Kinh Dị [Dịch] Truyện Kỳ Dị Thôn Tương - Khuyết Danh

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi Mạnh Trường Ca, 19 Tháng bảy 2021.

  1. Mạnh Trường Ca

    Bài viết:
    0
  2. Đăng ký Binance
  3. Mạnh Trường Ca

    Bài viết:
    0
    Chương 1:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôi tên Tống Dương, từ nhỏ đã lớn lên ở nông thôn cùng với ông nội. Trước đây ông nội vẫn luôn phiêu bạt bên ngoài, nhưng sau khi tôi ra đời năm đó ông lại vội vã quay về quê hương Hồ Nam, từ đó về sau cũng chưa từng rời khỏi thôn.

    Sau khi trở về ông nội như biến thành một người khác, cửa lớn không đi cửa nhỏ không bước, làm việc cũng sợ bóng sợ gió, buổi tối trước khi đi ngủ phải kiểm tra then cửa vài lần mới dám lên giường. Từ trước đến nay ông là một người không sợ trời không sợ đất, cũng đột nhiên ở nhà cúng Bồ Tát, có chuyện hay không thì cũng ở trước Bồ Tát dập đầu thắp nhang.

    Người trong thôn đều nói ông nội ở bên ngoài đã làm chuyện phóng hỏa giết người nên mới quay về quê hương trốn kiếp nạn. Buổi tối không dám ra ngoài là vì sợ công an bắt đi, thắp hương bái Phật là vì làm chuyện trái lương tâm quá nhiều muốn tích đức.

    Những lời đồn như vậy cứ truyền từng đợt sắp được mười tám năm rồi. Thời gian gần đây ông nội mới đối diện trực tiếp với vấn đề này, khi có người nhắc lại chuyện này, ông nội đã tức giận hét lên: "Phạm pháp cái quái gì, tích đức cái quái gì, những lời bẩn thỉu không sạch sẽ đó mắng người khác cũng không sợ đi giày thối chân!"

    Một lời thành thật, những lời ông nội nói chưa được bao lâu thì có một người ăn mày tầm năm, sáu mươi tuổi tới nhà của tôi. Người ăn mày này mặc một chiếc áo khoác cưỡi ngựa màu đen ít thấy, cả người đều là xỉ than, lôi thôi nhếch nhác. Ai biết được, ông ta thật sự thối chân vẫn đi đôi giày cỏ như cũ, giày cỏ vốn thô ma sát khiến chân ông ta không ngừng chảy mủ.

    Khi ấy ông nội vẫn ở ngoài đồng làm ruộng, trong nhà chỉ có một mình tôi. Tôi nhanh chóng đưa cho ông ta năm tệ, muốn ông ta nhanh chóng rời đi. Người ăn mày đó nói ông ta không cần tiền chỉ cần gạo, tôi chỉ đành đưa ông ta một ống gạo. Nhưng ông ta nói muốn gạo nếp, tôi kiên nhẫn đổi cho ông ta gạo nếp, kết quả ông ta lại nói muốn trộn vào trong ít tiết gà.

    Tiết gà trộn gạo nếp là huyết thực, là thứ mà ở đây chúng tôi dùng khi đưa ma đẩy người chết đi. Tôi tức giận, hỏi ông ta có phải định bày trò trêu ngươi không, mau chóng đi ra ngoài cho tôi!

    Người ăn mày không vội vã rời đi, ông ta ngó ngó đôi chân thối của mình rồi hỏi tôi: "Cỏ tranh đứt gốc sẽ khô, chân người bị thối thì phải chữa sao?"

    Tôi trả lời một cách không quan tâm: "Chân ông bị thối là bởi vì bị giày cỏ chà, tháo giày ra thì sẽ không sao rồi."

    "Ừm.. nói cũng có đạo lý."

    Người ăn mày gật đầu rồi tháo giày ra bỏ xuống bậc cửa rồi quay người đi khỏi.

    Tôi gào to một tiếng với người ăn mày, muốn ông ta đem đôi giày cỏ đi nhưng người ăn mày đó không để ý đến tôi, một lát sau đã đi xa rồi.

    Tôi chỉ đành đem đôi giày cỏ này vứt ra ngoài, lẩm bẩm hỏi người này có phải bị điên không, sau đó quay trở về phòng.

