Điểm giống và khác nhau về tập quán và khẩu vị ăn uống của ba miền

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi thuyqunh05, 21 Tháng tư 2020.

  1. thuyqunh05

    Bài viết:
    30
    ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU VỀ TẬP QUÁN VÀ KHẨU VỊ ĂN UỐNG CỦA BA MIỀN BẮC – TRUNG – NAM.

    [​IMG]

    GIỐNG NHAU

    + Cả ẩm thực ba miền Bắc, Trung, Nam đều xuất phát từ miền Bắc.

    + Đều xuất phát từ dấu ấn của nền nông nghiệp lúa nước, bất kể một bữa ăn bình thường hay các ngày lễ đặc biệt, thực đơn của người Việt không thể thiếu hạt cơm.

    +Luôn có chén nước chấm ở mỗi bữa ăn.

    + Nguyên liệu để chế biến ẩm thực đều lấy từ những sản phẩm nông nghiệp, từ những nguyên liệu chính người dân tạo ra có sẵn trong thiên nhiên, nguồn thủy sản từ sông biển, từ những nguyên liệu chính người dân tạo ra.

    + Trong ẩm thực mỗi miền đều thể hiện và nói lên rõ đặc điểm về nếp sống văn hóa của mỗi vùng.

    +Hầu hết các món ăn Việt Nam đều là sản phẩm của sự chế biến tổng hợp: Rau này với rau khác, rau với các loại gia vị, rau với cá tôm.. chúng tổng hợp lẫn nhau, bổ sung lẫn nhau để tạo ra món ăn có đủ các chất dinh dưỡng: Đạm, béo đường, khoáng, nước. Nó không những đủ dinh dưỡng mà còn tạo nên hương vị vừa độc đáo, ngon miệng, vừa nồng nàn khó quên của đủ ngũ vị: Mặn-ngọt-chua-cay-béo, lại vừa có cái đẹp hài hòa của đủ ngũ sắc: Đen-đỏ-xanh-trắng-vàng.

    KHÁC NHAU

    MIỀN BẮC

    Khẩu vị: miền Bắc ít chua, ít cay, ít ngọt.

    Đặc trưng: Đơn giản nhưng tinh tế

    Đặc sản nổi tiếng: Phở Hà Nội, bún thang, bánh cuốn Thanh Trì, bún chả; các thức vặt như bánh cốm, cốm, ô mai sấu..

    Thức uống: Nước vối, Cà phê trứng Hà Nội, Trà thái nguyên..

    Loại nước chấm đặc trưng: Tương bần, Mắm tôm, Muối tiêu chanh..

    Lễ, tết thường uống: Rượu

    Trái cây: Đào, thanh mai, nhót, vải, mận..

    Món ăn đặc trưng các trưng dịp lễ tết: Dưa hành, gà luộc, thịt đông, nem rán, canh măng, xôi gấc

    Loại bánh đặc trưng: Bánh chưng, bánh dày, bánh cốm, bánh xu xuê, bánh khúc, bánh cuốn..

    MIỀN TRUNG



    Khẩu vị: cay nhiều, hơi mặn, hơi ngọt.

    Đặc trưng: Đậm đà bình dịĐặc sản nổi tiếng: Bún bò Huế, mì Quảng, cao lầu..

    Thức uống: Chè xanh, Trà Mót..


    Loại nước chấm đặc trưng: Mắm tôm chua, các loại mắm ruốc, muối ớt xanh, mắm nêm..

    Lễ, tết thường uống: Rượu

    Trái cây: Bưởi, nho, thanh long, bơ..

    Món ăn đặc trưng các trưng dịp lễ tết: Mứt gừng, nem chua, bò kho mật mía, dưa món..

    Loại bánh đặc trưng: Bánh thuẩn, bánh tét, bánh in, bánh ít, bánh gai, bánh bột lọc..

    MIỀN NAM

    Khẩu vị: c hua, cay, ngọt đậm.

    Đặc trưng: Biến tấu đa phong cách

    Đặc sản nổi tiếng: Cá lóc nướng trui, gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu Nam Vang, bánh bò..

    Thức uống: Nước thốt nốt, Nước dừa..

    Loại nước chấm đặc trưng: Nước mắm chua ngọt miền Tây, mắm me, tương đen, tương đậu nành..

    Lễ, tết thường uống: Bia

    Trái cây: Sầu riêng, dừa, vú sữa, thốt nốt..

    Món ăn đặc trưng các trưng dịp lễ tết: Thịt kho hột vịt, canh khổ qua nhồi thịt, dưa giá, lạp xưởng, củ kiệu..

    Loại bánh đặc trưng: Bánh pía, bánh cống, bánh hỏi, bánh khọt, bánh bò thốt nốt, bánh tráng..

    Bắt nguồn từ nền nông nghiệp truyền thống, văn hóa ẩm thực đã ăn sâu vào từng gia đình Việt và dần được biết đến thông qua bạn bè quốc tế. Từ đây, ẩm thực Việt đã chắp cánh cho con đường xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam ra thế giới. Trong xu thế hội nhập, Việt Nam không ngừng đổi mới và nâng cao vai trò trên mọi lĩnh vực, trong đó ẩm thực cũng đóng góp vai trò quan trọng.
     
    Admin, Sói, nguyenthihuong052 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 17 Tháng tư 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...