Đề bài: Lời tâm sự của người cha trong bài thơNói với con . A) Mở bài: Nói với con của Y Phương là lời tâm sự của một người cha, nói với con của mình. Đó là lời tâm sự rất mộc mạc, thiết tha và mang ý nghĩa sâu sắc của một đồng bào dân tộc thiểu số. B) Thân bài: * Luận điểm 1: Người cha tâm sự với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người: Đó là gia đình, quê hương nơi đã sinh ra con, nuôi con khôn lớn, trưởng thành. - Đầu tiên người cha gợi cho con những kỉ niệm đầy tình thương của một gia đình đầm ấm, vui tươi, êm đềm. - Bên cạnh gia đình, người cha còn tâm sự với con về quê hương - cái nội thứ hai nuôi con khôn lớn. Khái quát: Qua lời tâm sự, người cha muốn con mình hiểu rằng: Nguồn cội gia đình, quê hương là cái nôi chung nuôi con lớn lên về tâm hồn và thể chất. Con nên tự hào về điều đó. * Luận điểm 2: Người cha tâm sự với con về phẩm chất cao quý của người đồng mình. - Đoạn thơ tiếp tục với điệp khúc: Người đồng mình thương lắm con ơi, sử dụng cách biểu cảm trực tiếpthương lắm thể hiện niềm xúc động của nhà thơ khi nhắc đến những người đồng bào thân quý. Hình ảnh con người lao động hiện ra trong những lời tâm tình của nhân vật cha thật cụ thể, gần gũi, mang đức tính tốt đẹp. + Đó là những con người chất phác, giản dị. Nhà thơ sử dụng hình ảnh thô sơ da thịt để gợi tả vẻ đẹp mộc mạc của người lao động chốn núi rừng. + Họ không chỉ là những con người thuỷ chung, tình nghĩa, gắn bó sắt son với mảnh đất nơi mình sinh ra mà còn là những con người sống hôn nhiên, giàu ý chí nghị lực. Khái quát: Qua lời tâm sự, người cha muốn con yêu thương, gắn bó với quê hương dẫu còn gian khổ, khó khăn; truyền cho con niềm tự hào, kính phục về người đồng mình. * Luận điểm 3: Y Phương mượn lời người cha dặn dò con để khép lại bài thơ, mong muốn con sẽ kế tục xứng đáng truyền thông của cha ông mình. Khái quát, đánh giá: - Vấn đề nghị luận: + Lời tâm sự của người cha trong bài thơ chính là lời nhắc nhở về lẽ sống. + Qua những lời tâm sự với con, ta thấy nhân vật người cha rất yêu con, đặt tất cả sự tin cậy, ước mơ, hi vọng về quê hương vào đứa con của mình. Người cha cũng là một người rất hiểu và tự hào về mảnh đất quê hương. C) Kết bài: Với phong cách thơ độc đáo, giàu chất suy tư, trải nghiệm về lẽ sống, trải nghiệm về gia đình, quê hương, đất nước đã được Y Phương thể hiện bằng một lối thơ giàu tình cảm, cụ thể, có sức khái quát và đầy ắp chất thơ. Bài thơ Nói với con xứng đáng là bức tranh thổ cẩm tuyệt đẹp của người miền núi, góp phần làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng cho thơ ca hiện đại Việt Nam.