Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2/1 A. thành lập Tòa án Quốc tế để xét xử tội phạm chiến tranh. B. thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. C. tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa Phát xít Đức và Chủ nghĩa Quân phiệt Nhật. D. thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít. Câu 2. Tổ chức nào dưới đây là tổ chức liên kết kinh tế thương mại lớn nhất thế giới? A. WTO B. APEC C. NAFTA D. ASEM Câu 3. Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu A. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. B. khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước. C. nhanh chóng vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới (NICs). D. thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước. Câu 4. Năm 1957, Liên Xô đã đạt thành tựu lớn khi A. phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất. B. đưa người đầu tiên lên thám hiểm mặt trăng. C. phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh trái đất. D. chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ. Câu 5. Ba con rồng kinh tế của Đông Bắc Á bao gồm A. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan B. Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan. C. Hàn Quốc, Ma Cao, Triều Tiên. D. Hàn Quốc, Hồng Công, Ma Cao. Câu 6. Lịch sử ghi nhận năm 1960 là "Năm Châu Phi" vì A. có 17 quốc gia ở Châu Phi giành được độc lập. B. chủ nghĩa Thực dân cũ ở Châu Phi đã bị sụp đổ về cơ bản. C. nhân dân Châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. D. chế độ Phân biệt chủng tộc (Apacthai) đã bị xóa bỏ ở Nam Phi. Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu và chiến lược của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Hợp tác mọi mặt với Liên Xô để duy trì trật tự thế giới hai cực. B. Chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. C. Làm bá chủ thế giới. D. Đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới. Câu 8. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ là A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ. D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất. Câu 9. Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam (1945), Cách mạng Trung Quốc (1949) và Cách mạng CuBa (1959) có ý nghĩa A. mở rộng không gian địa lí của thệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. B. làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. C. làm sụp đổ về cơ bản trật tự 2 cực Ianta. D. làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. Câu 10. Nhân tố nào chi phối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ. B. Sự cạnh tranh thị trường và thuộc địa giữa các cường quốc tư bản. C. Sự phân chia giàu nghèo giữa các quốc gia. D. Sự liên minh kinh tế khu vực và thế giới. Câu 11. Trong các giai cấp của xã hội Việt Nam xuất hiện sau cuộc khai thác lần hai, giai cấp nào có khả năng vươn lên lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. Công nhân. B. Tư sản. C. Tiểu tư sản D. Nông dân. Câu 12. Mâu thuẩn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX cần phải giải quyết là A. toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai. B. giữa tư sản người Pháp và tư sản Việt Nam C. địa chủ phong kiến, nông dân Việt Nam với thực dân Pháp D. giữa địa chủ phong kiến và nông dân Câu 13. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là A. báo Thanh Niên. B. tác phẩm "Đường Kách Mệnh". C. báo Búa Liềm. D. báo Người Cùng Khổ. Câu 14. Chính cương, sách lược và điều lệ vắn tắt của Đảng được Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng được gọi là A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. văn kiện của Đảng Cộng Sản Việt Nam. C. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. tài liệu chính trị đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 15. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập với mục đích gì? A. Nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ. B. Tập hợp tư sản, tiểu tư sản và địa chủ chống đế quốc. C. Thực hiện liên minh công nông. D. Kêu gọi liên minh công nông đoàn kết đấu tranh. Câu 16. Hội nghị nào của Đảng thời kì 1939 - 1945 đánh dấu sự chuyên hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu? A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11- 1939). B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 - 1940). C. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kì (4 1945). D. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941). Câu 17. Điểm mới của Hội nghị tháng 5 - 1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là: A. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương. B. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc. C. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến. D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức. Câu18. Theo Hiệp định sơ bộ 06/3/1946, Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia A. tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp B. tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và độc lập với Liên bang Đông Dương. C.. độc lập, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp D. độc lập, có chính phủ, nghị viện, quân đội và là thành viên của Liên bang Đông Dương. Câu 19. Kế hoạch tấn công Việt Bắc 1947 của thực dân Pháp nhằm A. tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. ngăn chặn sự chi viện của Trung Quốc cho Việt Nam. C. tiêu diệt chủ lực ta và lập nên chính phủ bù nhìn thân Pháp. D. tiêu diệt một phần quân chủ lực ta kết thúc chiến tranh. Câu 20. Sách lược của ta đối với Pháp ngay sau ngày 06/3/1946 đến 19/12/1946 A. hòa hoãn với Pháp để tranh thủ loại quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi đất nước. B. tấn công các lực lượng quân Pháp khi chúng tiến ra Hà Nội. C. tổ chức mit tinh, biểu tình để biểu dương lực lượng ngay khi Pháp kéo quân ra Hà Nội. D. tiếp tục nhân nhượng để tranh thủ sự ủng hộ. Câu 21. "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!" là lời khen ngợi của Hồ Chủ Tịch đối với A. Trung đoàn Thủ Đô. B. Việt Nam giải phóng quân. C. Đội Cứu quốc quân. D. Vệ Quốc Quân. Câu 22. Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm A. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. B. khóa cửa biên giới Việt – Trung, ngăn chặn liên lạc của ta với thế giới. C. khai thông biên giới Việt Trung, mở đường liên lạc của ta với thế giới. D. kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp tại Việt Nam. Câu 23. Kết quả lớn nhất mà ta giành được sau chiến dich Biên giới năm 1950 là A. ta giải phóng biên giới Việt – Trung, khai thông liên lạc với bên ngoài. B. Bộ đội ta trưởng thành trong quá trình chiến đấu. C. ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. D. Tiêu diệt 8000 tên địch, thu hơn 3000 tấn vũ khí và phương tiện. Câu 24. Tình hình thực dân Pháp sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam như thế nào? A. Thiệt hại ngày càng lớn, lâm vào thế bị động về chiến lược. B. Vùng chiếm đóng ngày càng mở rộng. C. Bước đầu gặp những khó khăn về tài chính. D. Hành lang Đông – Tây bị chọc thủng. Câu 25. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương quy định ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17làm A. giới tuyến quân sự tạm thời. B. vị trí tập kết của hai bên. C. biên giới tạm thời. D. ranh giới tạm thời. Câu 26. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ? A. Có vai trò quyết định trực tiếp. B. Có vai trò quan trọng nhất. C. Có vai trò quyết định nhất. D. Có vai trò cơ bản nhất. Câu 27. Chiến thắng nào đã mở đầu cho phong trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" khắp miền Nam? A. Vạn Tường 18/8/1965 (Quảng Ngãi) B. Thắng lợi trong phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960). C. Ấp Bắc 2/1/1963 (Mĩ Tho) D. Điện Biên Phủ trên không (18/12/1972đến 29/12/1972) Câu 28. Yếu tố nào được xem là "xương sống" của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"? A. "Ấp chiến lược" B.Quân đội Sài Gòn. C. Chính quyền Sài Gòn . D. Đô thị (hậu cứ). Câu 29. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm1954 là A. chống lại chính quyền Mĩ-Diệm. B. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất đất nước . D. xây dựng chủ nghĩa xã hội Câu 30. Sau khi Hiệp định Pari được kí kết (1-1973), biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Mỹ tiếp tục cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam? A. Duy trì cơ quan ngoại giao. B. Để lại lực lượng quân đội. C. Trao trả tù binh chiến tranh. D. Giữ lại cố vấn quân sự. Câu 31. Tên gọi "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" được thông qua tại A. kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (24/6/1976 - 3/7/1976). B. Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (12/1986). C. Hội nghị thành lập Đảng (6/1/1930 - 8/2/1930). D. kỳ họp Quốc hội đầu tiên 2/3/1946. Câu 32. Việc kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 chứng tỏ: A. Sự mềm dẻo của ta trong việc phân hoá kẻ thù. B. Đường lối chủ trương đúng đắn kịp thời của Đảng ta. C. Sự thoả hiệp của Đảng ta và chính phủ ta. D. Sự non yếu trong lãnh đạo của ta. Câu 33. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng VI là gì? A. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc. B. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. C. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho đất nước được giàu mạnh. D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Câu 34. Nhiệm vụ cấp thiết của Cách mạng Việt Nam sau đại thắng mùa Xuân 1975 là gì? A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. B. Thực hiện ngay công cuộc đổi mới đất nước. C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. D. Hoàn thành cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô. Câu 35. Trong đường lối đổi mới đất nước từ tháng 12 năm 1986 Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm công cuộc đổi mới là A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. tư tưởng. Câu 36. Việt Nam thực hiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975 vì A. đó là ý chí và nguyện vọng thiết tha của toàn dân tộc B. đó là một điều khoản phải thi hành của hiệp định Pari 1973. C.. muốn tạo sức mạnh tổng hợp để tham gia xu thế toàn cầu hóa. D. phải hoàn thành triệt để cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 37. Trong đường lối đổi mới đất nước từ tháng 12 năm 1986 Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế A. tập trung quan liêu bao cấp. B. hàng hóa có sự quản lý của nhà nước. C. thị trường có sự quản lý của nhà nước. D. thị trường tư bản chủ nghĩa. Câu 38. Trong những năm 20 của thế kỉ XX , Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá vào Việt Nam lí luận cách mạng gì? A. Lí luận giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. B. Lí luận Mác-Lênin. C. Lí luận đấu tranh giai cấp. D. Lí luận các mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 39. Những thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX góp phần xoá bỏ chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa thực dân trên thế giới? A. Cách mạng tháng Tám (1945), kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954), kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) B. Cách mạng tháng Tám (1945), kháng chiến chống Mỹ (1975) C. Cách mạng tháng Tám (1945) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) D. Kháng chiến chống Pháp (1945-1954), kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) Câu 40. Công cuộc đổi mới ở nước ta là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại vì A. xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay là hội nhập, mở cửa, hợp tác và phát triển. B. tất cả các nước trên thế giới đều đang tiến hành cải cách, mở cửa. C. hai hệ thống chính trị thế giới không còn đối lập nữa. D. nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đặt vấn đề quan hệ với Việt Nam. ---HẾT---