(Không có đáp án. Một số câu cũng không có trên mạng) Câu 1: Câu nào dưới đây không chính xác về dân cư hiện nay của Đông Nam Á? A. Dân số đông, mật độ dân số cao. B. Số người trong tuổi lao động chiếm trên 50%. C. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên hiện nay cao. Câu 2: Tổng số các quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á là A. 12. B. 11. C. 10. D. 9. Câu 3: Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào sau đây? A. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. C. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. D. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương. Câu 4: Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là A. khai thác thế mạnh về đất đai. B. xuất khẩu để thu ngoại tệ. C. phục vụ cho công nghiệp chế biến trong nước. D. thay thế các cây lương thực. Câu 5: Đông Nam Á có dân số trẻ với hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động, điều này tác động tới A. đầu tư nhiều cho lực lượng lao động dự trữ. B. việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt. C. số dân ở Đông Nam Á rất cao. D. phân bố dân cư và nguồn lao động không đồng đều. Câu 6: Núi lửa và động đất là thiên tai thường xảy ra ở nước nào trong Đông Nam Á? A. Philippin và Malayxia. B. Inđônêxia và Xingapo. C. Philippin và Inđônêxia. D. Việt Nam và Mianma. Câu 7: Đông Nam Á có khả năng thu hút đầu tư và hợp tác của các nước ngoài khu vực là nhờ A. thị trường tiêu thụ lớn, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào, giá lao động rẻ. B. vị trí chiến lược, có khoa học kĩ thuật phát triển cao, nguồn lao động có tay nghề tốt. C. môi trường đầu tư hấp dẫn do các nước hạ thấp tiêu chuẩn đầu tư. D. giao thông vận tải dễ đi lại, tình hình xã hội ổn định. Câu 8: Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không phù hợp với Đông Nam Á biển đảo? A. Nhiều đồng bằng, nhiều đồi núi với độ cao trên 3000m. B. Ít đồng bằng, có vài đồng bằng màu mỡ nhờ phù sa và tro bụi núi lửa. C. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi với độ cao dưới 3000m. D. Đồng bằng lớn chỉ tập trung ở các đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tơ-ra. Câu 9: Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở A. miền Đông. B. miền Tây. C. miền Bắc. D. miền Nam. Câu 10: Lãnh thổ Trung Quốc nằm A. Trung Á và Nam Á. B. Đông Á và Bắc Á. C. Đông Á và Nam Á. D. Đông Á và Trung Á. Câu 11: Sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp chế biến và lắp ráp của các nước Đông Nam Á là do A. sự suy giảm của các cường quốc khác. B. trình độ khoa học kĩ thuật cao. C. nguồn lao động dồi dào và tiền công lao động thấp. D. nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao. Câu 12: Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu chính là A. cận nhiệt đới xích đạo. B. nhiệt đới, ôn đới. C. cận nhiệt đới, ôn đới. D. nhiệt đới gió mùa, xích đạo. Câu 13: Sông ngòi của Đông Nam Á hải đảo có đặc điểm chung là A. sông mang nhiều phù sa màu mỡ. B. sông ít có giá trị về giao thông. C. sông chảy theo hướng Bắc – Nam. D. sông ngắn, dốc, ít có tiềm năng về thuỷ điện. Câu 14: Ngành công nghiệp sẽ trở thành thế mạnh ờ các nước Đông Nam Á là A. hóa dầu, than, điện nguyên tử. B. lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử. C. luyện kim, cơ khí, dệt. D. sản xuất giấy, chế biến nông sản. Câu 15: Ngành sản xuất tồn tại rất lâu đời và phổ biến ở Đông Nam Á là A. trồng cây công nghiệp. B. trồng lúa nước. C. làm đồ trang sức. D. mộc mĩ nghệ. Câu 16: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác ? A. Sản xuất nông nghiệp ở miền Tây còn hạn chế chủ yếu là do giao thông đi lại khó khăn. B. Cơ cấu cây trồng của Trung Quốc gồm cả các loài cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. C. Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông. D. Phần lớn diện tích miền Tây là núi cao, hoang mạc, rừng và đồng cỏ. Câu 17: Nhìn chung, khí hậu của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo khác nhau ở chỗ A. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đông Nam Á biển đảo có khí hậu xích đạo B. khí hậu của Đông Nam Á lục địa có tính lục địa, khí hậu của Đông Nam Á biển đảo có tính hải dương C. Đông Nam Á lục địa nằm trong 1 đới khí hậu, Đông Nam Á biển đảo nằm trong 2 đới khí hậu. D. khí hậu của Đông Nam Á lục địa có 1 mùa đông lạnh, Đông Nam Á biển đảo nóng quanh năm Câu 18: Vị trí Đông Nam Á trở nên quan trọng là do: A. Đông Nam Á là một bộ phận của châu Á Thái Bình Dương. B. Đông Nam Á là bộ phận cuối cùng của châu Á về phía Đông Nam. C. Đông Nam Á giáp với cả 2 đại dương lớn Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. D. Nằm trên đường hàng hải quốc tế, chiếc cầu nối châu Á và châu Úc. Câu 19: Câu nào dưới đây không chính xác về ngành dịch vụ của các nước Đông Nam Á? A. Thông tin liên lạc được cải thiện và ngày càng nâng cấp. B. Cơ sở hạ tầng hiện đại và phát triển mạnh. C. Hệ thống giao thông được mở rộng và tăng thêm. D. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và hiện đại. Câu 20: Vì sao Trung Quốc có nhiều loại nông phẩm có năng suất cao nhưng bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn thấp? A. Diện tích đất trồng trọt cây lương thực ít. B. Phần lớn lương thực dành cho xuất khẩu. C. Năng suất và sản lượng lương thực thấp. D. Dân số đông nhất thế giới và vẫn tiếp tục tăng. Câu 21: Nền nông nghiệp Đông Nam Á giữ vị trí quan trọng vì A. tạo sản phẩm xuất khẩu chính cho tất cả các nước. B. tạo ra những cảnh quan xinh đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế. C. đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân trong khu vực. D. cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu để phát triển công nghiệp. Câu 22: Cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng A. từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. B. từ nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp sang dịch vụ. C. từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. D. từ nền kinh tế công nghiệp sang dịch vụ. Câu 23: Hậu quả lớn nhất gây ra cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng của một số nước Đông Nam Á là A. phân hóa xã hội gay gắt. B. suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường. C. sa sút các ngành công nghiệp truyền thống. D. bùng nổ các tệ nạn xã hội. Câu 24: Năm 1967, ASEAN được thành lập tại A. Cua-la-lăm-pơ (Malaixia). B. Băng-cốc (Thái Lan). C. Gia-các-ta (Inđônêxia). D. Singapore. Câu 25: Ba ngành sản xuất chính trong nông nghiệp các nước Đông Nam Á là A. trồng lúa nước; cây làm thuốc, chăn nuôi gia súc, gia cầm. B. trồng cây lương thực; cây công nghiệp; chăn nuôi giua súc, gia cầm. C. trồng lúa nước; cây công nghiệp; chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản. D. trồng lúa nước; cây thực phẩm; chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản. Câu 26: Nguyên nhân chính nào sau đây tạo nên sự khác biệt về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc? A. Chế độ dòng chảy của sông ngòi. B. Do lãnh thổ rộng lớn. C. Nhiều dạng địa hình khác nhau. D. Có nhiều loại khí hậu. Câu 27: Để thực, hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công việc trước tiên đối với các nước Đông Nam Á là phải A. tích lũy vốn từ nhiều nguồn B. nhập khẩu thiết bị và công nghệ. C. tăng cường đầu tư cho công nghiệp. D. đào tạo kĩ thuật. Câu 28: Địa hình chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Á lục địa là A. bồn địa. B. đồi núi. C. đồng bằng. D. hoang mạc. Câu 29: Do có lợi thế về biển, sự phong phú của cảnh quan thiên nhiên, tính đặc sắc của văn hóa.. Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ ngành A. khai thác dầu khí. B. vận tải biển. C. khai thác hải sản. D. du lịch.