Đề thi thử 5 sử 12 2021 bộ gdđt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thanh Trắc Nguyễn Văn, 22 Tháng sáu 2021.


  1. Câu 1. Trong phong trào kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất là?

    A. Khởi nghĩa Yên Thế

    B.Khởi nghĩa Bãi Sậy

    C.Khởi nghĩa Hương Khê

    D.Khởi nghĩa Ba Đình

    Câu 2. Sau cuộc khai thác thuộc địa lần I ở Đông Dương (1897-1914), giai cấp nào mới xuất hiện?

    A. công nhân

    B. nông dân

    C. địa chủ

    D. phong kiến

    Câu 3. Vấn đề nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng Minh trước hội nghị Yalta?

    A. Thành lập một tổ chức quốc tế để duy trì hòa bình thế giới.

    B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

    C. Tổ chức lại thế giới sau khi chiến tranh thế giới kết thúc.

    D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

    Câu 4. Mục đích của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở nào?

    A. Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

    B. Tôn trọng nguyên tắc chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn.

    C. Tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.

    D. Tôn trọng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

    Câu 5. Từ 1950 đến 1991, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch kinh tế dài hạn nhằm

    A. xây dựng cơ sở vật chất của xã hội chủ nghĩa

    B. đưa Liên Xô thành quốc gia hàng đầu thế giới

    C. giúp đỡ cho các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

    D. khôi phục lại kinh tế sau Thế chiến II

    Câu 6. Với sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập, lịch sử ghi nhận năm 1960 là

    A. Năm Châu Phi

    B. Năm bùng cháy

    C.Năm độc lập

    D. Năm cách mạng

    Câu 7. Mục tiêu của phong trào đấu tranh của các quốc gia châu Mỹ latinh sau thế chiến II là

    A. Chống chế độ độc tài thân Mỹ.

    B. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ

    C. D. Chống chế độ phân biệt chủng tộc

    Câu 8. Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á giành được độc lập với hình thức

    A. Khởi nghĩa vũ trang

    B. Bãi công

    C. Vận động ngoại giao

    D. Biểu tình

    Câu 9. Khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới II, Mỹ trở thành

    A. trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới.

    B. cường quốc công nghiệp hạng II thế giới.

    C. đi đầu trong việc chinh phục vũ trụ

    D. một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới.

    Câu 10. Điểm xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Thế chiến II đến này là

    A. liên minh chặt chẽ với Mỹ

    B. ủng hộ hòa bình thế giới

    C. mở rộng quan hệ với ASEAN

    D. mở rộng quan hệ với Tây Âu

    Câu 11. Từ thập kỷ 50 đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX,Tây Âu đã trở thành

    A. một trong ba trung tâm kinh tế tài chánh thế giới

    B. trung tâm kinh tế, tài chánh lớn nhất thế giới tư bản.

    C. Trung tâm kinh tế, khoa học kĩ thuật lớn nhất thế giới

    D. trung tâm khoa học kỹ thuật công nghệ của thế giới

    Câu 12. Nội dung nào dưới đây được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?

    A. Các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật – công nghệ từ bên ngoài

    B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế ở các khu vực.

    C. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

    D. Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới.

    Câu 13: Lực lượng xã hội nào ở Việt Nam đấu tranh chống độc quyền Cảng Sài Gòn của tư bản Pháp (1923)?

    A. Tư sản B. Công nhân

    C. Tiểu tư sản D. Nông dân.



    Câu 14: Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu được xuất bản thành

    A. Đường Kách mệnh B. Bản án chế độ thực dân Pháp.

    C. Con rồng tre D. Kháng chiến nhất định thắng lợi

    Câu 15: Tổ chức nào sau đây được thành lập tại Hà Nội vào tháng 3-1929?

    A. Chi bộ cộng sản đầu tiên

    B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

    C. Đông Dương Cộng sản đảng.

    D. Việt Nam Quốc dân đảng.

    Câu 16: Điều kiện quyết định dẫn đến sự ra đời của khuynh hướng vô sản trong phong trào yêu nước Việt Nam sau Thế chiến I là gì?

    A. Sự truyền bá con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc.

    B. Những tác động của sự ra đời Quốc tế Cộng sản.

    C. Sự thất bại của khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản.

    D. Những tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần II của Pháp.

    Câu 17: Cuộc khai thác thuộc địa lần II có điểm khác với Cuộc khai thác thuộc địa lần I về nông nghiệp là

    A. Pháp tăng vốn đầu tư cho cây cao su.

    B. nhiều đồn điền trồng cây cà phê được lập.

    C. Pháp tăng cường trồng cây công nghiệp.

    D. Pháp coi trọng việc trồng lúa ở Bắc bộ.

    Câu 18: Điểm khác nhau cơ bản giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân trong phong trào dân tộc, dân chủ là

    A. sớm tiếp thu trào lưu tiến bộ B. là động lực của cách mạng.

    C. chống đế quốc, phong kiến. D. có tinh thần yêu nước..

    Câu 19: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã chuẩn bị

    A. chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

    B. lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

    C. lực lượng chính trị, vũ trang cho cách mạng Việt Nam.

    D. nhân lực, vật lực tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Câu 20: Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam dẫn đến sự hình thành của

    A. liên minh công nông. B. mặt trận dân chủ.

    C. mặt trận Liên Việt D. mặt trận Việt Minh.

    Câu 21: Kẻ thù trực tiếp trước mắt của nhân dân Việt Nam trong những năm 1936-1939 là

