Đánh giá nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - ThhienNg

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thuhienhlu, 13 Tháng chín 2021.

  1. thuhienhlu * ^^ *

    Bài viết:
    16
    (#1)

    Tên truyện: Đánh giá nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Tác giả: ThhienNg

    Thể loại: Bài luận

    [​IMG]

    Giới thiệu: Trong thực tiễn đời sống hàng ngày, các thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, danh dự, uy tín của các tổ chức có thể xảy ra dưới nhiều tác động khác nhau, trong đó phần lớn là do các hành vi trái pháp luật của cá nhân mang lại. Mỗi nhà nước đều có những quy định riêng về các nguyên tắc nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm của mọi người. Do sự phát triển của xã hội, cạnh tranh được coi là một trong những yếu tố tích cực để thúc đẩy sự phát triển các quan hệ xã hội, tuy nhiên, đi kèm với nó cũng có nhiều rủi ro, khả năng gây thiệt hại cho người khác từ hành vi các nhân. Từ đây, pháp luật cũng ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn, nhằm hướng tới mục đích bảo vệ lợi ích của mọi người trong xã hội. Và để nghiên cứu sâu hơn về quy định của pháp luật về bảo vệ con người khỏi các hành vi gây thiệt hại từ cá nhân đó, em xin chọn đề tài "đánh giá nguyên tắc bồi tường thiệt hại ngoài hợp đồng" để hiểu rõ hơn quy định này điều chỉnh quan hệ trên như thế nào.

    MỤC LỤC

    1 MỞ BÀI


    I. Một số vấn đề liên quan về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..

    1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..

    2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..

    3. Khái niệm nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..

    4. Quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..

    5. Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..

    II. Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..

    1. Nguyên tắc thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, được quy định tại khoản 1 Điều 585 BLDS 2015..

    2. Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình..

    3. Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường..

    4. Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phân thiệt hại do lỗi của mình gây ra..

    5. Thứ năm, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình..

    III. Đánh giá các quy định về nguyên tức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..

    1. Ưu điểm của các quy định pháp luật về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..

    2. Hạn chế của các quy định pháp luật về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..

    IV. Kết luận.. 2

    Mở bài

    Trong thực tiễn đời sống hàng ngày, các thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, danh dự, uy tín của các tổ chức có thể xảy ra dưới nhiều tác động khác nhau, trong đó phần lớn là do các hành vi trái pháp luật của cá nhân mang lại. Mỗi nhà nước đều có những quy định riêng về các nguyên tắc nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm của mọi người. Do sự phát triển của xã hội, cạnh tranh được coi là một trong những yếu tố tích cực để thúc đẩy sự phát triển các quan hệ xã hội, tuy nhiên, đi kèm với nó cũng có nhiều rủi ro, khả năng gây thiệt hại cho người khác từ hành vi các nhân. Từ đây, pháp luật cũng ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn, nhằm hướng tới mục đích bảo vệ lợi ích của mọi người trong xã hội. Và để nghiên cứu sâu hơn về quy định của pháp luật về bảo vệ con người khỏi các hành vi gây thiệt hại từ cá nhân đó, em xin chọn đề tài "đánh giá nguyên tắc bồi tường thiệt hại ngoài hợp đồng" để hiểu rõ hơn quy định này điều chỉnh quan hệ trên như thế nào.

    NỘI DUNG

    I. Một số vấn đề liên quan về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng


    1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự mà trong đó một hay nhiều chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu khi các đối tượng được pháp luật bảo vệ bị xâm hại.

    2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

    Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra.

    Thứ hai, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại.

    Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại.

    + Một là, tính thời gian trong quan hệ nhân quả 3

    + Hai là, tính hiển nhiên trong quan hệ nhân quả

    + Ba là tính khách quan trong quan hệ nhân quả.

    3. Khái niệm nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 585 BLDS 2015 là nguyên tắc được áp dụng trong việc giải quyết BTTH ngoài hợp đồng. Nó quy định cụ thể về mức bồi thường, các điều kiện để được giảm mức bồi thường, thay đổi mức bồi thường hoặc miễn giảm trách nhiệm BTTh ngoài hợp đồng. Đó là căn cứ, là kim chỉ nam để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể về vấn đề BTTH.

    4. Quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 585 BLDS năm 2015, cụ thể như sau:

    1, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.

    Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

    2, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc lôi vô ý và thiệt hại qua lớn so với khả năng kinh tế của mình.

