Lý luận văn học: Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống thực sự của nó mới bắt đầu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Sưu Tầm, 12 Tháng mười 2021.

  1. Sưu Tầm The Very Important Personal

    Bài viết:
    662
    Lý luận văn học

    Đề bài: Có ý kiến cho rằng: "Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống thực sự của nó mới bắt đầu". Anh/chị hãy bình luận về ý kiến trên.

    Bài làm:

    Thời gian trôi đi, mọi sự vật theo đó mà bị cuốn vào một quy luật chung: Sinh ra, tồn tại, tan biến vào hư vô. Tồn tại mãi với đời có chăng chỉ là cái đẹp, vượt qua bao sự băng hoại của thời gian, những tác phẩm văn học vẫn cháy lên một sức sống mãnh liệt với đời để chứng minh một sự thiên vị rất có lí của tạo hóa. Nhưng văn học lại có những quy luật đào thải của riêng nó, chẳng phải tác phẩm nào sinh ra cũng còn mãi với đời. Phải chăng sự tồn tại của nó đã được quyết định ngay từ phút kết thúc như một lời nhận định: "Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống thực sự của nó bắt đầu."

    Để làm ra một tác phẩm cho đời, nhà văn phải như "con ong chăm chỉ tìm một giọt mật cho đời từ vạn chuyến ong bay" (Chế Lan Viên). Gian khổ, khó nhọc, có khi cả sự quằn quại đau đớn của cảm xúc, người nghệ sĩ mới có thể làm ra một tác phẩm cho đời. Họ thai nghén, ấp ủ những điều mình tâm đắc từ rất lâu, chỉ chờ cho đến phút cảm xúc thăng hoa mà nếu không nói ra có thể chết như lời ai đó từng nói, chính khi ấy tác phẩm được hình thành. Có tác phẩm trôi theo dòng cảm xúc rất trơn tru, có tác phẩm viết xong rồi lại phải sửa chữa rất nhiều. Và cho đến khi tác giả đặt bút kết thúc một tác phẩm - hoàn thiện, đó mới thực sự là lúc để tác phẩm kết thúc. Sự kết thúc ấy chính là một sự hoàn thành và nó là sự kết htusc để mở ra một khởi đầu mới: Số phận của tác phẩm: "Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống thực sự của nó mới bắt đầu". Tác phẩm kết thúc là đứa con tinh thần của nhà văn ra đời, nhưng người nghệ sĩ không thể tự quyết định số phận cho nó. Cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu là khi nó đến với công chúng, có thể nó sẽ được hưởng ứng, được trân trọng, cũng có thể sẽ rơi vào quên lãng.

    Đó là một sự lí giải rất hợp lí của quy luật văn học muôn đời. Quy luật của văn chương xưa nay đề vậy. Nó chỉ giữ lại những gì là thực chất, sáng tạo, là có ý nghĩa. Tác phẩm văn học chỉ tồn tại khi nó có ý nghĩa với cuộc đời. Điều này không phải do nhà văn quyết định. Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm, tác phẩm là nỗi lòng của nhà văn, nhưng nó phải đến được với công chúng và quan trọng hơn là phải đi được vào trong lòng công chúng. Độc giả chính là một bộ phận quan trọng quyết định đến sự thành hay bại, tồn vong của một tác phẩm. Một tác phẩm đến được với công chúng là phải tác phẩm không chỉ nói riêng nỗi lòng của người cầm bút, mà phải là tiếng nói là tiếng nói đồng tình của tất cả mọi người.

    Bất kì một người nghệ sĩ nào khi cầm bút đều mong muốn mình tìm được một tấc lòng tri âm nơi người đón nhận, luôn mong muốn tác phẩm của mình sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi người. Có ai khi gưở lòng mình lên trang giấy lại không khao khát một điều như vậy? Thế nhưng chẳng phải tác phẩm nào cũng có thể chạm tới trái tim của độc giả. Có những người cả đời theo nghiệp bút nghiên vẫn không làm được điều gì đáng kể.

    Tác phẩm chính là một văn bản mở, chỉ khi nào có sự đánh giá tiếp nhận từ nhiều hướng của độc giả thì nó mới trở thành một tác phẩm nghệ thuật theo đúng nghĩa. Như M. Gorki đã nói: "Nhà năn là người sáng tạo ra tác phẩm nhưng chính người đọc tạo nên số phận cho nó". Bằng trình độ và vốn hiểu biết của mình, người đọc đi sâu vào tác phẩm, dùng trí tưởng tượng phong phú để tài hiện hình ảnh cuộc sống được phản ánh. Tuy nhiên có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng tựu trung lại đều không nằm ngoài cái ý cốt lõi ban đầu của tác giả. Như loài hoa phải nhờ đến những cánh bướm mới có thể khoa sắc, khoe hương, tác phẩm văn học cũng vậy. Sáng tạo nghệ thuật là hành trình vươn tới tự do, còn tiếp nhận văn học cũng là sự khao khát hướng tới khám phá chân trời tự do ấy. Khi gấp trang sách lại, người đọc vẫn không ngừng miên man nghĩ về những câu chuyện mà nhà văn đã gợi ra. Văn chương không thể tự do vượt qua thời gian mà phải bay lên nhờ đôi cánh của người đọc.

