Đề thi thử 12 sử 12 2021 bộ gdđt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thanh Trắc Nguyễn Văn, 1 Tháng bảy 2021.

  1. Câu 1. Vấn đề được ba cường quốc tham dự hội nghị Yalta quan tâm và tranh cãi nhiều nhất là

    A. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

    B. thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.

    C. phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

    D. giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.

    Câu 2. Tại Quốc hội Mĩ (12/3/1947), Tổng thống Truman đề nghị

    A. thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

    B. giúp đỡ nước Pháp kéo dài cuộc chiến tranh Đông Dương.

    C. thực hiện Kế hoạch Mácsan, giúp Tây Âu phục hồi kinh tế.

    D. viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

    Câu 3. Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu

    A. khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước.

    B. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

    C. nhanh chóng vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới (NICs).

    D. thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước.

    Câu 4. Năm 1957, Liên Xô đã đạt thành tựu lớn khi

    A. phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.

    B. đưa người đầu tiên lên thám hiểm mặt trăng.

    C. phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh trái đất.

    D. chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.

    Câu 5. Ba con rồng kinh tế của Đông Bắc Á bao gồm

    A. Hàn Quốc, Hồng Công, Ma Cao.

    B. Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan.

    C. Hàn Quốc, Ma Cao, Triều Tiên.

    D. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.

    Câu 6. Cho các sự kiện sau:

    1. Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến.

    2. Quân giải phóng vượt sông Trường Giang tấn công Nam Kinh.

    3. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập.

    Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

    A. 1 – 2 – 3.

    B. 2 – 1 – 3.

    C. 3 – 2 – 1.

    D. 2 – 3 – 1.

    Câu 7. Mục tiêu cơ bản của Chiến lược kinh tế hướng nội là

    A. mở cửa nền kinh tế.

    B. xây dựng nền kinh tế tự chủ.

    C. xây dựng nền văn hóa tự chủ.

    D. phát triển ngoại thương.

    Câu 8. Bước ngoặt của ASEAN gắn với sự kiện

    A. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á được kí kết ở Bali (2/1976).

    B. Campuchia gia nhập năm 1999, ASEAN trở thành tổ chức của toàn khu vực.

    C. Việt Nam gia nhập năm 1995.

    D. Lào và Mianma tham gia năm 1997

    Câu 9. Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập tổ chức chính trị nào dưới đây ?

    A. Đảng Lập hiến. B. Hội Phục Việt.

    C. Đảng Thanh niên. D. Việt Nam nghĩa đoàn.

    Câu 10. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là

    A. lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.

    B. lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.

    C. đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động.

    D. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

    Câu 11. Việt Nam Quốc dân đảng phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) trong bối cảnh nào?

    A. Những người lãnh đạo đã có sự chuẩn bị chu đáo.

    B. Tầng lớp trung gian sẵn sàng tham gia khởi nghĩa.

    C. Lực lượng của cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị chu đáo.

    D. Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước.

    Câu 12. Cho các sự kiện sau:

    1. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Hiệp định Sơ bộ.

    2. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp Tạm ước 14/9.

    3. Trung Hoa Dân Quốc kí với Pháp Hiệp ước Hoa – Pháp.

    Sắp xếp các sự kiện TRÊN theo trình tự thời gian.

    A. 1, 2, 3.

    B. 1, 3, 2.

    C. 3, 2, 1.

    D. 3, 1, 2.

    Câu 13. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân nhượng với Pháp, kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước ngày 14/9 vì

    A. muốn tránh đụng độ gây thiệt hại về người và của cho cả hai bên.

    B. muốn có thêm thời gian hòa bình chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

    C. muốn kéo dài thời gian, gây nên tâm lí mệt mỏi cho Pháp.

    D. muốn đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, bớt đi được một kẻ thù.

    Câu 14. Thiện chí của ta thể hiện trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

    A. Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta phải nhân nhượng.

    B. Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta đã kí hiệp định sơ bộ.

