Dàn ý Phân tích 2 câu thơ đầu bài tây tiến - Quang dũng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Táo ula, 24 Tháng chín 2021.

  1. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    Phân tích 2 câu đầu bài Tây Tiến - Quang Dũng

    [​IMG]

    "Sông Mã
    xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

    **​


    Hoàn cảnh sáng tác Tây Tiến: Tây Tiến là đoàn quân mà nhà thơ Quang Dũng gia nhập vào năm 1947, năm 1948 chuyển đơn vị. Tác giả viết bài thơ này tại Phù Lưu Chanh năm 1948, ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến.

    Nội dung chính của 2 câu thơ: Nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội, trữ tình và đồng đội.

    Cảm hứng chủ đạo: Bắt nguồn từ nỗi nhớ Tây Tiến, đã bật lên thành tiếng gọi tha thiết, vang vọng chữ "ơi".

    Đi vào phân tích: Nhớ về Tây Tiến trước hết là nhớ đến:

    + Hình ảnh sông Mã: Là con sông đẹp, kì vĩ uốn khúc chảy quanh núi đồi Tây Bắc. Như một nhân chứng lịch sử đã chứng kiến cuộc sống gian khổ mà hào hùng của người lính Tây Tiến.

    + Hình ảnh núi rừng: Là địa bàn hoạt động chủ yếu của quân đoàn Tây Tiến. Mặt khác núi rừng còn là đặc điểm tiêu biểu của cảnh vật thiên nhiên. Vì thế nó trở thành thế giới tâm hồn của nhà thơ. Thiên nhiên miền Tây Bắc đã hóa tâm hồn Quang Dũng trở thành nỗi nhớ da diết, khắc khoải.

    Thêm dẫn chứng câu thơ tả nỗi nhớ thiên nhiên:

    "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

    Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn"

    T ừ ngữ trong hai câu thơ:

    +Từ ' chơi vơi': Nỗi buồn nhớ núi rừng được miêu tả là 'chơi vơi' dường như chúng không có hình, không có lượng, vừa bồng bềnh vừa mênh mông, miên man, vừa ngân nga lại vừa da diết.

    +Lặp từ 'nhớ': Từ 'nhớ' được lặp lại 2 lần nhằm nhấn mạnh được nội dung được truyền tải đó là nỗi nhớ của nhà thơ.

    + Từ 'xa rồi': Ta hình dung được một cảnh tượng vừa chia xa đầy nuối tiếc, miêu tả cảm xúc luyến tiếc miền đất và cả con người.

    + Từ 'ơi': Từ 'ơi' này được đặt sau từ 'Tây Tiến' và trước dấu chấm than '!', gợi lên một âm thanh, ta nghe được tiếng nói gọi về của tác giả với vùng đất yêu dấu.

    Lập luận của bạn: Thơ ca việt Nam lay động tâm hồn người đọc không biết bao lần nỗi nhớ (trích thơ)

    "Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

    Như đứng đống lửa như ngồi đống than"

    Điểm khác biệt trong hai câu thơ: Điều khác biệt của nhà thơ Quang Dũng viết trong 2 câu thơ trên là tác giả không nhớ người yêu, người thương mà chính là nhớ về kỷ niệm khó phai thời kháng chiến.

    Phân tích thêm về từ "chơi vơi" : Nỗi nhớ ' chơi vơi' ấy còn gợi cảm giác hụt hẫng, bâng khuâng, trống vắng khi phải xa Tây Tiến. Điều đó chứng tỏ được rằng tác giả phải là con người gắn bó sâu sắc đối với Tây Tiến đến độ nào thì tác giả mới miêu tả nỗi nhớ 'chơi vơi' muốn về lại và nhớ da diết như vậy.

    Kết luận:

    Thiên nhiên miền Tây Bắc và hình ảnh những người lính dần được hình thành qua nỗi nhớ của nhà thơ.
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...