Nguyên tắc điều trị táo bón 100% thành công, áp dụng cho cả trẻ em và người lớn 1. Đầu tiên, ta xét thế nào là táo bón (định nghĩa này không áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng vì dễ nhầm với giãn ruột sinh lý) - Số lần đại tiện < 3 lần/tuần - Khó đi đại tiện hoặc phải rặn nhiều - Đau hậu môn khi đi đại tiện, đôi khi có máu quanh phân do nứt kẽ hậu môn - Phân rắn khô, lổn nhổn - Trẻ có thể có thêm các biểu hiện như đau bụng, chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi, suy dinh dưỡng, thay đổi hành vi, tính tình. - Táo bón ở trẻ em ở độ nặng tạo nên cục phân to, rắn đọng trong trực tràng có thể gây nên biểu hiện són phân giả hiệu: Thỉnh thoáng có chút phân lỏng thoát qua hậu môn làm bẩn quần lót. 2. Phải làm thế nào? 2.1. Với những trường hợp táo bón mới dưới 3 tuần - Thay đổi chế độ ăn: Tăng cường rau xanh, hoa quả, ngũ cốc để tăng cường chất xơ, hạn chế thức ăn chiên xào - Uống nhiều nước, có thể dùng nước trái cây như mơ, mận - Tăng cường vận động cơ thể - Đổi sữa - Xem xét lại các loại thuốc/thực phẩm bổ sung đang sử dụng - Nếu không hiệu quả, uống chất xơ hòa tan như Isilax 2.2. Với những trường hợp táo bón mãn tính trên 3 tuần - Xác định sẽ cần vô cùng kiên trì nhẫn nại để xử lý dứt điểm tình trạng này, có thể cần 3 - 6 tháng, thậm chí lâu hơn tùy trường hợp - Quan trọng nhất: Thiết lập thói quen đi ngoài vào thời điểm cố định trong ngày: Với trẻ em thì có thể là buổi tối, khi bố mẹ có thời gian, chẳng hạn dến 8h tối, là đi ngồi bô/nhà vệ sinh, bất chấp có ị hay không, có thể khuyến khích bé bằng cách thưởng gì đó bé thích nếu chấp hành lịch này, chú ý chỉ thưởng sau khi bé làm xong, thời gian ngồi là 10 phút. Kể cả bé đã ị trước đó, nhưng đến giờ vẫn ngồi, dần dần cơ thể bé sẽ quen với nhịp sinh học này - Sử dụng thuốc nhuận tràng: Cao cấp thì có Peginpol, an toàn và hiệu quả, dùng liều khởi đầu 1g/kg cân nặng, sau khi uống thì đánh giá tính chất phân, nếu phân vẫn cứng thì tăng lên, mỗi lần có thể tăng 0, 2g/kg cho đến khi phân mềm, còn trong trường hợp lỏng thì lại làm ngươc lại, giảm mỗi lần 0, 2g/kg cân nặng, cho đến khi phân khuôn. Chọn được liều phù hợp rồi thì duy trì liều đó hàng ngày, và điều chỉnh khi cần. Trong trường hợp không mua đươc, hoặc không có khả năng uống Peginpol, thì thay bằng Duphalac với cách dùng tương tự, liều là 1, 5ml/kg cân nặng. - Thuốc nhuận tràng hoàn toàn không độc hại, không gây phụ thuộc và có thể sử dụng lâu dài trong suốt liệu trình táo bón - Kết hợp 1: Men vi sinh, có thể chọn men Imiale, sử dụng trong 3 tháng liên tục để tái lập hệ vi sinh đường ruột lành mạnh - Kết hợp 2: Chất xơ như Isilax, để hỗ trợ làm mềm phân một cách tự nhiên - Trong trường hợp không có điều kiện, thì có thể bỏ chất xơ ra khỏi liệu trình, không có điều kiện hơn nữa, thì bỏ luôn men vi sinh, những chất này hỗ trợ làm rút ngắn quá trình điều trị, không phải là lựa chọn bắt buộc như nhuận tràng - Trong quá trình điều trị, nếu 3 ngày liên tiếp bé không đi ngoài, thì mẹ nên thụt cho bé, thụt thì không tốt, nhưng để phân trong trực tràng lâu quá thì còn tệ hơn - Song song với điều trị, mẹ cần liên tục động viên khích lệ con, đồng thời kiểm tra lớp học của bé xem nhà vệ sinh có sạch sẽ không, vì nhiều bé sợ đi ở lớp nên cố nhịn về nhà, rồi lại mải chơi quên mất, đôi khi vấn đề lại nằm ở cô giáo, khi cố dọa con không cho con đi ở lớp để đỡ công rửa ráy dọn dẹp (cái này không phổ biến, nhưng không phải không có) Nhắc lại: Quan trọng nhất là sự kiên trì của cả gia đình, chỉ cần cả nhà đồng lòng thì nhất định sẽ vượt qua được căn bệnh khó chịu này Chúc các bu em thành công! Nguồn: Bác sĩ Đoàn Hải Đăng