    Bởi vì những chuyện mà người ăn mày đó đem đến không vui rất nhanh tôi đã vứt ra sau đầu. Nhưng đến tối, một chuyện bất thường đã xảy ra rồi.

    Tối ngày hôm đó, tôi bị lạnh tỉnh giấc, tôi mơ hồ mở mắt ra không biết cửa sổ bị mở ra từ lúc nào, từng trận gió lạnh không ngừng thổi vào trong phòng.

    Tôi bật đèn, định đóng cửa sổ lại, nhưng lúc chuẩn bị xuống giường thì phát hiện trên đất đã có thêm một đôi giày cỏ rách nát.

    Tôi nhận ra đôi giày cỏ này, là đôi giày mà ban ngày người ăn xin đó để lại, bên trên vẫn còn vết máu của ông ta. Nhưng rõ ràng tôi đã vứt nó đi rồi tại sao nó lại xuất hiện trong phòng của tôi?

    Tôi nhìn đôi giày cỏ rồi lại nhìn cửa sổ bị mở ra, người không khỏi run cầm cập. Cũng không biết là do có người chủ ý làm trò hay là vì có trò gì đó khác.

    Lòng tôi có chút hoảng loảng, vội vã hét đánh thức ông nội. Ông nội vào trong phòng, nhìn thấy đôi giày cỏ trên nền đất thì hỏi tôi là có chuyện gì.

    Tôi nhanh chóng nói chuyện người ăn mày với ông một lượt, ông nội nghe xong mặt tái mét: "Cháu Dương à, người sống có phải mặc áo khoác cưỡi ngựa màu đen, đó là vải liệm! Mặc vải liệm tới xin cơm không phải ăn mày, là quỷ muốn trở về thôn! Trên đường trở về quỷ xin cháu cơm, cháu không cho nhưng cháu lại đáp lời quỷ, thế chính là phạm phải sự đố kỵ dương của hắn!"

    Ông nội cuống quay mòng mòng: "Người để lại giày là tiễn cháu đi, nhưng ma để lại giày thì là muỗn đưa tang cháu! Cũng may cháu đã tỉnh lại rồi, nếu không qua giờ Tý, không ai cứu nổi cháu!"

    Tôi bị bộ dạng nghiêm trọng của ông nội dọa sợ, mà đôi giày cỏ này xuất hiện trong phòng tôi, làm cho tôi một chút cũng không dám coi đây là trò đùa.

    Tôi vội vã hỏi ông nội bây giờ phải làm sao, ông nội nhíu mày suy nghĩ một lát, bảo tôi đừng động vào đôi giày cỏ này nên đành mò mẫm trong đêm ra khỏi cửa.

    Chưa bao lâu, ông đã bưng một cái bát quay trở lại, bên trong đựng Quan Âm Sĩ.

    Ông nội bảo tôi đổi quần áo với ông, rồi lấy ra một đôi giày binh vải bố cho tôi đi. Sau đó đem đất Quan Âm vẩy dưới gầm giường.

    "Cháu Dương, một lát nữa bất kể xảy ra chuyện gì, cháu cũng không được lên tiếng. Nếu như ông xảy ra chuyện, cháu nhớ ngay lập tức gọi ông chú qua đây."

    Giao hết những việc này xong, ông nội đem cái bát còn thừa lại đất Quan Âm nhét vào trong miệng, nằm ngủ trên giường tôi, để tôi nấp dưới gầm giường.

    Làm xong những chuyện này, ông nội giống như không sao mà ngủ thiếp đi, một lát sao liền phát ra tiếng ngáy.

    Tôi co rúm dưới gầm giường không dám nhắm mắt, thời gian dần trôi đến nửa đêm.

    Ngay vào lúc tôi mệt mỏi muốn ngủ, cánh cửa sổ vốn bị đóng kín lại lần nữa bị gió thổi bay ra. Lũ côn trùng bên ngoài ngói kêu không ngừng, dọa tôi giật mình.

    Tiếng ngáy của ông nội nhất thời dừng lại, nhờ vào ánh trăng, tôi nhìn thấy tay ông thò ra từ trên giường, cầm lấy đôi giày cỏ. Chưa bao lâu, đôi giày cỏ này lại trở về mặt đất, ông nội đi nó bước xuống giường, lặng lẽ không có tiếng động mà ra khỏi cửa.

