Diễn biến tâm lí và vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu trong cuộc đối đầu với cai lệ và người nhà lí trưởng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cần ngừi nui, 7 Tháng mười một 2021.

  1. Cần ngừi nui

    Bài viết:
    201
    Viết đoạn văn nêu cảm nhận về diễn biến tâm lívẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu trong cuộc đối đầu với cai lệ và người nhà lí trưởng (Văn bản Tức nước vỡ bờ - Ngữ Văn 8)

    [​IMG]

    Cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào với đầy đủ đồ nghề, bức chị Dậu vào tình cảnh khốn cùng. Bọn tay sai ấy rình mò, đánh bắt đột ngột, lại ưu thế về số lượng, sức mạnh, quyền uy, còn chị đơn lẻ cô độc, chỉ là một người đàn bà con mọn, là dân đen thấp cỏ bé họng. Trước hai tên đầu trâu mặt ngựa ấy, phản ứng đầu tiên của chị là tìm cách van xin, run run phân trần. Chị bày tỏ thái độ nhẹ nhàng, trình bày phân tỏ thiệt hơn. Chị xin chậm nộp với lí do khách quan, chính đáng là nhà nghèo, mà tiền sưu của chồng thì đã đóng xong, còn của người chết cũng đang lo lắng chạy vạy, nào dám bỏ bễ. Chị tha thiết van cầu, mong nhận được một sự thấu hiểu cảm thông. Khi tên cai lệ giật lấy dây thừng chạy đến chỗ anh Dậu, chị xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, hốt hoảng van xin, trình bày cảnh đau yếu của chông mình. Chị vẫn xưng cháu gọi ông, nhẫn nhục nhún nhường. Lần một, chị nhận lại sự thờ ơ lạnh lùng; lần hai là hành động dửng dưng sấn tới bắt trói chồng; lần ba, chị nhận về mình những cú đấm trời giáng vào ngực. Có lẽ đến lúc này, chị Dậu đã quá sức chịu đựng, không thể tiếp tục nín nhịn trước một lũ người không có nhân tính, vì thế, chị quyết định hành động, liều mình cự lại. Đầu tiên, chị đấu lí, dựa vào đạo lí tự nhiên ốm tha già thải, không cho phép chúng hành hạ người chồng đang đau yếu. Cách xưng hô cũng thay đổi, từ địa vị nhỏ bé, thấp hèn đã chuyển thành ngang hàng, bình đẳng qua tiếng xưng "tôi". Đến khi bị tên cai lệ tát vào mặt, chị lúc này mới "vỡ bờ", cự lại bằng hành động. Chị nghiến hai hàm răng, xưng "bà" gọi "mày", thể hiện vị thế ngày càng tăng tiến, cùng với sự khinh bỉ, căm giận, cứng rắn, đanh thép của một ng phnu bình dân. Chị đã có một tư thế hiên ngang, đứng cao hơn kẻ đối địch, không còn khom lưng, luồn cúi. Chị dứt khoát đấu lực, không còn cam chịu, mà sức lực của một người đàn bà chân cứng đá mềm thì mạnh mẽ đến nhường nào. Chị túm lấy cổ tên cai lệ, ấn dúi ngã nhào ra cửa, rồi nhanh như cắt chạy lại giằng co, giật gậy, túm tóc lẳng người nhà lí trưởng ra ngoài thềm. Hàng loạt các hành động dồn dập, mau lẹ được diễn tả rất mạch lạc, rõ nét. Những động từ mạnh "túm, ấn dúi, du đẩy, vật, lẳng" đã diễn tả được sự vùng lên đầy bất ngờ, quyết liệt, táo bạo của người đàn bà nông dân vốn quen sống cam chịu, tù tội, khom lưng. Xưng hô thay đổi linh hoạt, phù hợp với tâm lí nv. Chị như chiếc lò xo bị nén quá, như con giun cái kiến bị đầy đọa, dẫm đạp, phải bật lên mạnh mẽ, chống lại mọi áp bức bất công. Những hành động tàn bạo của hai tên tay sai vô nhân bất nghĩa đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong ng nông dân. Sức mạnh bộc phát đó không chỉ đến từ lòng căm thù, sự bất bình giận dữ, mà sâu sắc hơn, nó còn đến từ đức hy sinh, vị tha của một người phụ nữ yêu chồng thương con. Sau hành động chống trả ngày hôm ấy, anh Dậu ngay lập tức bị bắt lại, mà chị Dậu cũng bị trình lên quan xét xử. Sự đấu tranh ấy tuy không thực sự giải phóng được gia đình chị Dậu, cứu giúp ng nông dân thoát khỏi sự áp bức bóc lột của thế lực giai cấp thống trị, nhưng chúng ta vẫn có thể thấy được một sức mạnh tiềm tàng ẩn sâu trong những người nông dân. Tinh thần đó là của một cá nhân đơn lẻ, cụ thể, chưa có sự dẫn dắt của một đường lối chính trị đúng đắn đủ đầy. Nếu có sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh ấy sẽ giúp ng nông dân vùng lên đấu tranh để giải phóng chính mình. Cuộc đối đầu ấy vừa khéo léo ngợi ca ng nông dân, vừa thể hiện niềm hy vọng của tác giả. Nguyên Tuân nhận định Ngô Tất Tố "đã xui người nông dân nổi loạn" là vì vậy. Khi sáng tác Tắt Đèn, Ngô Tất Tố còn chưa được giác ngộ lí tưởng cách mạng. Tuy tác phẩm kết thúc trong bế tắc tối tăm, nhưng khát vọng và ngọn đèn nào chả được thắp lên trong không gian mịt mù ảm đạm. Có thể năm, mười năm sau, chị và những người hàng xóm của mình sẽ đứng dưới lá cờ tổ quốc, trở thành những lực lượng chính quan trọng trong cuộc chiến giành lại đl tự do cho dân tộc. Nếu trong Chí Phèo, Nam Cao xây dựng một nhân vật điển hình của người nông dân bế tắc đi đến con đường gần như mất hẳn nhân tính, thì ngược lại, Ngô Tất Tố lại xây dựng một chị Dậu ngời ngời phẩm chất cao đẹp của phụ nữ Việt Nam. Chị Dậu dịu dàng chân chất, trung hậu đảm đang, yêu thương chồng con vô bờ bến nhưng cũng có thể quật ngã bọn ác bá cường hào để giành lại quyền sống. Tác giả đã cho ta thấy được một nhà nước thực dân nửa phong kiến thối nát, một dân tộc đói nghèo trong rơm rạ, trong thuế má gông cùm. Nhưng chính sức mạnh phản kháng tiềm tàng ấy mới là sự nhìn nhận mới mẻ, sâu sắc hơn cả, trở thành tượng đài bất hủ, chân lí khai sáng người nông dân.