    3, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

    4, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. 4

    5, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dungjcacs biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

    5. Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là khắc phục những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu khi có hành vi gây thiệt hại cũng như có sự kiện tài sản gây thiệt hại. Trên cơ sở đó nhằm duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho lẽ công bằng được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Để có thể đạt được những mục đích này, không chỉ đòi hỏi các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải được ban hành kịp thời, đầy đủ và đúng đắn, mà còn đòi hỏi việc áp dụng các quy định này cũng phải tuân theo các nguyên tắc nhất định. Đây chính là lý do khẳng định việc xây dựng các nguyên tắc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hoàn toàn cần thiết.

    II. Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Các nguyên tắc bồi thường thiệt hịa ngoài hợp đồng được quy định trong Điều 605 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể là:

    1. Nguyên tắc thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, được quy định tại khoản 1 Điều 585 BLDS 2015. Trong khoản 1 điều này, có ba nguyên tắc được nhắc đến đó là nguyên tắc bồi thường toàn bộ, nguyên tắc bồi thường kịp thời và nguyên tắc thuận mức bồi thường cũng như hình thức và phương thức bồi thường. Bồi thường toàn bộ được hiểu là thiệt hại đã xảy ra bao nhiêu thì phải được bồi thường bấy nhiêu. Đây là nguyên tắc được áp dụng trong hầu hết các vụ án liên quan đến bồi thường thiệt hị ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, thiệt hại xảy ra trên thực tế có được bồi thường toàn bộ hay không có được bồi thường toàn bộ hay không còn phụ thuộc 5 vào rất nhiều yếu tố như: Người bị thiệt hại có đưa ra được đầy đủ các căn cứ chứng minh cho tất cả các loại thiệt hại không (có những thiệt hại rất khó chứng minh như tiền xe ôm đi lại để kiểm tra sức khỏe) ; người bị thiệt hại có lỗi đối với thiệt hại xảy ra với mình không; các bên có thỏa thuận về mức bồi thường hay không; người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có được giảm mức bồi thường hay không. Do đó, nhiều vụ việc xảy ra trên thực tế, thiệt hại thực tế có thể được xác định cụ thể nhưng người bị thiệt hại có thể không được bồi thường toàn bộ thiệt hại. Bồi thường kịp thời được hiểu ngay là khi thiệt hại xảy ra, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải nhanh chóng khắc phục tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Việc khắc phục này thậm chí phải được thực hiện trước khi tranh chấp về bồi thường thiệt hại được Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Nguyên tắc này được thể hiện trong một số trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể như: Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra; bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra. Về nguyên tắc, khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể có quyền thỏa thuận về mọi vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đó. Do đó, trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về tất cả các vấn đề liên quan như mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Việc thỏa thuận này có thể diễn ra trước, trong hoặc sau khi tranh chấp về bồi thường thiệt hịa đã được Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, các vấn đề pháp lý có liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Nếu không thỏa thuận về mức bồi thường thì thiệt hịa phải được bồi tường toàn bộ.

    2. Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. 6 Theo nguyên tắc của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp nếu áp dụng nguyên tắc trên sẽ không mang lại hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật vì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thể bồi thường toàn bộ thiệt hại. Cho nên, pháp luật dự liệu các trường hợp giảm mức bồi thường thiệt hại cho người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Để được giảm mức bồi thường thiệt hại cần có hai điều kiện sau:

    + Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có lỗi hoặc có lỗi vô ý. Tức là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không lường trước được hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho chủ thể khác.

    + Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường. Điều này có nghĩa là xét tại thời điểm bồi thường cũng như trong tương lai thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có khả năng kinh tế để bồi thường phần lớn hay toàn bộ thiệt hại mà mình đã gây ra. Đây là một quy định mang tính nhân văn cũng như mang tính hỗ trợ cao cho việc thực thi pháp luật.

    3. Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường . Bên gây thiệt hại hoặc bên bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế. Nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.. mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện thực tế. Khi xảy ra những điều kiện trên, thì người bị thiệt hại hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. 7 4.

    Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phân thiệt hại do lỗi của mình gây ra . Đây là trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại xảy ra với chính họ. Do đó, với những thiệt hại xảy ra tương ứng với mức độ lỗi của họ thì không được bồi thường.

