Review Sách Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn - Phạm Lữ Ân

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Bánh Bều Nghìn Năm, 12 Tháng chín 2018.

  1. Bánh Bều Nghìn Năm Bánh bều đang tịnh tâm

    Bài viết:
    18
    NẾU BIẾT TRĂM NĂM LÀ HỮU HẠN

    "40 truyện ngắn trong" Nếu biết trước trăm năm là hữu hạn "đối với tôi như là một làn gió mang đến hơi thở của cuộc sống, khiến tôi biết rằng tôi đã có tội biết bao nhiêu khi đang phung phí cuộc đời ngắn ngủi vô cùng của mình bằng những nỗi buồn hoang mang vô nghĩa, và sự hèn nhát đáng xấu hổ.

    ***

    Một câu chuyện đẹp và ý nghĩa vô cùng cho những ai đang bắt đầu chập chững bước chân vào cuộc đời nhốn nháo này.

    Có thể đó cũng là khi ta bắt đầu nhận ra được những trôi nổi hư hao của một cuộc đời ngắn ngủi và bộn bề. Đọc để biết rằng thời gian hữu hạn và biền biệt vô tình lắm, nên những con người chúng ta sống trong cái khoảng thời gian nhỏ nhoi ấy phải biết rằng đừng bao giờ phung phí thời gian được sống của mình. Biết đâu ở phút này ta đang sống, đang yêu, đang hận thù, để rồi ngay một giây phút sau thôi ta chẳng ngờ tới, ta đã bỗng chốc phải lìa bỏ cuộc đời này, đánh mất đi cái khoảng thời gian ít ỏi mà ta đang sống. Chẳng kịp cho một giãi bày".

    [​IMG]

    Chỉ xuất hiện vỏn vẹn trong hơn bốn mươi bài viết trên chuyên mục Cảm thức của Bán nguyệt san 2! (số Chuyên đề của báo Sinh Viên Việt Nam), Phạm Lữ Ân là một tác giả đã âm thầm tạo nên hiện tượng đặc biệt trong văn hóa đọc của giới trẻ Việt nam hiện nay. Các bài viết của Phạm Lữ Ân được đăng tải, trích dẫn rất nhiều lần trên các trang web, trên blog cá nhân, đươc đọc trên Youtube, thành cảm hứng cho sáng tác ca khúc và cả kịch bản phim với những lời bình ưu ái.

    Với nhiều bạn trẻ, những bài viết này như đã thưc tỉnh trái tim và nhận thức của họ về cuộc đời, vốn chứa đựng nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đầy ắp lo toan. Bằng giọng văn dung dị, thân mật, giàu cảm xúc và có khi rất quyết liệt, tác giả dẫn dắt người đọc đi sâu vào những cảm nhận khác nhau về cuộc đời, về tình yêu trong góc nhìn tỉnh táo và không ngộ nhận (Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi), về tình bạn (Dư vị từ những tình bạn nhạt nhòa), về sự thành bại trong cuộc đời (Còn thời cưỡi ngựa bắn cung), về sự chờ đợi một cơ hội ngắn ngủi và cả một vận hội trong sự an nhiên và điềm tĩnh (Như chờ tình đến rồi hãy yêu).. Không ít người cho rằng mình đã tìm thấy điều gì đó lạ lẫm và tươi mát trong nhận thức từ những bài viết này. Một số thú nhận mình đã đọc đi đọc lại những bài viết của Phạm Lữ Ân và mỗi lần đọc đều tìm thấy một ý nghĩa mới mẻ tiềm ẩn trong đó.

    Với hiệu ứng của các bài viết, cái tên Phạm Lữ Ân luôn khiến bạn đọc tò mò. Và thật thú vị khi biết được bút danh này là sự kết hợp của hai nhà báo viết cho giới trẻ, cũng là một đôi vợ chồng. Nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái nhìn trong trẻo, tinh tế và sắc sảo với sự từng trải, thương yêu và khoan dung, những bài Cảm thức này đã đưa ra được những kiến giải đầy thú vị và vô cùng sâu sắc về cuộc đời, không chỉ cho giới trẻ mà cho bất cứ ai trong chúng ta, ở bất kỳ lứa tuổi nào.

    Có đôi khi những bộn bề của cuộc sống cuốn ta đi như dòng nước hững hờ cuốn trôi chiếc lá. Cứ thế, ta vội vã làm, vội vã ăn, vội vã ngủ, vội vã yêu và vội vã.. để sống! Chắc hẳn đã không ít lần mỗi chúng ta đều thốt lên "giá như.."

    Nếu biết trăm năm là hữu hạn, đưa người đọc đến nhiều tầng của cung bậc cảm xúc, đến nhiều không gian tưởng chừng ta không thể quay về. Vừa hoài niệm, sâu sắc, vừa giản dị, chân thành, vừa quá khứ, hiện tại. Nếu biết trăm năm là hữu hạn cứ thế cuốn ta đi một cách nhẹ nhàng và đầy sâu lắng..

    Với tập hợp 40 truyện ngắn, chắc hẳn đâu đó xung quanh những câu chuyện ấy, ta sẽ vô tình bắt gặp chính ta. Nếu biết trăm năm là hữu hạn là một quyển sách dành cho nhiều người.

    Trích đoạn:

    "Người ta gọi tuổi mới lớn là" tuổi biết buồn "." Biết buồn "tức là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của những khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc. Khi đó, hãy dành cho sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. Để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cánh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui.."

    (Trích "Những khoảng trống không phải để lấp đầy")
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng hai 2020
  2. Đăng ký Binance
  3. Love cà phê sữa

    Bài viết:
    543
    Người ta gọi tuổi mới lớn là "tuổi biết buồn". "Biết buồn" tức là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của những khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc. Khi đó, hãy dành cho sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. Để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cánh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui..

    Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ sao ta không sống thật sâu.

    Đây là hai trích dẫn mà mình tâm đắc nhất trong cuốn sách. Chưa bao giờ mình lại hứng thú với một cuốn kĩ năng sống như thế, "tuổi trẻ hoang dại" hay "tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu", mình đều đọc qua cả, nhưng chỉ thấy cuốn này hay, hay theo một cách riêng. Chúng ta thường lãng phí tuổi trẻ vào những việc vô bổ, để thời thanh xuân trôi qua một cách lững lờ và vô vị, đến cuối cùng thì nuối tiếc, than vãn đủ kiểu. Cuốn sách sẽ là hành trang cần thiết cho sự thành công của bạn. Đây là cuốn sách hay, vô cùng đáng đọc!
     
    LieuDuongTuyettuyetlanlan thích bài này.
    Last edited by a moderator: 27 Tháng mười một 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...