và vẫn còn duy trì mãi đến tận ngày nay, người ta thường dùng từ định kiến với nghĩa tiêu cực khi nói đến quan điểm của mình đối với các vấn đề của xã hội như chính trị, giới tính, tôn giáo.. vân vân. Định kiến còn có thể được hình thành từ những niềm tin vô căn cứ hoặc có căn cứ. Và trong dân gian thì từ định kiến và thành kiến vẫn thường hay đi chung với nhau, thậm chí đôi khi chúng còn được sử dụng với cùng một nghĩa như nhau. Tuy nhiên ta vẫn có thể phân biết được chúng, nhưng hãy để chuyện đó ở phía sau, bây giờ và ở bài viết này thì chỉ có định kiến mà thôi. Sau cùng là câu trả lời của mình, theo mình câu hỏi này có hai câu trả lời, một là lời giải thích cho những người thiếu nghị lực hoặc bản thân ở trong một môi trường sống không được lành mạnh ngay từ nhỏ, và câu trả lời còn lại dành cho những người vẫn luôn cố gắng vượt qua mọi định kiến để khẳng định bản thân. 1/ Những người bản chất không như định kiến nhưng chỉ vì ở quá lâu trong định kiến họ đã trở thành những con rối của xã hội, môi trường nơi họ sống. Như mình đã nói ở phần giới thiếu phía trên. Có một số người vì sống trong môi trường mà định kiến quá nhiều và quá lâu nên chính họ đã mất đi cái tôi của bản thân. Nếu bạn nói xã hội Việt Nam ngày nay đã dễ dàng hơn rất nhiều rồi làm gì còn định kiến nữa đâu, dẫu có thì làm sao mà căng thẳng như ngày trước được. Câu nói này cũng có phần đúng là xã hội VN đã phát triển hơn những không có nghĩa là không còn định kiến nữa, xã hội ngày àng phát triển thì những định kiến cũ sẽ mất đi những đồng thời cũng sẽ có những định kiến mới được sinh ra vì vậy cuộc sống chưa bao giơ là dễ dàng cả. Những định kiến đã và đang tồn tại ở thời điểm hiện nay mà mình có thể kể đến như phân biệt giới tính, phân biệt vùng miền (mình từng bị phân biệt vùng miền khi mình ra Bắc đi du lịch vài năm về trước buồn cực tuy mình đã tự nói với bản thân là chắc do mình xu cà na thôi chứ chắc là cũng có người này người kia -_-), phân biệt tôn giáo này.. vân vân và mây mây những thứ định kiến chuẩn mực mà con người ta tự đặt ra và bắt người khác phải tuân theo cái khuôn khổ đấy bằng hai chữ định kiến và nếu như ta không vào khuôn khổ thị họ sẽ luôn sẵn sàng dùng những biện pháp từ võ mồm đến những biện pháp bạo lưc. Nói đâu xa khi ngay cả ở Việt Nam mình những cặp đôi đồng tính khi nắm tay nhau đi dạo ngoài đường thì sẽ bị dòm ngó sỉ nhục, thậm chí là bị nhổ nước bọt vào, nhưng thế là nhẹ đấy không ít quốc gia trên thế giới xem việc đồng tính và cộng đồng LGBT là phạm pháp là tội phạm vì vậy nếu bạn nói định kiến không tồn tại ở thời điển hiện đại như hiện nay, thật ra nó vẫn tồn tại đấy chỉ có điều là bạn không biết mà thôi. Vậy những người đã luôn sống dưới cái định kiến đó sẽ lớn lên với bộ dạng như thế nào. Vâng phần nhiều bọn họ sẽ lớn lên với những tổn thương khó lòng có thể được chữa trị trong tâm hồn. Cũng phải thôi bởi họ phải sống trong một môi trường vốn có thuộc về mình đầu, khác nào bắt một con cá phải leo cây và bắt một con dơi phải bơi dưới nước cơ chứ. Nhưng bởi vì sức ép từ định kiến là quá lớn nó đến từ mọi phía gia đình bạn bè, người thân môi trường, tất cả thứ đó đều chèn ép lên đôi vai của đứa trẻ yếu đuối đó. Vậy nên cách duy nhất để họ có thể tồn tại là nhịn đau chặt bỏ những thứ dư thừa mang tên khát vọng làm chính bản thân để nhét cho vừa cái hộp định kiến ấy. Đọc tới đây mọi người có thấy sự tương đồng với