Đề Thi Thử 1 Môn Sử Lớp 12 Do Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Cung Cấp 1) Phong trào Cần vương (1885 – 1896) được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân chứng tỏ A. nguyện vọng bức thiết của nhân dân là độc lập dân tộc. B. mâu thuẫn sâu sắc giữa thực dân Pháp và triều đình phong kiến. C. chế độ phong kiến vẫn tiến bộ và được nhân dân ủng hộ. D. nguyện vọng của nhân dân là thiết lập chế độ phong kiến. 2) Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp. B. Thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các sĩ phu tư sản hóa. C. Tiếp nối truyền thống yêu nước, đấu tranh của dân tộc. D. Đặt ra yêu cầu tìm kiếm con đường cứu nước mới. (Không có đáp án) 3) Những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) có tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Trở thành khuôn khổ một trật tự thế giới mới – trật tự hai cực Ianta. B. Đánh dấu sự xác lập một trật tự thế giới sau chiến tranh. C. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc. D. Đánh dấu sự xác lập hoàn toàn vai trò thống trị của đế quốc Mĩ. 4) Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Lạnh trong bối cảnh nào? A. Mĩ và Liên Xô suy yếu về nhiều mặt. B. Chủ nghĩa khủng bố đe dọa hòa bình thế giới. C. Xu thế toàn cầu hóa được xác lập trên thế giới. D. Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh vừa giành được độc lập. 5) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng đất nước trong điều kiện thuận lợi nào? A. Tinh thần tự cường của nhân dân Liên Xô. B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới. C. Phá vỡ thế bao vây, cô lập của các nước phương Tây. D. Thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh. 6) Thành tựu nổi bật của các nước trong khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX là A. sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. B. sự ổn định về tình hình chính trị – xã hội. C. giải quyết được tình trạng thất nghiệp. D. các nước đều trở thành "con rồng" châu Á. 7) Nhận xét nào sau đây về Hiệp ước Ba-li (1976) của tổ chức ASEAN là không đúng? A. Chấm dứt hoàn toàn sự mâu thuẫn giữa các nước trong khu vực. B. Mở ra thời kì mới của tổ chức ASEAN. C. Xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. D. Củng cố và tăng cường quan hệ giữa các nước. 8) Lịch sử thế giới ghi nhận năm 1960 là "Năm châu Phi" vì A. có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập. B. chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi đã bị xóa bỏ hoàn toàn. C. hệ thống thuộc địa của Pháp bị sụp đổ hoàn toàn. D. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn. 9) Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ. B. thực hiện "chiến lược toàn cầu hóa". C. tiến hành "chiến tranh tổng lực". D. thực hiện "chiến lược cam kết và mở rộng". 10) Tổ chức Liên minh châu Âu (EU) là một liên minh A. kinh tế – chính trị. B. quân sự. C. quân sự – chính trị. D. văn hóa, giáo dục, y tế. 11) Điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản so với các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chi phí cho quốc phòng thấp. B. tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. C. sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. D. áp dụng hiệu quả thành tựu khoa học – kĩ thuật. 12) Một trong những hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là A.. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. B. đặt ra yêu cầu phải tiến hành cải cách để nâng cao tính cạnh tranh. C. thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất. D. cơ cấu kinh tế của các nước có sự chuyển biến. 13) Tổ chức nào được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Tân Việt Cách mạng đảng. C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. 14) Việc thành lập ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? A. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng. B. Chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân. C. Thể hiện sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ. D. Là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. 15) Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được coi là A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. B. Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng. C. đường lối xây dựng CNXH đầu tiên. D. đường lối xây dựng đất nước trong thời kì quá độ. 16) Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 – 1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào nông nghiệp vì A. vốn đầu tư ít, không cạnh tranh chính quốc. B. Việt Nam có nhiều đồng bằng rộng lớn. C. có nguồn nhân công dồi dào. D. điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển nông nghiệp. 17) Tính chất cách mạng non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 – 1925 được thể hiện ở việc A. sẵn sàng thỏa hiệp khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi. B. chưa thành lập được các tổ chức chính trị của mình. C. chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế. D. chưa tập hợp được quần chúng nhân dân để phát động các cuộc đấu tranh. 18) Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn đấu tranh tự giác? A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. B. Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập. C. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời. 19) Phong trào cách mạng Việt Nam (1919 – 1930) có điểm giống so với phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX là A. mang tính chất dân tộc và dân chủ. B. khuynh hướng dân chủ tư sản bao trùm. C. quan niệm về vận động cứu nước. D. xuất hiện khuynh hướng vô sản. 20) Trong những năm 1939 – 1945, ở Việt Nam, các tổ chức chính trị, cách mạng của quần chúng trong Mặt trận Việt Minh đều có tên gọi chung là A. Hội Cứu quốc. B. Hội Đồng minh. C. Hội Phản đế. D. Hội Phản phong. 21) Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 Việt Nam? A. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân. B. Chiến thắng của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít. C. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối cách mạng đúng đắn. D. