Review Truyện Dị Thế Lưu Đày - Dịch Nhân Bắc

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Donna Queen, 11 Tháng sáu 2019.

  1. Donna Queen

    Bài viết:
    184
    Nghiêm Mặc – một tên thần y xấu xa, tạo nên bao nhiêu nghiệp chướng trong kiếp nhân sinh gần 40 năm của hắn – sau khi chết, phát hiện mình tỉnh lại trong một thân thể gần như tàn phế. Không lâu sau đó phát hiện bản thân không những vật vật vã vã sống cùng với đám dã nhân đầu óc nguyên thủy ở một thế giới xa lạ và tàn nhẫn, mà còn bị quản chế bởi Sách Hướng Dẫn Cải Tạo Lưu Đày, ép buộc hắn phải lám việc thiện để giảm điểm cặn bã.

    Thế sao không chết quách lần nữa đi cho rồi? Vì phần thưởng sau khi giảm hết điểm cặn bã quá quan trọng đối với hắn. Hắn có thể hồi sinh đứa con nhỏ duy nhất của hắn – Đô Đô. Bồi thường tất cả những ủy khuất cùng mất mát mà con hắn phải chịu ở kiếp trước.

    Biến hóa nội tâm của Nghiêm Mặc đi từ cố gắng sống sót, nỗ lực giảm điểm cặn bã để con hắn được sinh ra một lần nữa, đến chấp niệm kiến tạo thế giới với mong muốn có thể cho con hắn một môi trường sống tốt nhất.

    Trên hành trình trở thành cường giả, Nghiêm Mặc không ngừng vận động não, dùng hết tất cả các mánh khóe và hiểu biết của mình, cùng với sự trợ giúp của Sách Hướng Dẫn và cơ may mà dần dần thu phục nhân tâm, thành lập bộ lạc riêng, mở rộng bộ lạc, kết giao bạn bè tứ phương tám hướng, đánh đuổi thù trong giặc ngoài. Trải qua trăm nghìn đắng cay ngọt bùi, đến cuối cùng, có thể đạt được năng lực lãnh đạo tinh cầu Bàn Cổ chống lại ma thần đến từ bầu trời, hoàn thành sứ mệnh của 12 cổ thần thời viễn cổ.

    Như tên đã nêu, bộ này thuộc thể loại dị giới – thế giới khác (ngoài Trái Đất) – nơi mà cái gì cũng có thể xảy ra, mọi quy luật của tự nhiên hay sinh lý hóa gì đó đều do trí tưởng tượng phong phú của tác giả định đoạt.

    Cái dị trong truyện bao hàm nhiều thứ không kể hết, ví như sinh vật trí tuệ (có thể xem là người/ người lai động/thực vật khác) và sinh vật bán trí tuệ (động vật có khả năng tư duy và giao tiếp cơ bản) ; năng lực đặc biệt (điều khiển đất đá, gió, âm thanh, v. V.. ; sức mạnh linh hồn) ; phù văn; vật dụng được chế tạo từ xương cốt, ma thần đến từ bầu trời (sinh vật ngoài hành tinh) v. V).

    Nói chung là phong phú, và cũng rất sáng tạo. Tớ chưa đọc nhiều về các loại dị thế khác ngoài luyện đan và khí công. So với hiểu biết và lượng đam đã đọc thì tớ rất thích thế giới sinh vật của Dị Thế Lưu Đày. Nói xa không xa nói gần không gần. Các diễn giải về khí hậu và địa lý không khác biệt lắm so với Trái Đất, những đặc trưng của các loại thảo dược, động thực vật cũng khá giống. Chỉ có sự kết hợp giữa nhiều giống loài, cũng như phương thức sinh tồn, các quy luật xã hội và phân chia cấp bậc xã hội cùng dị năng là khá lạ lẫm. Cho nên người rất dễ tiếp thu nhưng vẫn cảm được cái mới mẻ của truyện. Hơn nữa sự kết hợp cũ mới này lại vô cùng hài hòa, khá hợp logic. Nên không cần vật vã tốn chất xám như việc nhớ tên các loại đan dược. TT. TT

    Đây là một công trình đồ sộ. Cảm thấy có thể được dựng thành một series phim dài tập mang đẳng cấp Hollywood.

    Đối chiếu với tổng số lượng chương là 660 là biết.

    Nói đồ sộ, chính là bởi vì, theo bước chân của Nghiêm Mặc, tác phẩm không khác gì là một sự kết hợp của các loại sách: Sách Sử – Lịch sử chi tiết Cửu Nguyên + Lược sử hành tinh Bàn Cổ và các sinh vật; sách Địa – Địa lý – hệ sinh thái Đông và Tây đại lục; sách Sinh, Hóa và Lý – các loại thường thức về sinh học và khoa học đời sống; sách Triết cổ đại và hiện đại – các ví dụ về đối nhân xử thế, quản lý nhân sự và đàm phán; sách Công pháp – các biện pháp thăng cấp năng lực và cường hóa thân thể; Sách phổ cập về tôn giáo – hệ thống và lịch sử về thần của hành tinh Bàn Cổ; Sách Chính trị – Trị quốc an dân – các phương pháp và ví dụ thu phục nhân tâm và các chính sách tương ứng; v. V..

