Đề ôn tập học kì II môn hóa - Lớp 11 phần 2

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi truyệncủathảo, 28 Tháng bảy 2021.

  1. truyệncủathảo Vui vẻ

    Bài viết:
    156
    ÔN TẬP HỌC KÌ II

    MÔN: HÓA HỌC - LỚP 11

    (Phần 2)

    Câu 50: Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự liên kết và kiểu liên kết của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây?

    A. Công thức phân tử. B. Công thức tổng quát.

    C. Công thức cấu tạo . D. Công thức đơn giản nhất.

    Câu 51: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?

    A. CH3–CH2–CHBr–CH2Br. B. CH2Br–CH2–CH2–CH2Br.

    C. CH3–CH2–CHBr–CH3 . D. CH3–CH2–CH2–CH2Br.

    Câu 52: Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có ít nhất 2 nhóm -OH liền kề nhau người ta dùng thuốc thử là

    A. Dung dịch brom. B. Dung dịch thuốc tím. C. Dung dịch AgNO3 . D. Cu (OH) 2 .

    Câu 53: Phát biểu nào sau đây đúng?

    A. Đồng phân là hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau.

    B. Đồng phân là hiện t¬uợng các chất có tính chất khác nhau.

    C. Đồng phân là những hợp chất khác nhau nhưng có cùng chất có cùng CTPT.

    D. Đồng phân là hiện tu¬ợng các chất có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau.

    Câu 54: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken là:

    A. 2-metylpropen và but-1-en. B. Propen và but-2-en.

    C. Eten và but-2-en. D. Eten và but-1-en.

    Câu 56: Kết luận nào sau đây là đúng?

    A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.

    B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm –CH2 –, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.

    C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.

    D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

    Câu 57: Cho phản ứng: C2 H2 + H2 O X. X là chất nào dưới đây?

    A. CH2 =CHOH. B. CH3 CHO. C. CH3 COOH. D. C2 H5 OH.

    Câu 58: Kết luận nào sau đây là đúng?

    A. Ancol etylic và phenol đều tác dụng được với Na và dung dịch NaOH.

    B. Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch Br2 .

    C. Ancol etylic tác dụng được với Na nhưng không phản ứng đượcc với CuO, đun nóng.

    D. Phenol tác dụng được với Na và dung dịch HBr.

    Câu 59: Cho các chất: CH3 -C (CH3 ) =CH-CH3 (1), CH3 -CH=CH-COOH (2), CH3 -CH=CH-C2 H5 (3), CH2 =CH-CH=CH-CH3 (4), CH= C-CH3 (5), CH3 -C= C-CH3 (6). Các chất có đồng phân hình học (cis-trans) là:

    A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3), (4). C. (3), (6). D. (1), (3), (4).

    Câu 61: Chọn câu đúng trong các câu sau:

    A. Phương pháp chung điều chế ancol no, đơn chức bậc 1 là cho anken cộng nước.

    B. Ancol đa chức hòa tan Cu (OH) 2 tạo thành dung dịch màu xanh.

    C. Khi oxi hóa ancol no đơn chức thì thu đ¬ược anđehit.

    D. Đun nóng ancol metylic với H2 SO4 đặc ở 170*C thu được ete.

    Câu 64: Cho các thí nghiệm sau:

    (1) cho etanol tác dụng với Na kim loại.

    (2) cho etanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói.

    (3) cho glixerol tác dụng với Cu (OH) 2 .

    (4) cho etanol tác dụng với CH3 COOH có H2 SO4 đặc xúc tác.

    Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol?

    A. 4. B. 3 . C. 2. D. 1.

    Câu 65: Phản ứng 2CH3 OH -> CH3 OCH3 + H2 O thuộc loại phản ứng nào sau đây?

    A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng.

    C. Phản ứng tách. D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.

    Câu 66: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen?

    A. Ag2 C2 . B. CH4 . C. Al4 C3 . D. CaC2 .

    Câu 67: Khi sản xuất C2 H4 từ C2 H5 OH và H2 SO4 đặc, nóng trong sản phẩm khí tạo ra có lẫn 2 tạp chất là CO2 và SO2 . Hóa chất được chọn để loại bỏ hai tạp chất khí đó là

    A. Nước vôi trong dư. B. Dung dịch KMnO4 dư.

    C. Dung dịch NaHCO3 dư. D. Nước brom dư.

    Câu 69: Phương pháp điều chế etilen trong phòng thí nghiệm là:

    A. Đun C2 H5 OH với H2 SO4 đặc ở 170*C. B. Crackinh ankan.

    C. Tách H2 từ etan. D. Cho C2 H2 tác dụng với H2, xúc tác Pd/PbCO3 .

    Câu 70: Cho ancol etylic tác dụng lần lượt với: Na, NaOH, HCOOH, CH3 OH, O2, CuO, Cu (OH) 2 . Số chất tham gia phản ứng là

    A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

    Câu 71: Hợp chất chứa một liên kết pi trong phân tử thuộc loại hợp chất

    A. Không no . B. Mạch hở. C. Thơm. D. No hoặc không no.

    Câu 72: Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dung dịch AgNO3 /NH3 ?