    C. Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.

    D. Ai cũng phải ra sức đánh giặc Pháp cứu nước.

    Câu 15. Kết quả lớn nhất tan đạt được sau chiên dịch Việt Bắc là

    A. ta buộc Pháp phải thực hiện chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh"

    B. ta buộc Pháp chuyển từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh lâu dài" với ta.

    C. bộ đội chủ lực của ta lớn mạnh, trưởng thành, có kinh nghiệm trong chiến đấu.

    D. ta tiêu diệt được hơn 6000 tên địch, quân Pháp buộc phải rút lui khỏi Việt Bắc.

    Câu 16. Cho các sự kiện sau:

    1. Quân ta tiến công và chiếm được Đông Khê, uy hiếp Cao Bằng.

    2. Pháp rút quân từ Thất Khê về Na Sầm, Lạng Sơn, Đình Lập.

    3. Pháp cho quân từ Thất Khê lên chiếm Đông Khê đồng thời đón cánh quân từ Cao Bằng về.

    Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian.

    A. 3, 1, 2.

    B. 1, 2, 3.

    C. 1, 3, 2.

    D. 3, 2, 1

    Câu 17. Kết quả lớn nhất mà ta giành được sau chiến dich Biên giới năm 1950 là

    A. ta giải phóng biên giới Việt – Trung, khai thông liên lạc với bên ngoài.

    B. ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

    C. Bộ đội ta trưởng thành trong quá trình chiến đấu.

    D. Tiêu diệt 8000 tên địch, thu hơn 3000 tấn vũ khí và phương tiện.

    Câu 18. Ngày 23/9/1945 là ngày

    A. Toàn quốc kháng chiến.

    B. Pháp tái xâm lược miền Bắc.

    C. Nam bộ kháng chiến.

    D. Toàn dân kháng chiến.

    Câu 19. "Kế hoạch De Lattre de Tassigny" 12/1950 ra đời là kết quả của

    A. việc Pháp và Mĩ cấu kết đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

    B. sự can thiệp ngày càng sâu của Mĩ vào chiến tranh xâm lược Đông Dương.

    C. sự "dính líu trực tiếp" của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

    D. sự cứu vãn tình thế sa lầy trên chiến trường của Pháp.

    Câu 20. Kế hoạch Navarre được thực hiện trong hoàn cảnh nào?

    A. Sau 8 năm chiến tranh Pháp gần như bình định hết toàn bộ chiến trường Đông Dương.

    B. Sau 8 năm chiến tranh Pháp thiệt hại nặng nề, rơi vào tình thế bị động phòng ngự.

    C. Quân Pháp bị phân tán trên toàn bộ chiến trường Đông Dương, rơi vào thế bị động.

    D. Quân Pháp thiệt hại nặng nề, bị ta bao vây ở chiến trường đồng bằng Bắc Bộ.

    Câu 21. Kết quả lớn nhất mà ta đạt được trong cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 là

    A. làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp.

    B. làm thất bại âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của Pháp – Mĩ.

    C. buộc đich phải phân tán lực lượng, bước đầu phá sản kế hoạch Navarre.

    D. làm thất bại âm mưu bình định, giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.

    Câu 22. Để góp phần xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

    A. quyết định phát động phong trào toàn dân xóa nạn mù chữ.

    B. mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.

    C. họp Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.

    D. chủ trương thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

    Câu 23. Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định Việt Nam phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986)?

    A. Các nước công nghiệp mới đạt nhiều thành tựu sau cải cách.

    B. Xu thế quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới.

    C. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam diễn ra trầm trọng.

    D. Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ, cải cách.

    Câu 24. Nhân tố hàng đầu dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952 - 1973 là

    A. chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP).

    B. tận dụng triệt để các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài để phát triển.

    C. con người được coi là vốn quý nhất, là chìa khóa của sự phát triển.

    D. áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để nâng cao năng suất.

    Câu 25. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

    A. Đánh dấu cuộc Chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu.

    B. Tạo nên sự phân chia đối lập giữa Đông Âu và Tây Âu.

    C. Xác lập cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

    D. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới.

