Đề cương lịch sử lớp 10 kì II

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ánh Phượng Thiên, 10 Tháng ba 2021.

  1. Ánh Phượng Thiên

    Bài viết:
    99
    Câu 1: Trình bày những giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy ở Việt Nam.

    - Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, trên đất nước Việt Nam đã có Người tối cổ sinh sống.

    - Cách ngày nay trên dưới 2 vạn năm, Người tối cổ đã chuyển hóa thành Người tinh khôn, Công xã thị tộc được hình thành.

    - Cách ngày nay khoảng 6.000 – 12.000, công xã thị tộc bước vào thời kì phát triển.

    - Cách ngày nay khoảng 3.000 - 4.000 năm, công cụ bằng đồng xuất hiện, công xã thị tộc bước vào giai đoạn tan rã.


    Câu 2: Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc.

    - Đầu thế kỉ I TCN cư dân văn hóa Đông Sơn đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt. Nông nghiệp dùng cày với sức kéo khá phát triển, kết hợp săn bắn, chăn nuôi, đánh cá, đúc đồng, làm gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công xuất hiện.

    - Sự chuyển chuyển biến kinh tế trên kéo theo sự chuyển biến về xã hội: Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, công xã thị tộc tan rã thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.

    ⟹ Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra yêu cầu mới là trị thủy, quản lí xã hội, chống ngoại xâm. Những điều đó đã dẫn tới sự ra đời nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.


    Câu 3: Hãy trình bày tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

    * Kinh tế:

    - Nông nghiệp: Chủ yếu là lúa nước, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.

    - Các nghề thủ công như: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng.. nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển. Đặc biệt, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

    * Văn hóa:

    - Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.

    - Tôn giáo: Theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.

    - Người Chăm có tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.

    * Xã hội:

    - Bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.

    - Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản.

    - Cham-pa phát triển trong các thế kỉ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.


    Câu 4: Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia Phù Nam.

    - Tình hình kinh tế:

    + Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.

    + Ngoại thương đường biển rất phát triển.

    - Tình hình văn hóa:

    + Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn.

    + Phật giáo và Ba-la-môn giáo được sùng tín.

    + Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.

    - Tình hình xã hội:

    + Có sự phân hóa giàu nghèo hình thành các tầng lớp quý tộc, bình dân, nô lệ.


    Câu 5 Trình bày những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta?

    - Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

    - Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt

    - Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho..

    - Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.


    Câu 6: Mục đích của chính sách đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta có thực hiện được không? Tại sao?

    - Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thi hành nhiều chính sách đô hộ hà khắc tuy nhiên không khống chế được các làng xóm người Việt.

    - Do ý thức giữ gìn văn hóa, đấu tranh chống lại chính sách đô hộ của chính quyền phương Bắc. Do làng xóm-cơ sở xã hội của người Việt vẫn do người Việt đứng đầu.

    Câu 11: Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?

    - Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí giành thắng lợi, thành lập nước Vạn Xuân độc lập (năm 544), đánh dấu bước trưởng thành trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

    - Sự thành lập nước Vạn Xuân độc lập là một sự cổ vũ lớn cho thế hệ sau trong cuộc chiến đấu vì nền độc lập của dân tộc.


    Câu 7: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

    - Nguyên nhân thắng lợi:

    + Do sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của toàn dân.

    + Sự lãnh đạo của Ngô Quyền, đặc biêt trong việc sử dụng nghệ thuật quân sự.

    - Ý nghĩa lịch sử:

    + Nêu lên ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta

    + Xác định vững chắc nền độc lập của Tổ quốc

    + Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.


    Câu 8: Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.

    - Hai Bà Trưng:

    + Lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập tự chủ cho dân tộc.

    + Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa giành được.

    - Lý Bí:

    + Liên kết với các hào kiệt nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương giành được thắng lợi.

    + Thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ.

    - Triệu Quang Phục:

    + Kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương giành thắng lợi.

    - Khúc Thừa Dụ:

    + Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đánh đổ ách thống trị của nhà Đường.

    + Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành thắng lợi đá đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang hơn nghìn năm Bắc thuộc.

    - Ngô Quyền:

    + Trừ khử tên nội phản Kiều Công Tiễn

    + Chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của nhà Nam Hán.

    + Cuộc khởi nghĩa và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời kì mới- thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.


    Câu 9: Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê.

    - Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.

    - Nhà Lê chia cả nước thành 13 đạo. Dưới dạo là phủ, huyện, châu, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.

    - Nhà vua bỏ các chức tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua

    - Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

    - Đối với bên ngoài, nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập.


    Câu 10: Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X –XV?

    - Từ thế kỉ X – XV, đất nước được độc lập, thống nhất. Trong thời kì này nông nghiệp phát triển mạnh mẽ do những nguyên nhân sau đây:

    + Nhân dân tích cực khai hoang vung châu thổ sông Hồng và ven biển. Diện tích đất ngày càng mở rộng.

    + Các vua Tiền Lê, Lý hàng năm đều làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất.

    + Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.

    + Vua Lê cấp đất cho quý tộc đặt phép quân điền.

    + Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang. Sức kéo được chú trọng.


    Câu 11: Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê.

    -Nội thương:

    + Nhà nước thành lập các quan xưởng, tập trung thợ giỏi sản xuất: Tiền, vũ khí, thuyền chiến

    + Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao

    + Các làng nghề thủ công ra đời: Thổ Hà, Bát Tràng, Nga Sơn, Chu Đậu..

    + Sản xuất được một số sản phẩm kĩ thuật cao: Đại bác, thuyền chiến..

    - Thương nghiệp

    + Nội thương: Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị, trung tâm buôn bán và làm nghề truyền thống.

    + Ngoại thương: Khá phát triển, nhiều bến cảng được xây dựng, vùng biên giới Việt – Trung hình thành các địa điểm buôn bán


    Câu 12: : Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần.

    - Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý người chỉ huy không phải là vua mà là Thái úy Lý Thường Kiệt. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần thường gắn liền với tên tuổi của các vua Trần và các tướng tài giỏi khác.

    - Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật "tiên phát chế nhân". Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần dùng thực hiện "vườn không nhà trống".

    - Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định. Nhưng kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần, ta phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.


    Câu 13: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

    -Do biết phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

    - Thu phục được lòng dân, được nhân dân ủng hộ.

    - Sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự của người lãnh đạo, nổi bật vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

    - Ý chí quyết tâm chiến đấu giành lại độc lập của nhân dân Đại Việt.


    Câu 14: Vì sao Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê sơ lại không phát t riển?

    - Thời Lý – Trần, Nho giáo chưa ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Đạo Phật giữ vị trí đặc biệt quan trọng và khá phổ biến. Vì:

    + Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt.

    + Nhà Lý, Trần tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Vua, quan thời Lý, Trần nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi.

    - Đến thời Lê sơ, đạo Phật suy dần. Vì thời Lê sơ, Nho giáo được chính thức nâng lên địa vị độc tôn để củng cố và bảo vệ vương quyền; ban hành nhiều điều lệnh nhằm phát triển sự phát triển của Phật giáo.


    Câu 15: Em hãy cho biết nguyên nhân suy sụp của triều Lê sơ.

    - Vua quan chỉ lo ăn chơi xa sỉ không quan tâm đến triều đình và nhân dân.

    - Địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân.

    - Nhân dân khổ cực đã đứng dậy đấu tranh ở nhiều nơi.

    - Một số thế lực phong kiến cũng hợp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành.


    Câu 16: Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

    - Nguyên nhân của chiến tranh Nam – Bắc triều

    + Bộ phận cựu thần nhà Lê, đừng đầu là Nguyễn Kim đã không chấp nhận nền thống trị của nhà Mạc vì Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, đồng thời ông không xuất thân từ dòng dõi quý tộc. Họ đã họp quân, nêu danh nghĩa "Phù Lê diệt Mạc" nổi dậy ở vùng Thanh Hóa gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long – Bắc triều.

    + Năm 1545, chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.

    - Nguyên nhân chiến tranh Trịnh – Nguyễn

    + Thế lực phù Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim. Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp "Phù Lê diệt Mạc". Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa

    + Cơ nghiệp họ Nguyễn ở vùng đất phía Nam dần dần được xây dựng, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài

    + Năm 1627, họ Trịnh đem quân đánh họ Nguyễn, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.


    Câu 17: Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII.

    * Thủ công nghiệp

    + Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như dệt, làm gốm

    + Một số nghề mới xuất hiện như: Khắc bản in, làm đồng hồ, tranh sơn mài.

    + Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

    + Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập các phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

    * Thương nghiệp

    - Nội thương

    + Chờ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

    + Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn

    + Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

    - Ngoại thương

    + Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

    + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.


    Câu 18: Hãy trình bày đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh.

    - Đặc điểm

    + Vua Lê Chiêu Thống phản bội quyền lợi dân tộc, cầu cứu quân thanh, Quang Trung lên ngôi Hoàng đế tiến quân ra Bắc chống quân xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc.

    + Quân Tây SƠn tiến quân thần tốc vừa đi vừa tuyển quân chiến đấu quyết liệt và giành thắng lợi vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.

    - Nguyên nhân thắng lợi

    + Có sự chỉ huy tài tình của Quang Trung

    + Được nhân dân và quân sĩ ủng h
    ộ.

    Câu 19: Hãy nêu các thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.

    - Giáo dục: Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước.

    - Tôn giáo: Độc tôn Nho học, hạn chế Thiên Chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển.

    - Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển với nhiều tên tuổi: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.

    - Sử học: Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương loại chí, Gia Định thành thông chí..

    - Kiến trúc: Kinh đô Huế, lăng tẩm, cột cờ Hà Nội..

    - Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển.


    Câu 20: So sánh tình hình xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX với thế kỉ XVIII .