    A. Etan. B. Etilen. C. Axetilen. D. Isobutan.

    Câu 73: Cho dãy các chất sau: Metanol, etanol, etylen glicol, glixerol, hexan-1, 2-điol, pentan-1, 3-điol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu (OH) 2

    A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

    Câu 75: Phương pháp nào sau đây là tốt nhất để phân biệt khí CH4 và khí C2 H4 ?

    A. Dựa vào tỉ lệ về thể tích khí O2 tham gia phản ứng cháy.

    B. Sự thay đổi màu của nước brom.

    C. So sánh khối lượng riêng.

    D. Phân tích thành phần định lượng của các hợp chất.

    Câu 76: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

    A. NaHCO3 . B. CH3 COOH. C. KOH. D. HCl.

    Câu 77: Trong các hợp chất sau: CH4 ; CHCl3 ; C2 H7 N; HCN; CH3 COONa; C12 H22 O11 ; Al4 C3 ; CH5 NO3 ; CH8 O3 N2 ; CH2 O3 . Số chất hữu cơ hữu cơ là

    A. 8. B. 6. C. 5 . D. 7.

    Câu 79: Ancol nào sau đây thỏa mãn: Có 3 nguyên tử cacbon bậc 1; có một nguyên tử cacbon bậc 2 và phản ứng với CuO ở nhiệt độ cao tạo sản phẩm có phản ứng tráng gương?

    A. 3-metylbutan-2-ol. B. 2-metylpropan-1-ol. C. 2-metylbutan-1-ol. D. Butan-1-ol.

    Câu 80: Vitamin A công thức phân tử C20 H30 O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là

    A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.

    Câu 81: Cho dãy các chất sau: Metan, propen, etilen, axetilen, benzen, stiren. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất trong dãy trên?

    A. Có 1 chất tạo được kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac.

    B. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.

    C. Có 5 chất có khả năng làm mất màu dung dịch kali pemanganat.

    D. Cả 6 chất đều có khả năng tham gia phản ứng cộng.

    Câu 82: Tổng số công thức cấu tạo ancol mạch hở, bền và có 3 nguyên tử cacbon trong phân tử là

    A. 6. B. 2. C. 5. D. 7.

    Câu 83: Metol C10 H20 O và menton C10 H18 O chúng đều có trong tinh dầu bạc hà. Biết phân tử metol không có nối đôi, còn phân tử menton có 1 nối đôi. Vậy kết luận nào sau đây là đúng?

    A. Metol và menton đều có cấu tạo vòng.

    B. Metol có cấu tạo vòng, menton có cấu tạo mạch hở.

    C. Metol và menton đều có cấu tạo mạch hở.

    D. Metol có cấu tạo mạch hở, menton có cấu tạo vòng.

    Câu 84: Cho các chất sau: Etilen, vinylaxetilen, isopren, toluen, propin, stiren, butan, cumen, benzen, buta-1, 3-đien. Mệnh đề nào dưới đây là đúng khi nhận xét về các chất trên?

    A. Có 6 chất làm mất màu dung dịch brom.

    B. Có 5 chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.

    C. Có 3 chất tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3, đun nóng.

    D. Có 5 chất tác dụng với H2 (có xúc tác thích hợp và đun nóng).

    Câu 85: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7 H8 O2 . Tìm công thức cấu tạo của X biết: X tác dụng với Na giải phóng hiđro, với ; trung hòa 0, 2 mol X cần dùng đúng 100 ml dung dịch NaOH 2M.