    Ông nội ra ngoài một cách bí ẩn, qua một lúc lâu cũng không quay về, mà bầu trời cũng bắt đầu chuyển xám xám.

    Trong lòng tôi càng ngày càng hoảng, cuối cùng nhịn không được mà bò ra từ dưới gầm giường, muốn đi tìm ông nội.

    Chẳng bao lâu, trước một cánh rừng trúc trước nhà tôi tìm thấy ông.

    Lúc này, ông nội ngồi yên trong rừng trúc. Lưng ông dựa vào một cây tre, mắt hiền lành nhìn về hướng ngôi nhà, không động đậy.

    "Ông nội, tại sao ông lại ở đây?"

    Tôi hét gọi ông một tiếng nhưng ông nội không trả lời tôi. Tôi đi qua đó, lờ mờ nhìn thấy trên cổ ông có thứ gì đó.

    Đó là một cái thắt lưng, một đầu của thắt lưng buộc trên cổ ông nội, một đầu buộc trên cây tre mà ông dựa vào.

    Thắt lưng không có thắt nút chết, quấn quanh cổ ông rất lỏng lẻo. Theo lý mà nói ông nội sẽ không bị ghì chết đâu. Nhưng tôi nhẹ nhàng đẩy ông, kết quả đầu ông nghiêng xuống đất, không còn thở.

    "Ông, ông nội!"

    Tôi sợ hãi ngã ra đất, tôi thế nào cũng không ngờ đến, nửa đêm ông nội ra ngoài, nhưng chớp mắt đã biến thành một cái xác!

    Trong lúc hoảng loạn, lúng túng, tôi nhớ đến lời ông nội nói với tôi trước đây, vội vàng bò dậy từ trên mặt đất, vừa đi vừa khóc chạy đến nhà ông chú.

    Ông nội tôi tên Tống Tổ Ân, ông chú tên là Tống Tổ Đức, hai nhà cách nhau rất gần.

    Thấy tôi mặc quần áo của ông nội chạy qua đây, vẻ mặt của ông chú rất khó coi, nghe xong chuyện liền theo tôi tới rừng trức nơi xảy ra chuyện.

    Khiến tôi cảm thấy kỳ lạ là, ông nội chết rồi nhưng ông chú lại không thể hiện ra quá nhiều bi thương, ngược lại vô cùng điềm tĩnh.

    Ông đi đến trước thi thể của ông nội, tháo đôi giày cỏ đó ra, sau đó móc ra đất Quan Âm trong miệng ông nội rồi đặt trong tay tỉ mỉ rất lâu.

    Tôi hỏi ông chú bây giờ phải làm sao, ông chú nghĩ một lát: "Cháu Dương à, ông nội cháu là bị quỷ hại rồi, chuyện này không thể lớn tiếng, cũng không làm đám tang được. Tranh thủ trời vừa sáng, mau chóng chôn cất."

    Ông nội chêt rồi, bố mẹ bây giờ đều ở bên ngoài, đối với sự sắp xếp của ông chú, tôi chỉ đành nghe theo.

    Ông chú cầm đến một cái cuốc, bắt đầu đào phần mộ. Tôi tháo đôi giày binh vài bố xuống, muốn đi lên cho ông nội.

    Nhưng lúc này ông chú đang bận làm việc quay đầu lại nhìn: "Cháu Dương, đừng đi giày cho ông nội, cứ để ông ấy chân đất lên đường."

    Tôi có chút mê muội nhìn về ông chú: "Nhưng mà giày vải bố.."

    "Đưa ông, ông đi."

    Tôi không biết trong bình hồ lô của ông chú bán thuốc gì, nhưng ông chú đã nói như vậy tôi chỉ đành đưa cho ông.

    Cứ như thế, ông nội được chôn vội vã trong rừng trúc trước căn nhà, mà lúc này đã là bảy giờ sáng, trong thôn các nhà lần lượt bốc lên khói bếp.

    Xử lý xong hậu sự của ông nội, ông chú liền hỏi tôi: "Cháu Dương, cháu có còn nhớ khi người ăn mày rời khỏi nhà cháu, là đi về hướng nào không?"

    "Ông ta đi về hướng đông của thôn", tôi nói mà trong lòng vẫn còn khiếp sợ.

    Ông chú gật gật đầu, thu lại đôi giày cỏ sau đó đưa tôi ra khỏi cửa, hướng về phía đông thôn mà đi.