    5. Thứ năm, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình .

    Nguyên tắc này nâng cao trách nhiệm của bên bị thiệt hại, nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp bên bị thiệt hại để mặc cho thiệt hại xảy ra nhằm được hưởng bồi thường.

    III. Đánh giá các quy định về nguyên tức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Các quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 585 BLDS 2015, trong đó có những điểm hợp lý, có những điểm chưa phù hợp và cần được sửa đổi nhằm tránh mâu thuẫn với những quy định khác. Thông qua những nghiên cứu cụ thể, có thể nhận thấy những điểm mới với những sự hợp lý cũng như những bất cập như sau:

    1. Ưu điểm của các quy định pháp luật về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng . Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng được quy định trong Điều 585 BLDS 2015 là quy định có những điểm mới và có những ưu điểm phù hợp hơn với thực tiễn hiện nay, cụ thể: Trong nguyên tắc thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Mức bồi thường thiệt hại có thể thay đổi so với mức bồi thường tại thời điểm Tòa án giải quyết tranh chấp. Sự thay đổi này có thể 8 là tăng lên hoặc là giảm đi so với mức bồi thường ban đầu. Cả bên bồi thường và bên được bồi thường đều có quyền đưa ra yêu cầu thay đổi mức bồi thường này. Bên nào đưa ra yêu cầu thay đổi thì phải chứng minh cho yêu cầu của mình. Việc thay đổi mức bồi thường chỉ đặt ra đối với những trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động hoặc người bị thiệt hại chết. Đây là những trường hợp mà việc bồi thường thiệt hại không được thực hiện một lần mà kéo dài trong một khoảng thời gian do do Tòa án xác định. Nguyên tắc này không chỉ đảm bảo quyền lợi của các bên, mà còn đảm bào phù hợp với các nguyên tắc khác như nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ (ví dụ, ban đầu người bị thiệt hại mát hoàn toàn khả năng lao động nhưng không càn người chăm sóc, sau một thời gian lại cần người chăm sóc thì người bị thiệt hại có thể yêu cầu mức bồi thường hang tháng sẽ bao gồm cả chi phí người chăm sóc). Ngoài ra, nguyên tắc này còn thể hiện tính nhân đạo, vừa thuận lý vừa hợp tình.

    Thứ hai, bên cạnh những nguyên tắc khác, nội dung Điều 585 còn thể hiện được nội dung quan trọng đó là tôn trọng sự thỏa thuận của đương sự: Khi giải quyết bồi thường thiệt hại, các bên có thể tự do thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình tức và phương thức bồi thường (trừ trường hợp luật có quy định khác). Như vậy nhà nước sẽ chỉ can thiệp, buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại khi giữa các bên không đạt được thỏa thuận cần thiết, hoặc không có sự tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bồi thường của bên gây thiệt hại.

    Thứ ba, trong quy định về nguyên tắc bồi thường, khoản 2 có đề cập đến việc xem xét mức độ lỗi của các bên khi giải quyết bồi thường. Lỗi là yếu tố có tính điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường, lỗi được xem xét theo quy định này là lỗi vô ý của bên gây thiệt hại và được đặt trong tình trạng thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt cũng như lâu dài của người gây thiệt hại. Vì vậy, việc quy định giảm mức bồi thường như khoản 2 Điều 585 BLDS 2015 là nhằm thực thi một cách thực tế các phán quyết của Tòa án, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật. 9

    2. Hạn chế của các quy định pháp luật về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Thứ nhất, về nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, khoản 1 Điều 585 BLDS có quy định rõ rằng "thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời". Điều này cho thấy chỉ những thiệt hại thực tế mới được bồi thường, những thiệt hại do suy đoán hoặc không có căn cứ xác định thì không được bồi thường. Thực tế cho thấy, nguyên tắc bồi thường toàn bộ hầu như chỉ áp dụng được với trường hợp thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, bởi vì bằng cách này hay cách khác, giá trị của tài sản bị xâm phạm đều có thể xác định được một cách cụ thể bằng các đơn vị đo lường. Trong trường hợp đối tượng bị xâm phạm là các giá trị nhân thân như sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín thì việc xác định thiệt hại sẽ rất khó, bởi các giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là các đại lượng ngang giá nên không thể dùng tiền để đo giá trị nhân thân bị tổn hại. Ví dụ: Khi sức khỏe bị xâm phạm thì có thể bồi thường được các chi phí để chữa lành vết thương, nhưng không thể bù đắp được các bộ phận cơ thể đã bị tổn hại như chân, tay). Do đó, khi các giá trị nhân thân bị xâm phạm, mức bồi thường thiệt hại chỉ là tương đối chứ không thể tuyệt đối như trường hợp tài sản bị xâm phạm.

