Suy nghĩ về câu thơ của Lưu Quang Vũ: Nói lời riêng mà thấu triệu tâm hồn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Bội Chung, 20 Tháng chín 2020.

  1. Bội Chung

    Bài viết:
    2
    Đề bài:

    Tâm sự về sáng tạo thơ ca, Lưu Quang Vũ viết:

    Nói lời riêng mà thấu triệu tâm hồn

    (Theo Mây trắng của đời tôi - Lưu Quang Vũ)

    Anh/Chị hiểu ý thơ như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý thơ trên.

    Hướng dẫn:

    Giải thích

    - Nói lời riêng: Nói lời cá nhân (từ mình ). Nói lời độc đáo (đặc sắc của riêng mình )

    - Thấu triệu tâm hồn: Nói được tình cảm điển hình, phổ quát. Gợi được sự đồng cảm sâu xa

    - Câu thơ đúc kết đặc trưng, quy luật sáng tạo cũng như giá trị của thơ ca: Thơ xuất phát từ tiếng nói riêng (tâm tư riêng, cách nói riêng độc đáo.. ) của người nghệ sĩ nhưng có thể nói được tiếng lòng chung của con người, có sức gợi sâu xa tới triệu tâm hồn (đi từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả ) -> Thơ – phải rất riêng và cũng rất chung (tính chất cá thể hóa và tính điển hình, tính khái quát của thơ)

    Bàn luận

    * Xuất phát từ đặc điểm thơ và quá trình sáng tạo thơ ca

    - Tình điệu riêng: Tình cảm cảm xúc trong thơ luôn xuất phát từ cá nhân, lọc qua lăng kính tâm hồn cá nhân nhà thơ. Trước khi trở thành tiếng nói chung nó phải là tiếng nói tâm hồn của cá nhân người nghệ sĩ (xuất phát từ cảnh ngộ, tâm tư, nỗi lòng riêng sâu kín, luôn ở ngôi thứ nhất của tâm hồn ), kể cả sáng tác dân gian. Vì thế, tình cảm cảm xúc trong thơ luôn có tính cá nhân, cá thể hóa cao độ.

    - Cách nói riêng: Văn học, đặc biệt là thơ ca vốn thuộc về lĩnh vực của cái độc đáo. Vì thế, về hình thức nghệ thuật, thơ cũng luôn nói theo cách rất riêng của mỗi người người nghệ sĩ

    - Thơ có sức lay động và lan tỏa mạnh mẽ, gợi sự đồng cảm sâu xa

    + Nhà thơ luôn khao khát tri âm mãnh liệt từ người đọc vượt thời gian, không gian

    + Thơ luôn với tới sự điển hình tâm trạng, sự phổ quát của tâm tư con người

    + Thơ lay động hồn người bằng cầu nối của tình cảm, cảm xúc (đốt lửa trong tâm, làm tổ trong trí người đọc)

    * Xuất phát từ tiếp nhận thơ: Thường hướng tới sự đồng cảm, đồng điệu (lấy hồn ta hiểu hồn người) và nhu cầu khám phá nét riêng độc đáo (một cách nhìn, một cách cảm.) -> Mỗi bài thơ ra đời đều là sự hồi đáp cho sự mong mỏi đó

    Chứng minh

    - Chọn ít nhất 2 dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh (nên chọn cả thơ nước ngoài)

    - Khi phân tích chứng minh cần chỉ ra:

    + Đoạn thơ, bài thơ đó xuất phát từ hoàn cảnh, tình cảm cá nhân riêng biệt, cách nói đặc sắc riêng của nhà thơ như thế nào?

    + Gợi được những quy luật tình cảm, cảm xúc nào, lay động tâm tư con người ở đâu. Sức sống vượt thời gian, không gian của hiện tượng thơ ca đó..

    + Có kĩ năng cảm nhận thơ có định hướng

    Đánh giá, nâng cao vấn đề

    - Câu thơ của Lưu Quang Vũ khẳng soi sáng bản chất và giá trị của thơ ca (cái riêng độc đáo, cái chung phổ quát ), góp phần khẳng định sức sống bền bỉ của thơ

    - Bài học cho người sáng tác và tiếp nhận thơ ca: Câu chuyện của tâm hồn, câu chuyện của tình cảm chân thực, xúc động và nhân văn, câu chuyện của sáng tạo không ngừng..
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng một 2024
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...