truyện lọ lem không, theo một số dị bản cô cám cũng vì cái định kiến và của bà mẹ cô nàng tuy mang không vừa đôi giày ấy, nhưng nàng cũng phải tự mình gọt đi gót chân của mình, ở đây con người sống trong một môi trường không phải của mình thì cũng thế thôi. Vậy đó mình có một lời khuyên cho những người phải sống trong môi trường này thôi đó chính là bạn ơi nếu bạn cảm thấy bản thân đã đủ lớn rồi thì nhanh lên thôi, đó không phải là nơi dành cho bạn đâu. Nếu bạn là cá thì phải bơi và nếu bạn là chim thì bạn phải bay có hiểu không, đừng gò ép bản thân vào cái khuôn chật hẹp đầy rẫy những tổn thương đó nữa. 2: Nhưng con người tự tin sẵn sàng vượt lên định kiến để khẳng định sống với phong cách riêng của bản thân Những người này thường là những người thành công và tạo được ấn tượng riêng về bản thân trong mắt người khác về tài năng và sự bản lĩnh của họ. Bản thân mình cũng cực kì yêu thích và suppost những con người này bởi họ quá giỏi đi, họ dám đạp lên định kiến để khẳng định bản thân mình. Có thể kể đến hiện nay như Đào Bá Lộc chời mình thích anh cực, thời gian gần đây anh ấy đã chọn sống thực với bản thân mình và kỹ năng makeup của anh thật sự là đỉnh của chóp luôn í. Tóm lại đối với những người này mình chỉ là hai cum từ thôi 1 là ngưỡng mộ và 2 là noi gương Bài viết của mình hết rồi, mong là nó sẽ đem lại một chút niềm vui và động lực cho bạn
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều ví dụ xã hội thường phân biệt đối xử với những người đi ngược lại khuôn khổ quen thuộc, hay có thể nói họ vượt ra khỏi "chuẩn mực" đã được đặt ra. Lúc đi học nếu bạn không hòa đồng và thích ở một mình sẽ bị các bạn khác cô lập, soi mói. Một người có màu da hoặc gu thời trang khác biệt sẽ bị đánh giá là không phù hợp với số đông. Cô gái xỏ nhiều khuyên tai hay nhuộm tóc rực rỡ sẽ bị phán xét không đứng đắn, làm mất thuần phong mĩ tục. Những ví dụ này thể hiện một xu hướng chung, rằng chúng ta cảm thấy không thoải mái và phản ứng tiêu cực với những cá nhân khác biệt như cách chúng ta thấy khó chịu khi nhìn một đôi dép không cùng màu hay một khung ảnh treo lệch - những thứ phá vỡ sự đều đặn trong trải nghiệm thị giác của chúng ta. Mỗi người đều có định kiến của bản thân mình, những định kiến này không có cơ sở và lý do thỏa đáng, nếu bạn ép buộc chạy theo khuôn khổ của họ thì bạn sẽ không còn là bạn nữa rồi. Bạn thử nghĩ mà xem, ngay cả các nhà khoa học nổi tiếng còn bị chê bai vì những phát minh tuyệt vời của mình huống hồ chi là bản thân bạn. Như vậy định kiến xã hội không thể định nghĩa một con người.
À để trả lời câu hỏi này, cho phép mình giải thích một chút về định kiến nha. Mình nghĩ định kiến là những thứ thuộc về tư duy thời đại nhưng lại được dựa trên quan điểm chủ quan được nhiều người hưởng ứng mà thành. Định kiến là những thứ thuộc về tinh thần và nó có thể tốt có thể xấu còn phải đặt vào từng hoàn cảnh. Lấy ví dụ nhé: Cái định kiến là: "Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" hay là: "Con gái phải e lệ, con trai phải mạnh mẽ các kiểu" vv.. nếu nó đặt trong thời phong kiến thì việc đó là bình thường, vì các bà mẹ thời đó hay dạy con gái họ phải tập nhẫn nhịn, phải lễ nghĩa, công, dung, ngôn, hạnh đều phải đủ, phải như zày như zày như zày nè kiểu kiểu đó. Nhưng nếu đặt trong bối cảnh thời này thì chẳng có chị gái nào thích nổi đâu, chắc chắn luôn. Rõ ràng trong luật pháp của nước ta đâu có