    Đi khoảng chừng hơn mười mét, ông chú đến một con đường núi phía đông làng, sau đó lấy vài cây khô vắt ngang trên đường.

    Tôi hỏi ông chú đây là để làm gì, nhưng ông không trực tiếp trả lời mà quay qua hỏi tôi: "Cháu Dương, cháu hiểu thế nào là hồi môn quỷ bất?"

    Tôi lắc lắc đầu.

    Ông chú rút một điếu thuốc lào, nói: "Quỷ hồi môn, thực ra chính là người chết gần đây ở trong làng. Linh hồn của ông ta hôm qua đã quay về. Như vậy hôm nay nhất định phải lên núi mai táng. Mà ông ở đây lúc này, chính là đang chặn đường lên núi của ông ta."

    Ông chú nói xong mà trong đầu tôi mơ hồ, theo ý của ông, lẽ nào là ở đây bắt quỷ?

    Chẳng bao lâu, tôi nghe thấy từ xa truyền đến tiếng kèn Xô-na, tiếng pháo nổ. Nhìn về phía xa, tôi thấy một đoàn đưa tang đang đi về phía bên này, mà ở đầu đoàn một chiếc quan tài gỗ sam do mười sáu người khiêng trông rất nổi bật.
     
  4. Mạnh Trường Ca

    Bài viết:
    0
    Chương 2:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôi thường hiếm khi đi đến phía đông của thôn, cho nên không quen biết gì với người ở nơi đó, nhưng ông chú tôi lại rất quen thuộc.

    Nhìn thấy đoàn đưa linh cữu đi qua, ông chú lập tức đứng bật dậy mở miệng nói: "Ta nói mấy tối gần đây sao lại có mấy con bọ kêu, thì ra là Chu Điền Canh chết trong thôn!"

    Chu Điền Canh mà ông chú nói, không cần nói cũng biết, chính là người đang nằm bên trong quan tài kia. Nghe thấy vậy, mấy người đưa linh cữu đều không có sắc mặt tốt, một người đàn ông mặc bộ áo hiếu đi ra khỏi đoàn, ông ta chỉ vào mấy cây khô ở giữa đường, không muốn bị chậm trễ nói với ông chú: "Tống Lão quán, đường này không phải do ông sửa, núi cũng không phải do ông thầu, ông lấy mấy cái trò ma quỷ hoang đường để ngăn không cho cha tôi lên núi, rốt cuộc ông có ý gì?

    " Không có ý gì cả, tôi lần này đến, là muốn trả cho cha ông một phần "đáp lễ"! "

    Ông chú vừa nói vừa lấy đôi giày cỏ ra, nhìn người đàn ông trung niên đó, nở nụ cười rất khó chịu," Chu Minh, đi mở nắp quan tài của cha ông ra, để tôi thay ông ta đi đôi giày cỏ này vào. Chỉ cần ông ta đi xong rồi, đường lên núi này các người đi thoải mái! "

    Người đàn ông tên là Chu Minh lập tức nổi giận," Tống Lão Quán, hôm nay là ngày cha tôi lên núi, ông phát điên cái gì thì đi chỗ khác mà điên, nếu làm chậm trễ thời gian nhập thổ của cha tôi, thì ông không xong với tôi đâu! "

    Trông có vẻ hai người như sắp đánh nhau tới nơi rồi, thì vào lúc đó, một bà lão tiến về phía trước, khuyên can Chu Minh. Bà lão này trong tay đang cầm di ảnh của người chết, đây chính là vợ của Chu Điền Canh. Tôi vô thức liếc nhìn di ảnh một cái, ngay lập tức cảm thấy lạnh sống lưng, gần như không thốt nổi nên lời.

    Chu Điền Canh trong bức ảnh, ông ta.. vậy mà giống y hệt lão ăn mày đã đến nhà tôi lúc trước!

    " Chú ơi, Chu Điền Canh kia, ông ta, ông ta.. "

    Tôi chỉ vào bức di ảnh ấy, thân thể không kìm được run lẩy bẩy, mà chú vỗ vỗ vai tôi, ra hiểu cho tôi không cần nói.

