Đề thi giữa học kì II môn Ngữ Văn 11

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Legolas Maldives, 25 Tháng năm 2021.

  1. Legolas Maldives

    Bài viết:
    13
    I. Đọc hiểu văn bản.

    Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì ()

    Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì chúng không có thể mà tự lập lập được.

    Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng, hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt.. ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình.

    Câu 1 :(thông hiểu) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

    Câu 2 :(thông hiểu) Câu "Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không

    Lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở." sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng? Câu 3 :(thông hiểu) Trong đoạn trích tác giả lên án lối sống nào?

    Câu 4 :(vận dụng) Nêu nội dung chính của đoạn trích.

    II. Làm văn. (7 điểm)

    Câu 1: Anh, chị hãy viết môṭ đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến nêu trong phần đọc hiểu: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". (2 điểm)

    Câu 2: Hãy phân tích cảm nhận của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau:

    Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

    Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

    Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cú chật,

    Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

    Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

    Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

    Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

    Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ;

    Mùi thắng năm đều rớm vị chia phôi,

    Khắp sông nũi vẫn than thầm tiễn biệt..

    Đáp án đề thi:

    Câu1: phương thức biểu đạt chính trong văn bản là nghị luận.

    Câu 2: - biện pháp tu từ: Điệp ngữ (phải biết, cũng không lấy làm).

    - Tác dụng: Tăng thêm sức biểu cảm cho lời văn, nhấn mạnh sự cần thiết của lối sống mạnh mẽ, tích cực của thanh niên đồng thời cũng cho thấy sự khuyến khích động viên của tác giả đối với thế hệ trẻ.

    Câu 3: Trong đoạn trích trên, tác giả thê phán lối sống thừa của một số người hiện nay. Lối sống mà theo tác giả thì "làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả".

    Câu 4:

    - Ca ngợi những con người mạnh mẽ, can đảm, dám đương đầu và vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để làm nên những việc lớn lao, phi thường.

    - Phê phán, phủ định lối sống thụ động, dễ dãi của những kẻ hèn nhát, ích kỉ, không có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.

    II. Cách làm văn.

    Câu 1

    Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ.

    - Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kỹ năng viết đoạn văn nghị luận.

    A. Nêu vấn đề: Nghị lực là sức mạnh lớn nhất giúp ta vượt qua mọi khó khăn. Trích dẫn câu nói: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông".

    B. Giải thích:

    - "Đường đi khó" : Những thử thách trong cuộc sống

    - "Ngăn sông cách núi" : Những trở ngại khách quan từ môi trường xung quanh.

    - "Lòng người ngại núi e sông" : Trở ngại ngay trong chính bản thân chúng ta, đó là sự nhu nhược, nhụt chí, ngại khó, không dám dấn thân vào thử thách.

    => Không có thử thách nào là không thể vượt qua, chỉ có sự nản chí, nhụt chí mới là vật cản lớn nhất khiến ta chùn bước không dám vượt qua khó khăn.

    => Ý chí, nghị lực chính là sức mạnh lớn nhất đánh đổ mọi vật cản để đạt được thành công.

    C. Chứng minh:

    - Cuộc đời là một chuỗi những thử thách buộc chúng ta phải vượt qua thì mới có thể đạt được thành công và trở thành một người hoàn thiện cả về nhân cách lẫn trí tuệ.

    - Ý chí, nghị lực là phẩm chất của con người, có được qua sự rèn luyện, trải nghiệm và ý thức của mỗi người.

    - Con người là trung tâm, là chủ nhân của vũ trụ. Vì vậy, không có bất kì một khó khăn, trở ngại ngoại cảnh nào có thể đánh đổ được con người, dù đó là thiên tai bão lũ.

    - Nếu ở mỗi thử thách, chúng ta luôn giữ cho mình nghị lực, ý chí vươn lên thì chắc chắn sẽ vượt qua được và đạt được thành công. Ngược lại, nếu ta nhụt chí, yếu đuối, sợ hãi trước thử thách thì sẽ mãi là một con rùa rụt cổ không thể vượt qua nổi chính bản thân mình.

    - Dẫn chứng: Bác Hồ chỉ với 2 bàn tay trắng nhưng chính lòng nhiệt huyết, ý chí, nghị lực vươn lên đã giúp Bác có được niềm tin, sức mạnh để vững bước trên sự nghiệp tìm đường cứu nước đầy vất vả, gian nan.

    D. Bàn luận:

    - Nghị lực, ý chí là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công.