    A. HOC6 H4 CH2 OH. B. C6 H3 (OH) 2 CH3 . C. HOCH2 OC6 H5 . D. CH3 OC6 H4 OH.

    Câu 86: Các chất hữu cơ đơn chức Z1, Z2, Z3 có CTPT tương ứng là CH2 O, CH2 O2, C2 H4 O2 . Chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là

    A. CH3 COOCH3 . B. HOCH2 CHO. C. CH3 COOH. D. CH3 OCHO.

    Câu 87: Cho 3 hiđrocacbon X, Y, Z lần lượt tác dụng với dung dịch kali pemanganat thì được kết quả: X chỉ làm mất màu dung dịch khi đun nóng, Y làm mất màu ngay ở nhiệt độ thường, Z không phản ứng. Dãy các chất X, Y, Z phù hợp là

    A. Stiren, toluen, benzen. B. Etilen, axitilen, metan.

    C. Toluen, stiren, benzen . D. Axetilen, etilen, metan.

    Câu 88: Ancol X no, đa chức, mạch hở, có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu (OH) 2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là

    A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

    Câu 89: Số liên kết và liên kết trong phân tử vinylaxetilen: CH C-CH=CH2 lần lượt là?

    A. 7 và 2. B. 7 và 3 . C. 3 và 3. D. 3 và 2.

    Câu 90: Hiđrocacbon X ở điều kiện thường là chất khí. Khi oxi hóa hoàn toàn X thì thu được thể tích khí CO2 và hơi H2 O là 2: 1 ở cùng điều kiện. X phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa. Số cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là

    A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

    Câu 91: Hợp chất X là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8 H10 O2 . X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1: 1. Mặt khác, cho X tác dụng với Na thì số mol H2 thu được đúng bằng số mol của X đã phản ứng. Nếu tách một phân tử H2 O từ X thì tạo ra sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

    A. 7. B. 9. C. 6. D. 3.

    Câu 92: Cho các chất sau: C2 H6, C2 H4, C4 H10 và benzen. Chất nào phản ứng với dung dịch nước brom?

    A. C2 H4 . B. C2 H6 . C. C4 H10 . D. C6 H6 (benzen).

    Câu 93: Hiđrocacbon nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường?

    A. Etilen. B. Stiren. C. Axetilen. D. Benzen .

    Câu 94: Cho dãy các chất: Stiren, toluen, vinylaxetilen, đivinyl, axetilen. Số chất phản ứng được với dung dịch Br2 ở điều kiện thường là

    A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

    Câu 95: Cho dãy hiđrocacbon: Propen, cumen, stiren, hexan, buta-1, 3-đien và isopren. Số hiđrocacbon trong dãy phản ứng được với dung dịch Br2 là

    A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

    Câu 96: Cho dãy các chất: CH≡C–CH=CH2 ; CH3 COOH; CH2 =CH–CH2 –OH; CH3 COOCH=CH2 ; CH2 =CH2 . Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là

    A. 5. B. 3. C. 4 . D. 2.

    B. BÀI TẬP

    Câu 1: Cho m gam phenol (C6 H5 OH) tác dụng với natri dư thấy thoát ra 0, 56 lít khí H2 (đktc), giá trị m của là

    A. 4, 7. B. 9, 4. C. 7, 4. D. 4, 9.

    Câu 2: Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế X chứa 89, 12% clo về khối lượng. Công thức của sản phẩm là

    A. CH3 Cl. B. CH2 Cl2 . C. CHCl 3 . D. CCl4 .

    Câu 3: Cho 3, 35 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng với Na dư, thu được 0, 56 lít H2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của 2 ancol đó là:

    A. C5 H11 OH, C6 H13 OH. B. C3 H7 OH, C4 H9 OH. C. C4 H9 OH, C5 H11 OH. D. C2 H5 OH, C3 H7 OH.

    Câu 4: Cho 22, 4 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CH4, C2 H4, C2 H2 và H2 có tỉ khối đối với H2 là 7, 3 đi chậm qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với H2 là 73/6. Số mol H2 đã tham gia phản ứng là

    A. 0, 5 mol. B. 0, 4 mol. C. 0, 2 mol. D. 0, 6 mol.

    Câu 5: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0, 1 mol CH3 OH và 0, 2 mol C2 H5 OH với H2 SO4 đặc ở 140C, khối lượng ete thu được là

    A. 12, 4 gam. B. 7 gam. C. 9, 7 gam. D. 15, 1 gam.

    Câu 6: Phenolphtalein X có tỉ lệ khối lượng mC: MH: MO = 60: 3, 5: 16. Biết khối lượng phân tử của X nằm trong 300 đến 320u. Số nguyên tử cacbon của X là

    A. 20. B. 10. C. 5. D. 12.

    Câu 7: Cho 3, 38 gam hỗn hợp X gồm CH3 OH, CH3 COOH, C6 H5 OH tác dụng vừa đủ với Na, thấy thoát ra 672 ml H2 (đktc) và thu được hỗn hợp chất rắn X1 có khối lượng là

