Đề Bài Ôn Tập Ngữ Văn 12 Tham Khảo - Đề 13

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 22 Tháng năm 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,908
    SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH
    TRƯỜNG THPT THÁI NINH
    ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
    MÔN: NGỮ VĂN
    [​IMG]
    I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
    Đọc đoạn trích:

    Có thể nói, thành công bước đầu trong cuộc chiến chống Covid-19, trước hết phải nói đến sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, coi "chống dịch như chống giặc", lấy sức khỏe và tính mạng của người dân lên trên hết; chấp nhận thiệt hại về kinh tế. Thứ hai là sự vào cuộc hiệu quả của cả hệ thống chính trị, trong đó cần phải khẳng định vai trò trụ cột của quân đội, của các lực lượng công an, ngành y tế. Thứ ba là ý thức của người dân đồng lòng với Chính phủ trong phòng chống Covid-19.

    Ngoài những điểm trên, có một yếu tố sâu xa, lan tỏa rộng khắp trong toàn dân những ngày tháng qua, đó là tinh thần tương thân tương ái, sự sẻ chia, tình yêu thương của dân tộc Việt Nam. Mỗi khi đất nước nguy nan hay hoạn nạn, lòng Nhân ái-Việt Nam từ ngàn đời luôn tỏa sáng. Chúng ta không thể tưởng tượng được trong một thời gian rất ngắn quân đội đã huy động các cơ sở hiện có để lo cho hàng chục ngàn công dân Việt Nam và người nước ngoài từ vùng dịch ở các nước về Việt Nam tới nơi cách ly với thái độ tận tình chu đáo từ khám sàng lọc, chăm sóc sức khỏe, lo sinh hoạt cho từng người, nhất là các cháu nhỏ.

    Chúng ta cũng không thể thấy hết được những vất vả của bộ đội Biên phòng ở biên cương Tổ quốc, các cửa khẩu giáp các nước bạn. Đối với ngành Y tế, hàng chục nghìn các chiến sĩ áo trắng ngày đêm cùng các lực lượng chăm lo sức khỏe nhân dân. Đặc biệt nhiều y, bác sĩ trên tuyến đầu trực tiếp khám chữa cho bệnh nhân, không ngại rủi ro lây nhiễm. Không chỉ các chiến sĩ ở mặt đất căng mình chống Covid-19 mà chúng ta thấy, những đội bay của các hãng hàng không Việt Nam tất bật cất cánh, đưa hàng nghìn công dân Việt Nam từ nước ngoài về với Tổ quốc để "không ai bị bỏ lại phía sau".
    (Trích:"Việt Nam thời chống dịch Covid-19: Tỏa sáng lòng Nhân ái"- Phan Sỹ Thao, Báo Kinh tế & Đô thị, 27/03/2020)
    Thực hiện các yêu cầu sau:
    Câu 1.
    Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
    Câu 2. Theo tác giả, thành công bước đầu trong cuộc chiến chống Covid-19 được tạo nên bởi những yếu tố nào?
    Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ "không ai bị bỏ lại phía sau" trong cuộc chiến chống Covid-19 được nhắc đến ở đoạn trích?
    Câu 4. Bản thân anh/chị đã làm những gì để chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19? (Trình bày trong một đoạn văn từ 5-7 dòng).

    II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

    Câu 1 (2.0 điểm)
    Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của lòng nhân ái trong cuộc sống.
    Câu 2(5.0 điểm)

    -Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uốngrượu..Giá mà lão uống rượu... thì tôi còn đỡ khổ... Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đánh...
    - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! - Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.
    - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...
    - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát- trên thuyền phải có một người đàn ông... dù hắn man rợ, tàn bạo?
    - Phải - Người đàn bà đáp - Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

    Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:
    - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
    - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không?- Đột nhiên tôi hỏi.
    - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...

    ( Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 76)​
    Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, anh /chị cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

    Gợi ý làm bài: Phần bình luận.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng năm 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,908
    Gợi ý làm bài:
    Bấm để xem
    Đóng lại

    I. ĐỌC HIỂU
    Câu 1.
    Phương thức nghị luận/ Nghị luận
    Câu 2:
    + Sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, coi "chống dịch như chống giặc", lấy sức khỏe và tính mạng của người dân lên trên hết; chấp nhận thiệt hại về kinh tế.
    + Sự vào cuộc hiệu quả của cả hệ thống chính trị, trong đó cần phải khẳng định vai trò trụ cột của quân đội, của các lực lượng công an, ngành y tế.
    + Ý thức của người dân đồng lòng với Chính phủ trong phòng chống Covid-19.
    + Tinh thần tương thân tương ái, sự sẻ chia, tình yêu thương của dân tộc Việt Nam.

    Câu 3.
    Mục tiêu "không ai bị bỏ lại phía sau" trong cuộc chiến chống dịch được hiểu là tất cả mọi người dân Việt Nam dù đang sinh sống trong hay ngoài nước đều nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên kịp thời của Đảng và Nhà nước về cả vật chất lẫn tinh thần, giúp họ vượt qua được mọi khó khăn và làm tốt được vai trò chiến sĩ của mình trong cuộc chiến chống đại dịch.
    Câu 4. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo hình thức 01 đoạn văn từ 5-7 dòng, có thể đưa ra một số biện pháp như: Giữ gìn vệ sinh thân thể, tập thể dục và ăn uống điều độ để nâng cao sức đề kháng; hạn chế tối đa ra ngoài, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tiếp xúc; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ...
    II. LÀM VĂN
    Câu 1.

    Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của lòng nhân ái trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
    + Lòng nhân ái là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người với con người
    + Vai trò:
    - Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.
    - Giúp đỡ con người vượt qua khó khăn để có niềm tin vào cuộc sống
    - Khi sống nhân ái, bản thân ta sẽ cảm thấy hạnh phúc; ta sẽ được mọi người yêu mến, tin tưởng; từ đó tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa người với người trong xã hội...
    - Là cơ sở để xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái...
    +Bài học, liên hệ.
    Câu 2.
    *Giới thiệu khái quát về tác giả,tác phẩm, đoạn trích.
    *Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài.

    + Giới thiệu hình tượng người đàn bà hàng chài.
    + Cuộc trò chuyện của người đàn bà hàng chài với chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng tại tòa án huyện.
    - Về số phận của người đàn bà hàng chài.
    + Cuộc sống khổ cực nghèo đói lam lũ, thuyền chật, con đông: biển động sóng gió-> hoàn cảnh sống khắc nghiệt.
    + Bị bạo hành đánh đập khổ quá là xách tôi ra đánh...Sau này con cái lớn lên tôi mới xin được với lão...đưa tôi lên bờ mà đánh...->nhẫn nhục cam chịu.
    - Về những phẩm chất tốt đẹp.
    + Tấm lòng vị tha giàu đức hi sinh: hiểu được nỗi khổ cực gánh nặng mưu sinh đè lên vai người chồnglúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu...->chấp nhận đau khổ hy sinh.
    +Tình thương con sâu nặng:
    ~ Ý thức nghĩa vụ thiêng liêng: Ông trời sinh ra đàn bà là để đẻ con rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn.
    ~ Hy sinh tất cả vì con: Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình.
    ~ Sợ con bị tổn thương xin được với lão...đưa tôi lên bờ mà đánh.
    ~ Trân trọng hạnh phúc bình dị: Vui nhất là lúc nhìn đàn con chúng nó được ăn no.
    - Nghệ thuật:
    + Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo mang tính nhận thức để khắc họa tính cách nhân vật và thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc.
    +Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, lời kể khách quan chân thực, giọng văn trầm lắng nhiều suy tư trăn trở.
    + Ngôn ngữ kể chuyện giản dị, đối thoại sinh động.
    *Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
    - Tấm lòng vị tha giàu đức hi sinh.
    - Vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng cảm động.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng năm 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...