    Thứ hai, nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 2 và khoản 4 BLDS 2015 có những mâu thuẫn mà khi áp dụng vào trường hợp cụ thể sẽ khó xác định được nguyên tắc nào sẽ được áp dụng. Trong đó, khoản 2 xác đinh điều kiện để giảm mức bồi thường thiệt hại, trong đó có trường hợp người bị thiệt hại không có lỗi. Khoản 4 lại xác định nguyên tắc bên bị thiệt hại phải chịu phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Hai quy định này khi gắn với bồi thường thiệt hại do do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sẽ có mâu thuẫn. Nếu trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại mà người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi nhưng là lỗi vô ý thì việc bồi thường thiệt hại sẽ tuân theo nguyên tắc ở khoản 2 (người được bồi thường thiệt hại được giảm 10 mức bồi thường) hay khoản 4 (người bị thiệt hịa không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra) Điều 585 là vẫn đề chưa rõ ràng.

    Thứ ba, rất khó để có thể xác định được chính xác thiệt hại thực tế là bao nhiêu, do đó, trong vấn đề giải quyết có thể xuất hiện nhiều khó khan, nhầm lẫn dẫn đến đền bù chưa thỏa đáng, hoặc chưa đúng. 3. Hướng hoàn thiện Những quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều có điểm tiến bộ, hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của mọi chủ thể, tuy nhiên vẫn cần phải hoàn thiện nhiều quy định hơn nữa để ngày càng phù hợp với quyền, lợi ích hợp pháp, công bằng xã hội. Để hướng tới mục đích đó, cần phải thay đổi các điểm như sau: Cần ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết cách giải thích từ ngữ, hướng dẫn cách hiểu thống nhất và cách áp dụng thống nhất về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Từ đó sẽ tạo ra sự thống nhất trong công tác xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, cần xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản pháp luật trên các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lao động, thương mại, môi trường.. trên cơ sở đó, kết hợp với các quy định chung của BLDS làm chuẩn mực pháp lý để đánh giá hành vi vi phạm pháp luật, xác định lỗi, mức độ lỗi và mức BTTH sao cho phù hợp nhất. Quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 585 BLDS 2015 có sự mẫu thuẫn như đã phân tích ở trên. Do đó, để đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định với nhau cần phải sửa đổi cho phù hợp. Đối với nguyên tắc đầu tiên được quy định tại khoản 1 Điều 585, cần phải quy định sâu hơn về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong trường hợp thiệt hại về nhân thân, tài sản cần phải quy định rõ ràng hơn, có sự định hướng sau hơn nhằm giúp cho mọi người hiểu sâu sắc và khi đọc luật có thể xác định được mức bồi thường phù hợp. 11

    IV. Kết luận

    Sự cần thiết phải có quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại là ngoài hợp đồng trong đời sống xã hội là một tất yếu khách quan không thể thiếu, nó là công cụ hiệu quả để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, pháp nhân và nhà nước trước nguy cơ đe dọa của các hành vi trái pháp luật. Việc ngăn ngừa thiệt hại, giúp đỡ người bị hại, điều chỉnh các quan hệ giữa người bị thiệt hại và người gây thiệt hại được giải quyết dựa trên các nguyên tắc được quy định trên và mang lại hiệu quả nhất đinh, các quy định này ngày càng thể hiện được tính cần thiết và quan trọng của mình đối với xã hội ngày này.

    12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập 2, Trường Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân. 2. Hướng dẫn học môn luật dân sự Tập 2, đại học luật Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ, bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015 4. Nguyễn Minh Tuấn (nhà xuất bản Tư pháp) 2016, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015.5. TS. Đỗ Văn Đại, ThS. Nguyễn Trương Tín, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Lý luận, thực tiễn và hướng sửa đổi, Tài liệu Tọa đàm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhà Pháp luật Việt – Pháp, 06 & 07/12/2011, Hà Nội.
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. contraixinh

    Bài viết:
    1
    Bài viết rất hay và thiết thực, vận dụng thực tế, cảm ơn chủ thớt nhé!
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...