    A. 3, 61 gam. B. 4, 70 gam. C. 4, 76 gam. D. 4, 04 gam.

    Câu 8: Thực hiện phản ứng crackinh butan, thu được hỗn hợp sản phẩm X gồm 5 hiđrocacbon có khối lượng mol trung bình là 32, 65 gam/mol. Hiệu suất phản ứng crackinh là

    A. 77, 64%. B. 38, 82%. C. 17, 76%. D. 16, 325%.

    Câu 9: Hiđrocacbon mạch hở X tác dụng với HCl theo tỉ lệ mol 1: 1, thu được dẫn xuất Y duy nhất. Trong phân tử Y, clo chiếm 38, 38% về khối lượng. Tên gọi của X là

    A. Etilen. B. But-1-en. C. But-2-en. D. 2, 3-đimetylbut-2-en.

    Câu 10: Hỗn hợp X gồm propin và ankin A có tỉ lệ mol 1: 1. Lấy 0, 3 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3 dư, thu được 46, 2 gam kết tủa. Tên của A là

    A. Axetilen. B. But-2-in. C. Pent-1-in. D. But-1-in.

    Câu 11: Hỗn hợp X gồm C4 H4, C4 H2, C4 H6, C4 H8 và C4 H10 . Tỉ khối của X so với H2 là 27. Đốt cháy hoàn toàn X cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được CO2 và 0, 03 mol H2 O. Giá trị của V là

    A. 3, 696. B. 1, 232. C. 7, 392. D. 2, 464.

    Câu 12: Hòa tan m gam ancol etylic (D = 0, 8 g/ml) vào 108 ml nước (D = 1 g/ml) tạo thành dung dịch X. Cho X tác dụng với Na dư, thu được 85, 12 lít (đktc) khí H2 . Dung dịch X có độ ancol bằng

    A. 8. B. 41. C. 46 . D. 92.

    Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm 0, 1 mol C2 H4 và 0, 1 mol CH4 qua 100 gam dung dịch Br2 thấy thoát ra hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 9, 2. Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch Br2

    A. 12%. B. 14%. C. 10%. D. 8%.

    Câu 14: Cho 224, 00 lít metan (đktc) qua hồ quang được V lít hỗn hợp X (đktc) chứa 12% C2 H2; 10% CH4 ; 78% H2 (về thể tích). Giả sử chỉ xảy ra 2 phản ứng:

    2CH4 -> C2 H2 + 3H2 (1)

    CH4 -> C + 2H2 (2)

    Giá trị của V là

    A. 407, 27. B. 448, 00. C. 520, 18. D. 472, 64.

    Câu 15: Nhiệt phân nhanh 3, 36 lít khí CH4 (đo ở đktc) ở 1500C, thu được hỗn hợp khí T. Dẫn toàn bộ T qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thấy thể tích khí thu được giảm 20% so với T. Hiệu suất phản ứng nung CH4

    A. 40, 00%. B. 20, 00%. C. 66, 67%. D. 50, 00%.

    Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 5, 16 gam hỗn hợp X gồm các ancol CH3 OH, C2 H5 OH, C3 H7 OH, C4 H9 OH, bằng một lượng khí O2 (vừa đủ), thu được 12, 992 lít hỗn hợp khí và hơi (đktc). Sục toàn bộ lượng khí và hơi trên vào bình đựng dung dịch Ca (OH) dư thấy khối lượng dung dịch trong bình giảm m gam. Giá trị của m là

    A. 7, 32 . B. 6, 46. C. 7, 48. D. 6, 84.

    Câu 17: Hỗn hợp X gồm 3 ancol. Cho Na dư phản ứng với 0, 34 mol X thì thu được 13, 44 lít khí. Mặt khác, đốt cháy 0, 34 mol X thì cần V lít khí oxi và thu được 52, 8 gam CO2 . Giá trị gần nhất của V là

    A. 30, 7. B. 33, 6. C. 31, 3. D. 32, 4.

    Câu 18 Hỗn hợp X gồm CH3 OH, C2 H5 OH, C3 H7 OH và H2 O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 0, 7 mol H2 . Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 2, 6 mol H2 O. Giá trị của m là

    A. 24. B. 42. C. 36. D. 32.

    Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0, 2 mol một ancol đơn chức trong 1, 4 mol O2 (dư), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 2 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là

    A. 14, 8 gam . B. 18, 0 gam. C. 12, 0 gam. D. 17, 2 gam.

    Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm C2 H4, C3 H6, C4 H8, thu được 1, 68 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là

    A. 1, 15. B. 1, 05. C. 0, 95. D. 1, 25.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng bảy 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...