điều lệ nào lạ đời thế đâu, ấy vậy mà cái luật ngầm ấy vẫn tồn tại qua rất nhiều năm rồi, ngay cả bây giờ vẫn có người mang cái quan điểm cổ hủ đó đấy, không nói đâu xa hết quê mình kìa một nùi luôn nhá. Nó không hề được cổ súy trong thời đại này nhưng lại rất phổ biến trong thời đại trước đó. Điều đó có nghĩa là gì, nó có nghĩa là định kiến cũng tuân theo định luật tương đối, nó không tồn tại mãi được nếu như nó không còn phù hợp nữa hoặc là nó không mang lại giá trị thực tiễn. Định kiến là một thứ không có chỗ đứng quá lâu nhưng định nghĩa một con người thì khác nhé. Định nghĩa một con người đâu có đơn giản dùng vài ba cái định kiến là ra. Nếu bạn để ý thì phần lớn các cuộc cải cách tư tưởng của con người để hướng tới mục tiêu chung thường người ta phải bắt đầu từ định kiến lâm thời. Nếu định nghĩa một con người đơn giản thế thì cần quái gì phải cải cách, cần quái gì phải đấu tranh, cần quái gì phải tốn công nhọc sức mà lại còn vác bực vào người như thế, định kiến mà định nghĩa được, thì con người sống qua ngày đoạn tháng cũng được vậy giống như thực vật ấy, chỉ cần tồn tại mà thôi. Nếu như vậy dựa vào định kiến thì nhân loại của chúng ta đã không thể tiến bộ được như thế, cái lỗi thời sẽ dần dần bị thay thế bằng những thứ phù hợp hơn. Định kiến sẽ tốt khi nó được dùng đúng mục đích nhưng định kiến cũng có thể giết chết một con người nếu chúng được dùng sai mục đích. Định kiến bản thân nó có hai mặt nhưng con người chúng ta thì không đơn giản nhưng thế, chúng ta thường có thói quen phán xét mọi việc chỉ qua kết quả rồi èn èn một đường kết luận (không phải ai cũng vậy nhé) dưới con mắt của chúng ta thì cái định kiến rõ ràng sẽ cực kì khác biệt. Rõ ràng là cùng một hiện tượng nhưng dưới con mắt của người này là thiên nga nhưng dưới ánh nhìn của người khác lại thành vịt giời, mỗi người chúng ta sinh ra không ai giống ai hoàn toàn, giống như vân tay vậy không có cái nào lặp lại 2 lần chính vì như thế, nên chúng ta sẽ nhìn nhận mọi việc vô cùng khác nhau. Thế nên mới sinh ra mâu thuẫn mà mâu thuẫn mới đẻ ra phát triển. Tiếp đó, mình sẽ nói về định nghĩa một con người nhé. Bạn biết đấy, thế giới quan của chúng ta khác nhau chính vì thế nên việc chúng ta định nghĩa về một con người là khác nhau. Cho nên mình sẽ nói dưới góc độ của bản thân nhé. Theo mình thì định nghĩa một người là chuyện cực kỳ lâu và rất khó khăn. Chẳng cần nói đâu xa xôi hết, đến chính bản thân mình tự hiểu rõ mình còn khó chứ huống hồ gì là người khác. Trên đời chỉ có người duy nhất biết rõ về mình là mình, đến mình còn chả hiểu mình thì cái định kiến kia dựa vào cơ sở nào mà đòi hiểu mình đây. Mình muốn hỏi là bao nhiêu người biết được thói quen của chính bạn, bao nhiêu người trong số các bạn hiểu được về các hành vi của bạn, bao nhiêu bạn biết được mình cần gì, mình muốn gì, mình sống vì cái gì không, biết năng lực của mình đến đâu không, biết sở trường, sở đoản là gì không. Đấy chính là cách để định nghĩa đấy, đấy chính là cách bạn hiểu về bạn là ai, đứng ở đâu trong cuộc đời này đấy, nó chẳng phải là cái gì quá cao siêu đâu. Nhưng thống kê cho thấy là số hiểu và làm được nó chưa đến 10% đâu nhá. Cho nên định nghĩa bạn nghe thì có vẻ rất quen nhưng cũng rất lạ, dăm ba mấy cái định kiến kia chưa đủ để nhận định đâu Hi vọng là sau khi đọc xong bài viết của mình, các bạn sẽ có thêm cách nhìn khác về định kiến cũng như định nghĩa một con người.