    - Để rèn luyện ý chí, nghị lực, chúng ta cần:

    + Nhận thức rõ vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống.

    + Đứng trước mọi khó khăn, dù nhỏ hay lớn, đều cần phải tìm mọi cách để vượt qua nó, tuyệt đối không được nản chí, ngại khó.

    E. Mở rộng vấn đề

    - Phê phán những người nhu nhược, yếu đuối, không dám đương đầu với khó khăn, thử thách mà chỉ tìm cách trốn tránh.

    - Phê phán những người có thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh, bảo thủ, không nhận ra sai lầm của mình khi vấp ngã.

    Câu 2:

    ❖ Yêu cầu hình thức:

    - Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

    - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

    ❖ Yêu cầu nội dung: A. Mở bài:

    - Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

    + Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, ông luôn cảm nhận cuộc sống bằng cặp mắt xanh non biếc rờn.

    + Vội vàng được in trong tập "Thơ thơ" là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Xuân Diệu khi viết về đề tài mùa xuân tuổi trẻ và tình yêu. Tác phẩm là sự tập trung cao độ nhất của Xuân Diệu khi nói về khát vọng cuộc sống với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau qua đó thể hiện quan niệm sống mới mẻ, những triết lý về cuộc sống, tuổi trẻ, tình yêu.

    - Khái quát nội dung đoạn trích: Quan niệm mới mẻ về thời gian của Xuân Diệu.

    B. Thân bài:

    - Quan niệm về thời gian có nhiều cách nói. Xuân Diệu cũng có một cách nói rất riêng của nhà thơ: Tương phản đối lập để chỉ ra một đời người chỉ có một tuổi xuân; tuổi trẻ một đi không trở lại.

    Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già. Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

    + Theo quan niệm từ xưa thời gian chính là sự tuần hoàn hết đông rồi lại tới xuân cứ như vậy mà không hề mất đi. Thế nhưng thời gian trong thơ Xuân Diệu lại khác, đó là một giá trị quý báu mà một khi đã mất đi thì sẽ không bao giờ có thể lấy lại được nữa. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua các cặp từ đối lập "tới – qua", "non – già" thể hiện sự trôi mãi của dòng chảy thời gian ngay cả khi nó mới bắt đầu ngay cả khi nó vẫn còn đang hiện hữu.

    + Mùa xuân ở đây là mùa xuân của thiên nhiên nhưng cũng là mùa xuân của tuổi trẻ, đó là quãng thời gian đẹp đẽ nhất, ý nghĩa nhất của một con người. Qua đây tác giả cũng muốn gửi đến một triết lý nhân sinh sâu sắc đó là con người hãy biết trân trọng quãng thời gian quý báu mà ngắn ngủi nhưng cũng tươi đẹp nhất này bởi lẽ chỉ có quãng thời gian này chúng ta mới có tất cả sức khỏe, nhiệt huyết và tình yêu chúng ta mới được phép sai và bắt đầu lại cho một cuộc sống đầy ý nghĩa.

    => Giọng thơ sôi nổi như nước tự mạch nguồn tuôn ra.

    - Cách nhìn nhận về thời gian cũng rất tinh tế, độc đáo, nhạy cảm. Và mối tương giao mầu nhiệm của cảnh vật, của tạo vật hình như mang theo nỗi buồn chia phôi hoặc tiễn biệt, hờn vì xa cách, sợ vì phai tàn sắp sửa.

    Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

    Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt..

    + Thời gian của đất trời thì vẫn còn đó cứ xoay vòng theo chu kì của nó, nhưng mọi vật trên thế gian thì đều có giói hạn của mình, sự sống không phải là mãi mãi thời gian không phải không hữu hạn, một khi đã trôi qua là sẽ không quay trở lại.

    + Ông cảm thấy tiếc nuối vô cùng và khi ấy mọi vật xung quanh ông bỗng chốc cũng thấm đượm nỗi buồn đó, bốc chốc trở nên có hồn. Tháng năm đều phảng phất mùi của sự chia phôi, sông núi thì than thầm tiễn biệt.

    + Tất cả mọi vật trong câu thơ của tác giả đều được nhân hóa lên có cảm xúc giống như con người biết vui biết buồn, biết tủi hờn tiếc nuối.

    + Dấu ba chấm bỏ lửng như hàm ý về một tâm trạng chưa nói hết một sự bâng khuâng tiếc nuối luôn ám ảnh trong Xuân Diệu.

    C. Kết luận:

    - Khái quát lại nội dung, nghệ thuật.

     
    Thùy Minh thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...