    Hiện thực cuộc sống vốn dĩ phong phú và muôn màu, khi đi qua lăng kính sáng tạo của người nghệ sĩ lại càng thêm lung linh, nhiều góc cạnh. Tiếp nhận văn học chính là sống hết mình với nó, rung động với tác phẩm, vừa đắm mình trong thế giới nghẹ thuật của nhà văn vừa tỉnh táo lí trí lắng nghe tiếng nói của tác giả. Độc giả sẽ có cái nhìn đa chiều, sẽ xem xét tác phẩm ở mọi ngóc ngách, mọi phương diện. Ở mỗi góc độ ta lại khám phá ra những nội dung và hình thức mới lạ. Chính vì thế mà có người đã cho rằng: "Xét đến cùng thì lịch sử văn học cũng chính là lịch sử của quá trình tiếp nhận tác phẩm".

    Nhà văn phải là người trao cho độc giả chiếc chìa khóa vàng để họ tự tay mở ra cánh cửa đi vào tác phẩm, còn mở được đến đâu thì phụ thuộc vào trình độ và khả năng giải mã các kí hiệu thậm mĩ, vào tri thức, vốn sống và trí tưởng tượng của người đọc. Vì thế, có nhiều ý kiến trái chiều về cùng một tác phẩm. Ai cũng biết "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du là một kiệt tác, nhưng xung quanh tác phẩm cũng có nhiều đánh giá mâu thuẫn nhau. Các nhà phê bình hiện đại với cảm quan tiến bộ thì nhìn cuộc đời nàng Kiều như một "tấm gương oan khổ" nhưng đồng thời cũng là một bông sen thơm ngát giữa đầm đầy mùi bùn hôi: "Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc/ Sắc tài sao mà lắm truân chuyên" ( "Đọc Kiều" - Chế Lan Viên). Thế nhưng, nhà nho Nguyễn Công Trứ lại oán trách nàng Kiều: "Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa/ Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm". Hai cái nhìn hoàn toàn khác nhau do bị chi phối bởi thời đại và xã hội. Cũng có tác phẩm ngay khi ra đời đã được chào đón nồng nhiệt nhưng cũng có trường hợp bị chê trách, sau đó mới được nhìn nhận và đánh giá lại. Trong văn học Việt Nam, Vũ Trọng Phụng với tác phẩm "Số đỏ" là một điển hình tiêu biểu. Khi đứa con tinh thần của Vũ Trọng Phụng ra đời, nó đã bị quy kết là "dâm thư" và cho mãi đến sau này, có một thời người sinh ra nó còn bị đánh đồng với nhóm Nhân văn giai phẩm. Đến tận mấy chục năm sau, tác phẩm "dâm thư" ấy mới công nhận và được đưa vào giảng dạy trong nhà trường bởi sự nhận thức giá trị hiện thực sâu sắc cùng bút pháp trào phúng sắc sảo có một không hai của tác phẩm "ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học" (Nguyễn Khải) này.

    Có thể nói, tiếp nhận tác phẩm chính là công đoạn cuối cùng trong cuộc hành trình sáng tạo đầy gian truân, khó nhọc. Bằng trái tim và khối óc, người đọc thâm nhập vào tầng sâu của văn bản để khôi phục lại những nét mờ, lấp đầy những khoảng trồng, làm hồi sinh tác phẩm một lần nữa, biến nó thành một sinh thể sống có số phận, có suy nghĩ và nhận thức.

    Như một ví dụ điển hình, tác phẩm Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc đã tạo ra cho tác phẩm nhiền cách hiểu. Đối với người Tây Ban Nha, đó là một người điên. Người Pháp lại gọi đó là một chú hề đáng thương. Những môn đệ của chủ nghĩa lãng mạn gọi Đôn Ki-hô-tê là người hùng còn sót lại. Còn với người Anh thì Đôn Ki-hô-tê lại là môt bi kịch. Trong khi đó, những nhà nghiên cứu mang cảm quan hiện thực lại cho nhân vật này là sự hạ bệ lí tưởng anh hùng phi thực tế. Những môi trường văn hóa khác nhau tạo ra những cách hiểu không giống nhau.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Nó đòi hỏi người đọc phải tự nâng mình lên, trau dồi tri thức, hiểu biết để có thể đồng hành cùng nhà văn trong việc sáng tạo tác phẩm chân chính. Có vậy, những người nghệ sĩ chân chính mới được đền đáp xứng đáng vưới tài năng và tâm huyết của mình.
     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng mười hai 2022
Từ Khóa:
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...