Định kiến và thành kiến thường "đi chung" với nhau và được sử dụng với ý nghĩa như nhau. Nếu định kiến là ý nghĩ "cố định" do cách nhìn sai lệch dựa trên cảm tính thì thành kiến là cái đã "hình thành" sẵn trước đó và thành nếp nghĩ cố định của con người. Tuy nhiên, định kiến không chỉ có tiêu cực mà còn có cả tích cực (Định kiến về định kiến giới là định kiến tích cực định kiến "Trứng làm sao khôn hơn vịt" (phản bác lại).. là định kiến tích cực). Phải thừa nhận rằng, ngày nay cho dù xã hội phát triển, tiến bộ nhưng trong ý nghĩ của mỗi người, định kiến vẫn luôn "ngự trị" (chỉ có khác nhau ở mức độ ít nhiều mà thôi), chẳng hạn như khi nói đến nghề người mẫu, nghề tiếp viên (trừ tiếp viên hàng không) hay nghề gì liên quan đến nhà hàng - khách sạn, trong đầu người ta ít nhiều cũng gợi lên sự thiếu đoan trang (nhất là nữ giới). Nói đến "xướng ca" luôn kèm theo cái đuôi "vô loài" trong ý nghĩ dù không nói ra.. Đây chính là sự thiển cận của con người, đôi khi cố chấp một cách.. xu hướng. Cái việc bắt cạo đầu, bôi vôi, ném đá.. của một thời đâu đã hết khi người con gái chửa hoang? Sự kỳ thị, phân biệt về giới, sắc tộc.. đâu đó vẫn "hiện hình" ngay cả những nước văn minh, hiện đại. Có thể nói, nguyên nhân sâu xa của bất bình đẳng giới chính là sự ảnh hưởng của khuôn mẫu cổ hủ và định kiến giới. Cái nguy hiểm của khuôn mẫu cổ hủ và định kiến giới còn là thủ phạm của nhiều tội ác và bất hạnh (cạo đầu, bôi vôi, ném đá là một phần nhỏ của tội ác đó).
Đinh kiến xã hội k xa lạ gì với chúng ta và nó đã tồn tại từ rất lâu rồi. Mỗi xã hội luôn có những định kiến nhất định và nó tác động rất lớn đến nhân sinh quan của con người trong xã hội đó. Nhiều định kiến mang tính chất phân biệt giai cấp sang hèn, một số định kiến lại đánh đồng vào giới và một số khác lại mang sự kỳ thị chủng tộc, văn hóa, vùng miền. Dù là gì đi nữa thì những định kiến này tác động k nhỏ đến nhân phẩm của 1 người vì họ dễ trở thành đối tượng bị quy chụp, tuy nhiên định kiến xã hội k quyêt định nhân cách của bất cứ ai vì những định kiến đó vốn k có căn cứ và mang nhiều quan điểm cá nhân.
"Định kiến xã hội có định nghĩa nên một con người không?" Đây là một câu hỏi khá hay đối với mình. Theo mình thì nó không hoàn toàn tạo ra một con người. Định kiến theo mình chỉ có một phần tạo nên tính cánh, nhân cách và quan điểm sống của một người thôi, còn để tạo nên một con người thì mình nghĩ còn cần nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nữa. Mọi người cũng hay nói "quy định đặt ra để phá vỡ" mà đúng không? Vậy định kiến cũng vậy! Chúc chủ tus buổi tối vui vẻ! ^^
Định kiến của xã hội có thể đánh giá 1 con người không? Theo mình thì nó vừa đúng lại vừa sai, có thể xã hội nhìn ra được 1 phần bản chất của người đó nhưng cũng không thể hiếu hết về người đó. Người ta có thể nhìn nhật thằng ăn trộm là 1 con người không có đạo đức nhân phẩm nhưng người ta nhìn nhận 1 người xăm trổ là người xấu thì lại sai. Vì sao ạ? Vì họ đâu biết được bề ngoài người đo đầy mực nhưng bản thân lại là 1 con người lương thiện. Xã hội nhìn nhận 1 con người không cảm xúc là lạnh lùng nhưng cũng đâu thể biết sâu trong tâm hồn họ lại là 1 tâm hồn trong sáng hồn nhiên, luôn vui tươi.
Thực ra vs mk thì định kiến không hoàn toàn xấu. Vì trg quá khứ pk từng có những chn gì xảy ra thì ngta ms có định kiến chứ đúng ko Mk nghĩ rằng định kiến sai vì nó không phù hợp vs thời đại nữa. Như bây giờ xã hội hiện đại, ta không thể lấy cái tư tưởng trg quá khứ để đánh giá hiện tại đc Và quan trọng là đinhk kiến sai vì nó đã lm tổn thương rất nhiều ng. Rất nhiều ng đã bị trầm cảm hoặc sống không hạnh phúc vì định kiến xh. Và mk khẳng định là định kiến không tạo nên 1 con ng nên mng hãy cứ sống hạnh phúc là chính mk nhé