Dàn ý sự khác biệt trong cái tôi của tố hữu và cái tôi của các nhà thơ mới đương thời qua từ ấy

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi giangsouu, 7 Tháng tư 2020.

  1. giangsouu

    Bài viết:
    6
    Dàn ý đề 1: Phân tích bài thơ "Từ ấy", từ đó chỉ ra sự khác biệt trong cái tôi cá nhân của Tố Hữu với cái tôi cá nhân của các nhà Thơ Mới đương thời.

    1. Mở bài

    - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tố Hữu và tập thơ "Từ ấy" cùng tác phẩm cùng tên.

    - Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Bài thơ "Từ ấy" và sự khác biệt trong cái tôi cá nhân của Tố Hữu với cái tôi cá nhân của các nhà Thơ Mới đương thời.

    2. Thân bài

    * Khái quát về nhà thơ Tố Hữu, bài thơ "Từ ấy" : Tố Hữu là "ông hoàng" của thơ tìn yêu lãng mạn cách mạng. Bài thơ "Từ ấy" của ông viết vào tháng 7 năm 1938 được in trong tập thơ cùng tên. Bài thơ là niềm hân hoan, hạnh phúc khi bắt gặp lí tưởng Đảng.

    * Phán tích chi tiết để chỉ ra sự khác biệt trong cái tôi cá nhân của Tố Hữu với cái tôi cá nhân của các nhà thơ mới đương thời:


    - cái tôi trong "Từ ấy" của Tố Hữu hết sức trong sáng, hồn nhiên của một thanh niên khát khao, say mê lý tưởng cách mạng:

    + trạng từ thời gian "từ ấy"

    + Lời tự xưng "tôi"

    + Hình ảnh ẩn dụ kết hợp động từ mạnh

    + Nghệ thuật so sánh

    + Hình ảnh thơ lãng mãn, trữ tình

    ==> Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của một thanh niên 17 tuổi đang bế tắc chưa tìm được đường đi cho mình thì bắt gặp lý tưởng cách mạng. Chàng thanh niên đó đã giác ngộ được lý tưởng cách mạng và đi theo con đường mà mình đã tìm ra. Đó là con đường đấu tranh vì độc lập vì tự do của dân tộc.

    ==> Cái tôi ở khổ thơ 1 xét về hình thức thì boàn toàn giống cái tôi của các nhà thơ mới đương thời, làm nổi bật cái tôi cá nhân của chủ thể trữ tình. Tuy nhiên khi xét về bản chất, cái tôi mà Tố Hữu sử dụng hoàn toàn không nhằm thể hiện cái tôi cá nhân để bộc lộ nhu cầu, tâm tư của bản thân mà nó kết hợp với trạng từ thời gian "từ ấy", cái tôi này đang kể lại trải nghiệm của chính mình.


    - Cái tôi đầy trách nhiệm dân tộc:

    + Cấu trúc đoạn thơ

    + Các từ ngữ mang ý nghĩa kết nối

    + NT điệp từ

    ==> Thể hiện sự giác ngộ cách mạnh đầy đúng đắn của nhà thơ, sự đoàn kết gắn bó của nhân dân ta. Khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, nhất là cuộc sống của nhân dân cần lao

    ==> Tố Hữu đã mang cái tôi cá nhân hòa nhập với cộng đồng để tìm thấy sự quật khởi của quần chúng trong khối đại đoàn kết toàn dân. Và cũng chính nhờ sự thay đổi trong lý trí, nhận thức đã khiến cái tôi của Tố Hữu khác hoàn toàn cái tôi của các nhà thơ mới đương thời (kì dị như Chế Lan Viên, ảo não như Huy Cân – Hoài Thanh, đề cao mình đến cực đoan như Xuân Diệu). So với anh em bạn hữu đồng thời, Tố Hữu quả thực là 1 lẽ sống mới mẻ, tiến bộ, sâu sắc, chỉ có thể bắt gặp ở 1 người thanh niên đã giác ngộ lí tưởng cách mạng.


    - Cái tôi đồng cảm, xót xa cho số phận của những người dân cực khổ

    + Cấu trúc "tôi đã là"

    + NT điệp từ

    + Các hình ảnh gợi tả

    + Cách xưng hô "con", "anh", "..."

    ==> Niềm cảm thông, xót xa, đồng cảm với những thân phận nghèo hèn trong xã hội thực dân nửa phong kiến luôn đi đôi với tiếng nói khơi gợi trong họ ý thức phản kháng, đem đến cho họ niềm tin vào một cuộc đổi đời. Bên cạnh đó, những tình cảm trắc ẩn và niềm cảm thông đó đã những đã tiếp sức cho nhà thơ trên bước đường đến với cách mạng.

    Tố Hữu đã đặt cái tôi trên quan điểm của giai cấp vô sản để nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa cá nhân và quần chúng.

    * Tổng kết:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    3. Kết bài:

    - Nhận xét đánh giá khái quát lại tác phẩm.

    - Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
     
    Thùy Minh thích bài này.
    Last edited by a moderator: 17 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...