    Câu 26. Sự kiện Mandela, trở thành tổng thống người da đen đầu tiên của cộng hòa Nam Phi đã đánh dấu mốc

    A. mở đầu cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid.

    B. chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid ỏ Nam Phi.

    C. Namibia thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi.

    D. Nam Phi hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.

    Câu 27. Thắng lợi tiêu biểu nhất ở khu vực Mỹ Latinh trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

    A. cách mạng Argentina.

    B. cách mạng Cuba.

    C. cách mạng Venezuela.

    D. cách mạng Colombia.

    Câu 28. Bản chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" (12/3/1945) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là

    A. phát xít Nhật.

    B. thực dân Pháp.

    C. phát xít Nhật và thực dân Pháp.

    D. thực dân Pháp và tay sai.

    Câu 29. Đâu không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

    A. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động.

    B. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.

    C. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.

    D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

    Câu 30. Trong thời kì 1954 - 1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút"?

    A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

    B. Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.

    C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

    D. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973.

    Câu 31. Nội dung nào sau đây không đúng với ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?

    A. Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự Navarre.

    B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

    C. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

    D. Đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi.

    Câu 32. Bước vào Đông - Xuân 1953-1954, để mở ra khả năng giải quyết bằng con đường hoà bình cuộc chiến tranh ở Đông Dương, ta chủ trương

    A. phát động chiến tranh du kích, tiêu diệt nhiều đồn bốt vùng sau lưng địch.

    B. đình chiến trên chiến trường, tập ưung vào hoạt động thương lượng, đàm phán.

    C. kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.

    D. đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao đồng thời với cuộc tiến công quân sự.

    Câu 33. Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: "Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc như:...................của thế kỉ XX".

    A. Một Chi Lăng, một Xương Giang, một Đống Đa.

    B. Một Ngọc Hồi, một Hà Hồi, một Đống Đa.

    C. Một Bạch Đằng, một Rạch Gầm-Xoài Mút, một Đống Đa.

    D. Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa.

    Câu 34. Nội dung của Hiệp định Geneva về Đông Dương mà thực dân Pháp đã không thực hiện là

    A. tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực.

    B. thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

    C. tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc Việt Nam.

    D. rút hết quân về nước

    Câu 35. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào "Đồng khởi" là gì?

    A. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam.

    B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

    C. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công địch.

    D. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập.

    Câu 36. Biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như "xương sống" của "Chiến tranh đặc biệt" là

    A. lập các " khu trù mật".

    B. lập các " vành đai trắng "để dễ khủng bố lực lượng cách mạng.

    C. dồn dân lập " ấp chiến lược".

    D. phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

    Câu 37. Âm mưu cơ bản của chiến tranh đặc biệt là gì?

    A. Dùng người Việt đánh người Việt.

    B. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

    C. Tiêu diệt lực lượng của ta.

    D. Kết thúc chiến tranh.

    Câu 38. Thực chất của Việt Nam hoá chiến tranh là Mĩ tiếp tục thực hiện âm mưu gì?

    A. Dùng người Việt đánh người Việt.

    B. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

    C. Chia cắt lâu dài Việt Nam.

    D. Làm bàn đạp xâm lược Campuchia và Lào.

    Câu 39. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khủng hoảng trầm trọng về kinh tế- xã hội trong những năm 1980 – 1985 là

    A. do nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

    B. do chính sách cấm vận của Mĩ đã gây cản trở quan hệ kinh tế của nước ta với thế giới.

    C. do sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.

    D. do sự chống phá của các lực lượng thù địch.

    Câu 40. Thực chất của đường lổi đổi mới được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là

    A. làm thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

    B. tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội với những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

    C. làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

    D. phát triển kinh tế đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.

    ----------HẾT------------
     
    Hải Nguyệt Linh Thư thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...