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đây là đoạn văn mình làm năm lớp 8. Các bạn cũng có thể chú ý hơn vào số lượng câu (thường đi thi sẽ khoảng 12-15 câu) và quy định rõ ràng về cách thức trình bày đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp). Đoạn dưới này mình cắt bớt phần liên hệ mở rộng, còn phần cốt thôi. Đi thi có thể đánh dấu số lượng câu bằng bút chì được á, chủ động không thì hay đến mấy mà bị trừ 0, 5 điểm về quy định dung lượng thì tiếc thật.

    [​IMG]

    (6) Trong đoạn trích trên, diễn biến tâm lí và vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu trong cuộc đối đầu với cai lệ và người nhà lí trưởng đã được diễn tả rất chân thực, sắc nét, sinh động. (4) Trước cảnh cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào với đầy đủ đồ nghề, phản ứng đầu tiên của chị là tìm cách van xin, run run phân trần. Chị bày tỏ thái độ nhẹ nhàng, xin chậm nộp với lí do khách quan, chính đáng là nhà nghèo, mà tiền sưu của chồng thì đã đóng xong, còn của người chết cũng đang lo lắng chạy vạy, nào dám bỏ bễ. Khi tên cai lệ giật lấy dây thừng chạy đến chỗ anh Dậu, chị xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, hốt hoảng van xin, trình bày tình cảnh đau yếu của chông mình. Chị vẫn xưng cháu gọi ông, tôn trọng 2 tên tay sai, nhẫn nhục nhún nhường, vậy mà lần một, chị nhận lại sự thờ ơ lạnh lùng, không mảy may thương xót hay động lòng trắc ẩn; lần hai là hành động dửng dưng sấn tới bắt trói chồng; còn lần ba, chị nhận về mình những cú đấm trời giáng vào ngực. (4) Như một quy luật tất yếu "con giun xéo lắm cũng quằn, chị Dậu đã quá sức chịu đựng, không thể tiếp tục nín nhịn trước một lũ người không có nhân tính, vì thế, chị quyết định hành động, liều mình cự lại. Đầu tiên, chị đấu lí, dựa vào đạo lí tự nhiên ốm tha già thải, không cho phép chúng hành hạ người chồng đang đau yếu; cách xưng hô cũng thay đổi, từ địa vị nhỏ bé, thấp hèn đã chuyển thành ngang hàng, bình đẳng qua tiếng xưng" tôi ". Đến khi bị tên cai lệ tát vào mặt, chị lúc này mới" vỡ bờ ", sục sôi uất hận nghiến hai hàm răng, xưng" bà "gọi" mày ", thể hiện vị thế ngày càng tăng tiến, cùng với sự khinh bỉ, căm giận, cứng rắn, đanh thép của một người phụ nữ bình dân. Những động từ mạnh" túm cổ, ấn dúi, nhanh như cắt chạy lại giằng co, giật gậy, du đẩy, vật, túm tóc, lẳng ra ngoài thềm "đã diễn tả được sự vùng lên đầy bất ngờ, quyết liệt, táo bạo của người đàn bà nông dân vốn quen sống cam chịu, tù tội, khom lưng. Sức mạnh bộc phát đó không chỉ đến từ lòng căm thù, sự bất bình giận dữ, mà sâu sắc hơn, nó còn đến từ đức hy sinh, vị tha của một người phụ nữ yêu thương chồng vô hạn. Cuộc đối đầu ấy vừa khéo léo ngợi ca ng nông dân, vừa thể hiện niềm hy vọng của tác giả, đúng như Nguyên Tuân đã nhận định Ngô Tất Tố" xui người nông dân nổi loạn ". Nếu trong Chí Phèo, Nam Cao xây dựng một nhân vật điển hình của người nông dân bế tắc đi đến con đường gần như mất hẳn nhân tính, thì ngược lại, Ngô Tất Tố lại xây dựng một chị Dậu ngời ngời phẩm chất cao đẹp của phụ nữ Việt Nam. Chị Dậu dịu dàng chân chất, trung hậu đảm đang, thấu tình đạt lí, yêu chồng thương con vô bờ bến nhưng cũng có thể quật ngã bọn ác bá cường hào để giành lại quyền sống. Tác giả đã cho ta thấy được một nhà nước thực dân nửa phong kiến thối nát, một" dân tộc đói nghèo trong rơm rạ", trong thuế má gông cùm, nhưng chính sức mạnh phản kháng tiềm tàng ấy mới là sự nhìn nhận mới mẻ, nhân văn, sâu sắc hơn cả, trở thành tượng đài bất hủ, chân lí khai sáng ng nông dân.

    [​IMG]
     
    Jenny QwQVấn Thiên thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...