    Vợ Chu Điền Canh không chú ý đến sự khác thường của tôi, bà ấy bước đến phía trước mặt ông chú tôi, mặt treo một nụ cười vô cùng khách khí nói:" Tống Lão Mãn, ông lão nhà ta trước kia đã làm vài việc không đúng với gia đình cậu, nhưng dù sao bây giờ người đã chết rồi, cậu đến đây gây khó dễ, thì có ý nghĩa gì chứ! "

    Tuy nhiên, ông chú cứng mềm không ăn, ông ấy lắc lắc đôi dép rơm, nói:" Tôi không báo thù người sống, chỉ nhớ thù người chết. Bây giờ lễ vật tôi đã mang đến đây rồi, các người nếu không cho tôi tặng xong, vậy tôi chỉ còn cách khiến cái quan tài này không thể yên ổn nhập thổ thôi! "

    Lời nói vừa dứt, ông chú bước dài lên trước, đạp một chân lên quan tài Chu Điền Canh, trên nắp quan tài để lại một vết chân đầy bùn nhão.

    Một đạp kia của ông chú không hề nặng, quan tài thậm chí không xê dịch chút nào, nhưng mà mấy cái chốt của kiệu khiêng quan bỗng chốc bung hết ra, cả quan tài rơi xuống đất uỳnh một cái.

    Quan tài lên núi không thể rơi xuống đất, mấy người phụ trách nâng quan hoảng sợ, nhanh chóng nhặt mất cái chốt lắp lại, sau đó khiêng quan tài đặt lên trên lần nữa, nhưng bọn họ gồng hết sức lực một lúc lâu vẫn không làm quan tài xê dịch nổi một phân nào.

    " Vợ Chu Lão, quan tài của ông ấy.. không khiêng được! "

    Nghe câu nói ấy, mọi người đều cho rằng ông chú đã làm điều gì đó tà ma lên cái quan tài này, mà vợ Chu Điền Canh cũng nóng lòng, hỏi ông chú rốt cuộc là muốn như thế nào.

    Lúc đó, ông chú nhìn vợ Chu Điền Canh một cái, bộ mặt âm trầm nói:" Ngày hôm nay các người không mở quan, không chỉ quan tài này không chôn nổi, mà tôi còn muốn nhà bà phải chịu đại tang! "

    Đại tang, chính là ý một nhà có hai người chết cùng một lúc. Ông chú vừa nói, vợ Chu Điền Canh ngay lập tức giống như bị trúng tà, tay chân co quắp ngã thẳng phịch xuống, cả người và bức di ảnh đồng thời ngã xuống con kênh bên đường.

    Mọi người trong chốc lát loạn thành một đoàn, lũ lượt tiến đến đỡ bà ấy dậy, mà Chu Minh không nhịn nổi nữa, cầm cái gậy chống tang hét lên muốn đánh chết ông chú.

    Nhưng ông chú không hề sợ, trực tiếp dán mặt vào," Muốn đánh chết lão tử à, ông thử xem! Mười tám năm trước ông già chết kia làm việc không sạch sẽ bị sét đánh, nếu mà ông dám đánh tôi, thì xem ông trời trừng trị ông thế nào! "

    Chu Minh quả nhiên bị ông chú dọa cho sợ đứng người, giơ cái gậy tang lên một lúc lâu, cuối cùng vẫn không dám hạ xuống.

    Quan tài kiêng không động, vợ Chu Điền Canh thì mê man bất tỉnh, mà Chu Minh thì không dám làm gì ông chú, hiện trường bốc chốc trở nên lộn xộn.

    Mọi người hiểu những chuyện này là do ông chú tôi giở trò, từng người lần lượt tới khuyên can chú tôi dừng tay, nhưng từ đầu đến cuối ông chú chỉ nói một câu: Mở quan tài thì thì dễ nói, còn không thì không có thương lượng gì cả.

    Sau khi quan tài được đóng đinh, mở quan tài là đại kỵ, mọi người ở đó đều không thể quyết định ngay lập tức, nên không dám tùy tiện đồng ý điều kiện của ông chú.

    Tình thế giằng co như vậy cứ tiếp diễn, cho đến khi, Tăng sư công, người ở không xa nơi này lắm, nghe được tiếng động vội vàng chạy đến.

    Tăng sư công ở trong thôn của chúng tôi, làm công việc giúp gia chủ khám âm trạch, bởi vì bệnh tăng nhãn áp, mắt trái đã bị mù.