    A. chế độ phản động thuộc địa. B. Đế quốc Pháp và tay sai

    C. Tư sản và địa chủ. D. Đế quóc và phong kiến.

    Câu 22: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939 đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là

    A. Đánh đổ đế quốc và tay sai B. cải cách ruộng đất.

    C. Chống tư sản và địa chủ. D. Đánh đổ phong kiến.

    Câu 23: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 7-1936 đã chủ trương thành lập

    A. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

    B. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

    C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

    D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Việt Nam

    Câu 24: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ trước mắt là

    A. giải phóng dân tộc B. giải phóng giai cấp

    C. cách mạng ruộng đất. D. lật đổ phong kiến.

    Câu 25.Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời khu giải phóng Việt Bắc là gì?

    A. Hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

    B. Là trung tâm đầu não của cách mạng Việt Nam.

    C. Là cơ sở chỉ huy của tổng khởi nghĩa tháng 8.

    D.Trung tâm cách mạng của khu vực Tây Bắc.

    Câu 26.Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945?

    A. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và Đồng minh.

    B. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Hồ Chí Minh.

    C. Có quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng trong 15 năm qua.

    D. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.

    Câu 27: Sự kiện trực tiếp nào đưa đến quyết định toàn quốc kháng chiến của Đảng và chính phủ ta trong năm 1946?

    A. Pháp gởi tối hậu thư đòi kiểm soát thủ đô .

    B. Pháp chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn.

    C. Pháp tấn công Nam Bộ và Nam Trung bộ.

    D. Hội nghị Phôngtennơblô thất bại.

    Câu 28: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), chiến thắng làm thất bại hoàn toàn chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp là chiến thắng trong

    A. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

    B. chiến dịch Biên giới Thu- Đông năm 1950.

    C. chiến cuộc Đông- Xuân 1953-1954.

    D. chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947.

    Câu 29: Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 đã có tác động như thế nào đối với cục diện chiến trường?

    A. Buộc Pháp phải chuyển từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang đánh lâu dài với ta

    B. Quân đội ta chuyển sang giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ.

    C. Làm xoay chuyển cụ diện chiến tranh, quân Pháp chuyển sang thế bị động.

    D. Quân đội ta chuyển sang giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ.

    Câu 30: Chiến thắng Biên giới thu- đông năm 1950 có tác động như thế nào đối với cục diện chiến trường?

    A. Ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính.

    B. Làm thất bại âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp.

    C. Pháp buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

    D. Gây tâm lý hoang mang rệu rã cho quân đội Pháp.

    Câu 31: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

    A. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương

    B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Hồ Chủ Tịch.

    C. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

    D. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

    Câu 32: Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) được coi là đỉnh cao của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 vì

    A. đã đập tan kế hoạch Nava, giáng một đòn vào ý chí xâm lược của Pháp.

    B. đã kết thúc hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

    C. bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava, giáng đòn nặng nề vào Mĩ.

    D. từ đây cuộc kháng chiến có thêm sự ủng hộ của khối xã hội chủ nghĩa.

    Câu 33: Trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973), Mĩ đã sử dụng thủ đoạn nào gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

    A. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.

    B. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

    C. Phối hợp về hỏa lực không quân, hậu cần Mĩ.

    D. "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".

    Câu 34: Trong đường lối đổi mới (từ tháng 12-1986) Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương hình thành cơ chế kinh tế nào?

    A. Thị trường. B. Bao cấp. C. Tập trung. D. Kế hoạch hóa.

    Câu 35: Điểm khác biệt về lực lượng chính giữa chiến lược "chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam là

    A.. quân đội Sài Gòn là chủ lực. B. quân đồng minh của Mĩ là chủ lực.

    C. quân Mĩ là chủ lực. D cố vấn Mĩ là chủ lực.

    Câu 36: Âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến lược " Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam trong những năm 1965- 1968 là

    A. giành lại thế chủ động trên chiến trường.

    B. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

    C. Tạo lợi thế trên mặt trận ngoại giao.

    D. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

    Câu 37: Điểm mới của chiến lược " Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968) so với "Chiến tranh đặc biệt" (1961 – 1965) của Mĩ ở miền Nam là

    A. có sự tham gia của quân đội Mĩ và quân đồng minh Mĩ.

    B. mức độ chiến tranh ngang nhau, chưa ác liệt.

    C. có sự tham gia quân đội Sài Gòn với viện trợ Mĩ.

    D. phạm vi chiến tranh lan rộng khắp Đông Dương.

    Câu 38: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 được xem là sự kiện mở đầu cao trào

    A. "Tìm Mĩ mà đánh - lùng ngụy mà diệt".

    B. "Mỗi người dân là một chiến sĩ".

    C. "Tiến lên toàn thắng ắt về ta".

    D. "Noi gương Vạn Tường, giết giặc lập công".

    Câu 39: Chiến thắng nào của quân ta mở ra khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt" của Mỹ từ 1961-1965?

    A. Ấp Bắc. B. Đồng Xoài. C. Vạn Tường. D. Bình giã.

    Câu 40: Điểm giống nhau về hình thức chiến tranh giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam là

    A. xâm lược thực dân kiểu mới. B. chiến tranh phá hoại.

    C. chiến tranh tổng lực. D. xâm lược thực dân cũ.

     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...