    - Trong xã hội có sự phân hia giai cấp ngày càng cách biệt hơn so với các triều đại trước:

    + Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan, địa chủ cường hào

    + Giai cấp bị trị: Nông dân, thợ thủ công

    - Đời sống nhân dân cực khổ hơn so với các thế kỉ trước. Tệ nạn tham quan ô lại và cường hào ức hiếp nhân dân phổ biến.

    - Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp.


    Câu 21: Trình bày đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỉ XIX. So sánh với các triều đại trước và phân tích ý nghĩa của nó.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Đặc điểm

    + Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu triều đại

    + Nổ ra liên tục, số lượng lớn

    + Nhiều cuộc khởi nghĩa với quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.

    - Các triều đại trước phong trào đấy tranh của nhân dân thường nổ ra vào cuối triều đại, nhưng thời Nguyễn phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra ngay khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền. Số lượng, mô mô và thành phần tham gia cũng đông đảo hơn so với các thời kì trước đó.

    - Ý nghĩa

    + Chứng tỏ sức mạnh của nông dân và nói lên mấu thuẫn giai cấp gay gắt trong xã hội.

    + Làm cho chế độ phong kiến nhà Nguyễn ngày càng suy yếu.

    Câu 22: Những nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Yêu nước không chỉ chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc mà còn phải ra sức xây dựng và phát triển kinh tế. Ý thức vương lên xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ đậm đà bản sắc dân tộc.

    - Tinh thần đoàn kết dân tộc

    - Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo về độc lập dân tộc.

    - Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn liền với thương dân.

    Câu 23: Hãy nêu tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Hà Lan

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Tính chất: Cách mạng Hà Lan vừa là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, vừa là cuộc cách mạng tư sản, bởi vì nó vừa chống bọn xâm lược Tây Ban Nha vừa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

    - Ý nghĩa:

    + Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới

    + Lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

    + Mở ra thời đại mới, thời đại bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản.

    Câu 24: Trình bày kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Kết quả:

    + Theo Hòa ước Vec-sai (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

    + Năm 1787, Hiến pháp được thông qua góp phần củng cố vị trí nhà nước Mĩ.

    - Ý nghĩa

    + Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ.

    + Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân ở Mỹ La tinh.

    Câu 25: Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Là cuộc CMTS điển hình:

    + Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.

    + Giải quyết được vấn đề dân chủ.

    + Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển.

    + Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát tiển của cách mạng.

    - Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

    Câu 26: Tại sao nói: Sự nghiệp thống nhất nước Đức, thống nhất I-ta-li-a và nội chiến Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản .

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Sự nghiệp thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a và nội chiến Mĩ nhằm xóa bỏ sự cản trở của chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

    - Lãnh đạo là giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa.

    - Động lực cách mạng là quần chúng nhân dâ

    - Xu thế phát triển là xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

    Câu 27: Vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Anh là "chủ nghĩa đế quốc thực dân" và chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi"?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    a) Chủ nghĩa đế quốc Anh

    - Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa ở châu Âu và châu Phi. NĂm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới ¼ diện tích lục địa và ¼ dân số. Người ta ví nước Anh là nước "Mặt trời không bao giờ lặn"

    - Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột tàn nhẫn một hệ thống thuộc địa bao la và giàu có nằm rải rác khắp hành tinh. Nhấn mạnh đặc điểm này, Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là "chủ nghĩa đế quốc thực dân"

    B) Chủ nghĩa đế quốc Pháp

    - Thời kì nay ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao

    - Pháp là nước đứng thứ hai về xuất cảng tư bản sau Anh nhưng khác Anh ở chỗ chủ yếu vốn được đem cho các nước vay với lãi xuất nặng. Chính vì vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

    Câu 28: - Hãy nêu những nét lớn về tình hình chính trị nước Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Về hình thức, Anh là vương quốc nhưng thực chất theo chế độ đại nghị gồm hai viện thượng viện và hạ viện. Hai đảng (Bảo thủ và Tự do) thay nhau cầm quyền.

    - Đây cũng là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Nhấn mạnh đặc điểm này, Lênin nhận định: Chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân.

    Vai trò của C. Mac và Ăng-ghen trong việc thành lập tổ chức Đồng minh những người cộng sản như thế nào?

    Câu 29: Vai trò của C. Mac và Ăng-ghen trong việc thành lập tổ chức Đồng minh những người cộng sản như thế nào?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Những hoạt động của C. Mác và Ăng-ghen thông qua việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển đã đặt cơ sở lí luận cho sự hình thành học thuyết Mác, Những hoạt động của Mác và Ăng-ghen trong phong trào công nhân là cơ sở thực tế cho sự hình thành học thuyết Mac.

    - C. Mac và Ăng-ghen là người sáng lập "Đồng minh những người cộng sản", đề ra mục đích hoạt động của tổ chức này.

    - Mác và Ăng-ghen là người soạn thảo Tuyên ngôn Đảng cộng sản – văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng ba 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...