    Sau khi ông ấy đến, những người đưa linh cữu bên nhà họ Chu lập tức qua đây chào hỏi, ai cũng nói việc ông chú làm là không phải.

    Tăng sư công liếc nhìn quan tài trên mặt đất một cái, lại nhìn vợ Chu Điền Canh bất tỉnh nhân sự bên cạnh, hướng ông chú hỏi:" Tống Lão Mãn, lần báo thù này của cậu nghiêm trọng thế, rốt cuộc là cậu có ân oán gì với Chu Điền Canh này? "

    Ông chú vỗ vỗ đôi giày cỏ bên cạnh.

    Giày," Tối hôm qua, không biết kẻ bất lương nào đã ném đôi giày này vào nhà thằng Dương, làm cho đám bọ bên ngoài kêu cả đêm, còn hại anh trai tôi gặp nạn. Tôi trái nhìn phải nhìn, như thế nào cũng cảm thấy đôi giày cỏ này rất thích hợp với Chu Điền Canh. Thế nên mới ngăn đường lên núi của bọn họ, muốn tặng cho Chu Điền Canh đôi giày này. "

    Nghe xong, Tăng sư công đầu tiên sửng sốt, sau đó sắc mặt đại biến, ông ấy nhìn chằm chằm quan tài một lúc lâu, sau đó có vẻ như đã đồng ý với ông chú:" Ừm, đường núi khó đi, nếu không có một đôi giày cỏ, quả thật rất khó khăn. "

    Tiếp đó, Tăng sư công nhìn về phía Chu Minh, bảo với ông ta để cho ông chú đi giày cho Chu Điền Canh đi.

    Nghe người lớn nói, lúc tôi còn chưa ra đời, có một lần Tăng sư công nhìn thấy một người bên dòng nước đốt vàng mã ốc đầu huyết thực liền nói không bao lâu nữa, chỗ này sẽ có một cậu trai trẻ chết đuối, sau đó lại chết thêm một bà bầu nữa. Kết quả bảy ngày sau, từ trong ao vớt được xác một nam thanh niên, không lâu sau lại có một thai phụ chết ở bên đường vì khó sinh.

    Vì việc này, Tăng sư công trong thôn chúng tôi có tiếng tăm rất lớn, bình thường nhà nào có việc gì quái lại hoặc gặp phải thứ gì không sạch sẽ, người dân trong thôn đều sẽ mời Tăng sư công đến xem cho, Tăng sư công nói việc nào phải làm, việc nào không được làm, mọi người đều răm rắp nghe theo.

    Mà hiện tại câu nói của ông ấy đã thốt ra, Chu Minh dù rất không bằng lòng vẫn phải gọi người cạy đinh quan tài ra, đồng thời không quên nguyền rủa một câu:" Tống Tổ Đức, ông ngăn không cho cha tôi lên núi, mở nắp quan tài đã đóng của ông ấy, ông sẽ sớm gặp phải báo ứng thôi! "

    Đối với câu nói đó, ông chú lựa chọn phớt lờ, đợi đến khi nắp quan tài mở ra, ông ấy bước tới trước quan tài, lật bỏ tấm vải trắng che mặt Chu Điền Canh, đem một nắm thức ăn vấy máu nhét vào trong miệng ông ta, sau đó lấy ra đôi giày cỏ đặt ở vị trí bàn chân ông ta.

    Sau khi làm xong mấy việc đó, ông chú nhìn vào thi thể đã bắt đầu vữa nát của Chu Điền Canh nói:" Chu Điền Canh à, ông để lại giày, tôi cũng để lại giày, ông làm một, tôi làm gấp năm gấp mười. Hai chúng ta đều có người nhà, nhưng nếu ông lại không biết điều, thì đừng trách tôi không cư xử tử tế! "

    Lời nói của ông chú như là nói với một người đang sống sờ sờ. Qua một lúc lâu, ông chú mới rời mắt khỏi thi thể, ông ấy nhìn Chu Minh một cái, nói có thể hợp quan rồi.

    Đinh quan tài một lần nữa được đóng lại, ông chú theo sau lau bỏ dấu chân bùn trên mặt quan tài.

    Nói cũng lạ, sau khi dấu chân bùn đó được chùi đi, người vợ vốn hôn mê bất tỉnh của Chu Điền Canh đột nhiên mở mắt, giống như không có việc gì đứng bật dậy, chỉ vào ông chú mà mắng chửi xối xả. Mà mấy người khiêng quan tài thử khởi quan lần nữa, kết quả quan tài nhấc lên vô cùng dễ dàng.