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước và chống ngoại xâm. 22) Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Các mạng tháng Tám năm 1945 vì đã A. Xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo. B. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai. C. Bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân. D. Khắc phục triệt để hạn chế của luận cương chính trị (10/1930). 23) Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù của cách mạng trong giai đoạn 1939 – 1945 là A. đế quốc, phát xít. B. bọn phản động thuộc địa và tay sai. C. thực dân, phong kiến. D. phát xít Nhật, tay sai. 24) Chính quyền công nông lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong phong trào nào sau đây? A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931. B. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945. C. Phong trào dân chủ 1936 – 1939. D. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925. 25) Yếu tố quyết định để Đảng Cộng sản Đông Dương tạm gác khẩu hiệu "cách mạng ruộng đất" trong giai đoạn 1939 – 1945 là A. để giải quyết quyền lợi dân tộc trước quyền lợi giai cấp. B. để phân hóa, cô lập kẻ thù tiến tới đánh đổ chúng. C. nhằm lôi kéo tầng lớp đại địa chủ tham gia cách mạng. D. để tập hợp rộng rãi các lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất. 26) Nhận xét nào dưới đây về phong trào cách mạng 1936 – 1939 ở Việt Nam là không đúng? A. Phong trào hình thành khối liên minh công – nông ngày càng vững chắc. B. Phong trào diễn ra trên quy mô lớn và mang tính thống nhất cao. C. Phong trào cách mạng có hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng. D. Phong trào đã xây dựng được lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. 27) Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới Thu – Đông năm 1950? A. Giành lại quyền chủ động trên chiến trường Đông Dương. B. Mở rộng thêm và củng cố được căn cứ địa Việt Bắc. C. Khai thông con đường liên lạc với các nước trên thế giới. D. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực của thực dân Pháp. 28) Một trong những mục tiêu của cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp tại Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến là A. giam chân địch để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài. B. phá hủy nhiều kho tàng của địch. C. giải phóng đuợc thủ đô Hà Nội. D. tiêu diệt một bộ phận lực luợng quân Pháp ở Hà Nội. 29) Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là A. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh. B. toàn dân đánh giặc, cả nước đồng lòng, quyết tâm chiến đấu. C. giữ vững thể tiến công, kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. D. kiên quyết, độc lập, tự chủ, dựa vào nhân dân. 30) Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm l947 so với chiến dịch Biên giới Thu – Đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về A. Loại hình chiến dịch. B. Địa hình tác chiến. C. Đối tượng tác chiến. D. Lực lượng chủ yếu. 31) Đối với Việt Nam, Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước 14/9/1946 có điểm tương đồng về ý nghĩa là A. tránh được cuộc chiến đấu bất lợi với Pháp. B. có thêm thời gian củng cố lực lượng. C. củng cố chính quyền cách mạng non trẻ. D. bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền. 32) Trong thời kì 1945 – 1954, các chiến dịch của quân đội và nhân dân Việt Nam đều nhằm A. tiêu diệt một bộ phận sinh lực của thực dân Pháp. B. củng cố và mở rộng căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. C. phá tan âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp và can thiệp Mĩ. D. giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. 33) Phong trào "Đồng khởi" (1959 – 1960) ở miền Nam đã dẫn tới sự ra đời của mặt trận nào sau đây? A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. 34) Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, quân đội Sài Gòn sử dụng phổ biến chiến thuật nào dưới đây? A. Trực thăng vận, thiết xa vận. B. Tìm diệt và bình định. C. Tràn ngập lãnh thổ. D. Bao vây, đánh lấn. 35) Chiến thắng nào dưới đây của quân và dân miền Nam đã mở ra khả năng đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ? A. Vạn Tường (1965). B. Ấp Bắc (1963). C. Bình Giã (1964). D. Đồng khởi (1960). 36) Nội dung nào dưới đây là âm mưu của Mĩ khi gây chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc lần thứ hai năm 1972? A. Nhằm cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. B. Nhằm cứu nguy cho chiến lược Chiến tranh đặc biệt. C. Nhằm cứu nguy cho chiến lược Chiến tranh cục bộ. D. Nhằm nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược. 37) Nội dung nào sau đây là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975? A. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. B. Đế quốc Mĩ đã thất bại trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô. C. Nền kinh tế Mĩ bị kiệt quệ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Đế quốc Mĩ không nhận được sự giúp đỡ từ các nước đồng minh. 38) Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng (1945 – 1975) của quân dân Việt Nam cho thấy, sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam là A. toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt. B. toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng chính trị làm nòng cốt. C. kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh. D. kháng chiến trường kỳ và tự lực cánh sinh. 39) Nội dung nào trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là điểm hạn chế, đến Hiệp định Pari năm 1973 đã được ta khắc phục triệt để? A. Các bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. B. Việt Nam sẽ thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước dưới sự kiểm soát của quốc tế. C. Các nước công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. D. Các bên thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. 40) Việt Nam thực hiện Đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986) trong bối cảnh lịch sử nào sau đây? A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội. B. Chưa được các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao. C. Đất nước vẫn chưa được thống nhất về mặt lãnh thổ. D. Cả nước đang đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.