Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện vào năm 1986, Anh/Chị hãy lý giải

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Dung Ngọc Phạm, 5 Tháng ba 2021.

  1. Dung Ngọc Phạm

    Bài viết:
    31
    Đề:

    "Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện vào năm 1986, Anh/Chị hãy lý giải vì sao ĐCSVN phải tiến hành công cuộc đổi mới là một tất yếu?"

    Câu trả lời:

    Công cuộc đổi mới chính là sự nghiệp vĩ đại và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới, Đảng đã thẳng thắn thừa nhận những sai lầm và khuyết điểm, đổi mới tư duy, nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình. Đại hội VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội, từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986, trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh, xu thế đối ngoại trên thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu. Đổi mới đã trở thành xu thế của thời đại. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải tổ sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Việt Nam đang bị các đế quốc và thế lực thù địch bao vây, cấm vận và ở tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đều khan hiếm; lạm phát tăng 300% năm 1985 nên 774% năm 1986. Các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, vượt biên trái phép diễn ra khá phổ biến. Sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1976 đến 1985 Đảng ta đã đạt được những thành tựu nổi bật đồng thời cũng có những sai lầm, khuyết điểm là không hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội IV và Đại hội V của Đảng đề ra. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, sản xuất tăng trưởng chậm, không ổn định, nền kinh tế luôn bị thiếu hụt, lạm phát tăng cao. Ngoài ra đất nước còn bị bao vây cô lập, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, lòng tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân khách quan dẫn đến khủng hoảng kinh tế-xã hội do xây dựng đất nước từ nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, bị bao vây, cấm vận nhiều năm, nguồn viện trợ từ nước ngoài giảm mạnh, hậu quả nặng nề của chiến tranh. Về chủ quan là do sai lầm của Đảng trong đánh giá tình hình, xác định mục tiêu, bước đi, sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, trong lĩnh vực phân phối, lưu thông, duy trì quá lâu cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, buông lỏng chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn phá hoại nhiều mặt của địch.

    Vì vậy yêu cầu phải đổi mới để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 10-7-1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời. Ngày 14-7-1986, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị bất thường bầu đồng chí Trường Chinh giữ chức Tổng Bí thư của Đảng và chuẩn bị mọi mặt cho Đại hội VI của Đảng. Các bước đột phá tháng 8-1979, tháng 6-1985 và tháng 8-1986 phản ánh sự phát triển nhận thức từ quá trình khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, từ sáng kiến và nguyện vọng của nhân dân để hình thành đường lối đổi mới. "Phát biểu tại một hội nghị cán bộ cao cấp ngày 10.7. 1986, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh khi đó đã thẳng thắn nêu vấn đề:" Trong lúc này chúng ta chỉ có hai khả năng lựa chọn: Đổi mới để tiến lên hay đi theo con đường cũ để chết? ". Rồi ông đã phân tích, chỉ ra những sai lầm:" Chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội quý báu.. Liên Xô viện trợ trong mười năm qua hàng chục tỉ rúp, nhưng với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, ăn không nên làm không ra, chúng ta cứ rút dần, rút mòn mỗi năm vài trăm triệu rúp để chi cho tiêu dùng xã hội, cho bao cấp và bù lỗ, vài trăm triệu rúp khác thì rải ra trên rất nhiều công trình xây dựng "- Báo THANH NIÊN. Nguyên nhân bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng.

     Tóm lại Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện vào năm 1986 và nguyên nhân Đảng Cộng sản Việt Nam phải tiến hành công cuộc đổi mới là một tất yếu là vì các lý do sau:

    Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là về kinh tế – xã hội. Trong đó nguyên nhân cơ bản là do ta mắc phải" sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện". Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học – kỹ thuật. Ngoài ra trên thế giới cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác nên Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.

    Vì vậy ĐCSVN phải tiến hành đổi mới để thoát khỏi tình trạng trên đó chính là điều tất yếu của thời cuộc. Quyết định đổi mới của Đảng ta năm 1986 được xem như bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đổi mới đã trở thành đòi hỏi bức thiết của tình hình đất nước. Quyết định Đổi mới của Đảng ta năm 1986 được xem như bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
     
    Góc bình yên thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng ba 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...