    Về địa lý mà nói, thế giới trong truyện chính là cả một tinh cầu, đến gần cuối còn kéo dài dây dưa ra cả ngoài vũ trụ. Tinh cầu Bàn Cổ có 5 đại lục tất cả, lần lượt là Đông Tây Nam Bắc và Trung tâm. Trong đó, sân khấu chính của truyện là Đông đại lục, sân khấu phụ là Tây và đại lục Trung Tâm. Hai cái còn lại được nhắc đến vài lần.

    Nói đến Đông đại lục, trong truyện có bao nhiêu thế lực, nhân vật chính để lại dấu chân ở bao nhiêu nơi là có bấy nhiêu địa hình được tô vẽ. Chưa nói đến những địa điểm đặc thù được tác giả nghiên cứu mô tả kỹ lưỡng như hồ muối, khái niệm bình nguyên, cao nguyên lục địa, v. V.. Hướng đi của sông núi rừng, vị trí các bộ lạc, thành quách, v. V.. Còn có mô tả về mặt kiến trúc cấu tạo của thành, sơ đồ chợ giao dịch v, v..

    Tóm lại, để dựng nền background, tạo hiệu ứng thời tiết khí hậu cho phim thôi đã đủ khổ rồi. Không khác với việc vẽ lại một cái bản đồ thế giới là mấy.

    Thế giới trong Dị Thế Lưu Đày, nói nguyên thủy cũng không phải nguyên thủy, nói hiện đại cũng không phải hiện đại.

    Theo tác giả phân tích, tốc độ phát triển của các tộc người/ bộ lạc và các nền văn minh trong truyện có sự chênh lệch khá lớn. Phần lớn là do sự kém phát triển về vấn đề truyền tin và vận tải.

    Do có sự chênh lệch lớn đó, tuy có một số khái niệm về ngôn ngữ chung hay nô lệ và chiến sĩ. Một số bộ lạc hay tộc người vẫn sống ăn lông ở lỗ, mặc da thú, điều kiện sinh hoạt như nguyên thủy. Ngoài lửa, muối thô và con mồi; trên thân hầu như không còn gì đáng giá khác. Tóm gọn là một đám dã nhân có phong cách sinh hoạt như người nguyên thủy lại có suy nghĩ tư hữu và công hữu của xã hội chiếm hữu nô lệ và huấn luyện chiến sĩ theo kiểu quân đội, hoặc chí ít cũng là nhà binh thời phong kiến.

    Ngược lại, một số bộ lạc trí tuệ – vd: Tộc Luyện Cốt/ Hữu Giác Nhân có nền văn minh phát triển nên cũng có những phát minh sáng tạo độc đáo từ xương thú và người phục vụ cho đời sống và phòng thủ chiến đấu. Về mặt này, tác giả lấy ý tưởng từ các vật dụng và vũ khí ở thời hiện đại. Rất thích ý tưởng này, cảm thấy vô cùng sáng tạo luôn ấy.

    Nói thêm thì thế giới trong truyện đến những phần cuối có hơi dính líu đến thế giới vũ trụ nữa. Cho nên có bao gồm một số khái niệm về trí năng, trí thông minh nhân tạo, vũ khí và tàu bay từ ngoài vũ trụ.

    Mà quan trọng nhất chính là tri thức uyên bác của thần y Nghiêm Mặc – kiêm nhân vật chính. Sinh tồn nơi hoang dã, đối với những người hiện đại làm công ăn lượng chúng ta mà nói chính là tìm đường chết.

    May mắn thay nhân vật chính của chúng là một nhà khoa học y bác sĩ tầm cỡ quốc tế. Trong đầu thiên tài của chúng ta có gì? Tất tần tật cái gì mà thảo dược, kinh mạch, kim khâu, châm cứu, phương thức chữa gãy xương, thí nghiệm quét cơ thể, phân tích thành phần vật chất, phương thuốc chữa bệnh dịch tả v. V.. thuộc về Đông và Tây y. Còn có các loại thường thức về may vá, vải vóc; trồng trọt; chăn nuôi; xây nhà; xây thành đắp lũy, đào sông; giáo dục; đối nhân xử thế; các loại vật liệu gỗ đá, kim loại; v. V.. dùng để nâng cao chất lượng cuộc sống.

    Có ý gì?

    Tức là, để có thể nhắc đến, giải thích và phổ cập cho độc giả và lồng ghép những kiến thức nêu trên, tác giả hẳn phải hao tâm tổn sức mà tìm tòi nghiên cứu làm tăng độ sâu sắc và giá trị của truyện.

    Những phần tri thức ấy, ngoài những khái niệm hư cấu, còn lại, nhờ có cách mô tả rõ ràng, sinh ra mấy phần gần gũi với người đọc. Khiến người đọc không cảm thấy bản thân bị tách rời quá nhiều khỏi thế giới không khỏi mới lạ kia. Hầu như mọi vấn đềđều có thể dùng lý luận khoa học phương Tây và lý luận cổ truyền phương Đông để giải thích. Chúng độc giả có thể thông suốt, não không bị tắc nghẽn, không miễn cưỡng mà chấp nhận cái dị của truyện.
     
    Smilies, Tiên Nhi, LieuDuong1 người nữa thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...