    " Tăng sư công, ngày hôm nay đa tạ ngài đã giúp lão đệ giải vây. "

    Ông chú hướng Tăng sư công nói một câu như vậy, sau đó kéo tôi nhanh chóng rời khỏi nơi này.

    Ông chú ngoại trừ hơn hai mươi năm trước đi cùng ông cụ làm thuê ở bên ngoài một quãng thời gian, thì thời gian còn lại chỉ ở trong thôn, là một nông dân chân chính hàng thật giá thật, tôi thật sự không ngờ ông ấy lại có bản lĩnh dùng một vết chân khiến quan tài không nhấc lên nổi, một câu nói có thể làm người ta hôn mê bất tỉnh.

    Trên đường về nhà, tôi hỏi ông chú mấy việc này là do đâu. Nhưng ông chú vừa đi vừa giẫm giẫm đôi giày không vừa chân, nói," Ta không có bản lĩnh lớn gì cả, chỉ là mượn một phen uy phong ông của con thôi. "

    Uy phong của ông? Nhưng mà, ông tôi không phải đã chết rồi sao?

    Đến đây, ông chú không nói nữa, dẫn theo tôi về nhà.

    Vừa bước vào cổng, tôi phát hiện mộ của ông ở rừng trúc đã bị ai đó đào lên, trong mộ hoàn toàn trống trơn. Tôi quay đầu nhìn lại vào trong nhà, thấy cửa lớn vốn đóng chặt trong nhà đang mở, mà ông tôi giống như không có việc gì, đang ngồi ở trên bệ cửa, vắt chéo hai chân nhàn nhã hút thuốc.

    Tôi giật nảy mình, tưởng rằng ông đã thành trá thi, nhưng ông chú tỏ ý ra hiệu tôi đừng sợ," Cháu Dương, ngày hôm qua tên ăn mày để lại giày kia đúng là Chu Điền Canh, ông của cháu là bị hắn câu mất hồn phách. Hiện tại ta vừa ở đó làm loạn một trận lớn, giải quyết xong oán của Chu Điền Canh. Nếu thân thể mà không có hồn phách, người làm sao mà sống được phải không?

    Tôi bị dọa đờ người ra một lúc, nhưng nếu dựa theo ý tứ mà ông chú nói, ông tôi không phải là trá thi, thật sự là sống lại rồi, tôi ngay lúc ấy hết khóc lại cười.

    Tuy nhiên, ông tôi vừa chết đi sống lại, ông chú lại nghiêm sắc mặt, giật phắt điếu thuốc trên tay ông, "Lão ca, sao anh suốt ngày chuốc nợ vạ miệng khắp nơi thế? Thời điểm chưa tới, những lời không nên nói thì đừng có nói lung tung. Hôm nay vì chuyện của anh mà em phải chạy đến nhà họ Chu náo loạn một trận, nếu không phải vì người Chu gia vốn sợ em ba phần, thì cái bộ xương già này e là bị họ đánh cho tan nát! Anh trái lại nhàn rỗi, ngồi trong nhà ung dung hút thuốc uống trà, trong lòng anh có nghĩ đến em không!"

    "Không phải là bảo cậu làm chút việc nhỏ, đến mức nổi nóng như vậy sao?"

    Dáng vẻ ông thoải mái nhàn nhã, rung rung đùi, nhìn ông chú hỏi: "Lão đệ, cậu biết tên Chu Điền Canh đó vì sao mà chết không?"

    Ông chú lửa giận vẫn còn chưa vơi, nhưng vẫn nói rõ nguyên nhân cái chết của Chu Điền Canh.

    Trước đó, Chu Điền Canh làm thuê cho một mỏ than trong thôn. Chính là vào bảy ngày trước, trụ chịu lực trong mỏ đột nhiên bị gãy, trùng hợp đè trúng Chu Điền Canh. Đợi đến lúc có người kéo ông ta ra thì ông ta đã tắt thở mà chết.

    Cuối cùng, ông chú lại bổ sung một câu, "Lão ca, nếu em nhớ không nhầm, cái trụ chịu lực bên trong mỏ than đó, hình như là do anh đóng lúc trước phải không?"
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...