Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Về Thực Trạng Tin Giả Trong Thời Điểm Dịch Covid - 19

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thanh Trắc Nguyễn Văn, 5 Tháng bảy 2021.

  1. Dàn ý Nghị luận xã hội về thực trạng tin giả trong thời điểm dịch Covid-19

    [​IMG]

    Mở bài

    - Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.

    Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thắp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.

    Thân bài

    - Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc

    Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn" hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng"...

    - Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

    + Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

    + Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.

    + Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống "giặc" COVID-19.

    - Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.

    Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống virus SARS-CoV2.

    + Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng chính phủ lúc đó chính là "Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19".

    + Các hoạt động thiện nguyện, "lá lành đùm lá rách", giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

    + Cây ATM phát gạo miễn phí. Các thành phố lớn, quy tụ đông đảo những người lao động nhập cư tổng đại dịch bị thất nghiệp đã được các bạn trẻ, mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ. Trong thời gian cách lý, nhiều nhóm thiện nguyện đã tổ chức địa điểm phát đồ ăn, nước uống. Hay ở Sài Gòn, những tiệm kinh doanh ăn uống tự nguyện đóng cửa, tập trung phục vụ nấu cơm chay ngày 2 bữa, phát cho dân nghèo...

    + Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19.

    + Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

    + Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,... khắp các tỉnh thành.

    - Phê phán những hành động xấu


    Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân.

    + Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận.

    + Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

    + Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận...

    - Phát huy tinh thần đoàn kết

    Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

    Kết bài


    - Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.

    (sưu tầm)

    Hướng dẫn viết bên dưới.


    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng bảy 2021
  2. [​IMG]

    Ngăn Chặn Nạn Tin Giả Trước Nguy Cơ Dịch Bệnh

    Mọi người trên thế giới đang cần được tiếp cận với thông tin chính xác, tin cậy về dịch bệnh, tránh gây hoang mang, hoảng loạn. Vì từ đây có thể xuất hiện hành vi tiêu cực, cản trở công tác phòng, chống dịch bệnh tại các quốc gia. Theo báo Washington Post (Bưu điện Oa-sinh-tơn), trước nạn tin giả liên quan dịch bệnh, sau khi tiến hành chín quy trình kiểm chứng, các đối tác của Facebook phát hiện hàng loạt tin sai sự thật về virus corona, truyền bá "phương pháp tự điều trị bệnh viêm phổi Vũ Hán". Ðể ngăn chặn nạn tin giả có nguy cơ lấn át thông tin chính thống, Google đã sử dụng thuật toán ưu tiên để hiển thị các kết quả tìm kiếm đáng tin cậy trên Google Search. YouTube, Twitter cũng khuyến cáo người sử dụng tìm kiếm thông tin liên quan dịch bệnh theo các nguồn tin, tài liệu từ Bộ Y tế và WHO. Dù vậy, sự vào cuộc của khá nhiều mạng xã hội trước vấn nạn tin giả vẫn còn chậm trễ và kém hiệu quả đang gây không ít lo ngại.

    Tại Việt Nam, nạn tin giả "ăn theo corona" có nguy cơ trở nên nguy hiểm không kém so với bệnh dịch nCoV đang diễn ra. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số người không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, ác ý về tình hình dịch bệnh. Thí dụ: Việc người từ vùng dịch trở về và buộc phải cách ly để theo dõi do yêu cầu của công tác phòng bệnh lập tức bị bóp méo thành ca mắc bệnh mới. Thậm chí những kẻ thiếu thiện chí còn nhân cơ hội này để bịa đặt, vu cáo cơ quan chức năng che giấu thông tin, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền nhằm thực hiện mưu đồ chính trị đen tối của mình. Tình trạng dịch bệnh ở một số địa phương cũng thành đề tài bị một số đối tượng lợi dụng, xuyên tạc trên mạng xã hội như tung tin "ổ dịch mới bị phát hiện", thậm chí nêu tên một số cá nhân "bị mắc bệnh" để kỳ thị.

    Trong khi các cấp chính quyền và cả xã hội đang dồn lực phòng, chống dịch thì cơ quan chức năng đã phải tiến hành xử phạt không ít cá nhân vì hành vi bịa đặt về dịch bệnh, tự nhận "dương tính" với corona để câu like (lượt yêu thích), câu view (lượt xem) trên Facebook. Những cách thức phản khoa học như cho rằng uống bia, rượu, uống Dettol (một loại dung dịch khử trùng trong nhà), thậm chí uống nước tiểu có thể chống virus corona, diệt khuẩn bằng máy sấy tóc, "hướng dẫn cách tự chữa bệnh liên quan nCoV tại nhà".. cũng được nhiều người hồn nhiên chia sẻ trên mạng xã hội, bất chấp hậu quả.

    Ðáng lên án là có ca sĩ, diễn viên nổi tiếng và cả nhân viên ngành y tế cũng đưa lên mạng xã hội các thông tin không chính xác liên quan tình hình dịch bệnh, gây hoang mang, bất ổn trong dư luận. Vô lương tâm hơn, trong hoàn cảnh các y, bác sĩ đang căng thẳng cho công tác phòng, chống dịch có đối tượng xông vào Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương gây sự với nhân viên y tế để quay clíp với hy vọng nhân viên y tế phản ứng lại một cách không phù hợp là họ sẽ có được một thứ cực kỳ hot trend (xu hướng được ưa chuộng) để câu view, câu like trên mạng xã hội. Chưa kể, lợi dụng sự quan tâm theo dõi của cộng đồng về tình hình dịch bệnh, một số phần tử đã kêu gọi, kích động người dân chống phá chính quyền, gây chia rẽ và thù hằn dân tộc, gieo rắc sợ hãi trong dân cư nhằm làm mất niềm tin đối với chính quyền và cơ quan chức năng..Trước diễn biến phức tạp và nguy hiểm của nạn tin giả, ngày 2-2, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chỉ thị 05/CT-BTTTT Về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Chỉ thị yêu cầu toàn ngành thông tin và truyền thông xác định công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch là nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm thực hiện sâu rộng, có hiệu quả nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra; kịp thời ngăn chặn, xử lý có hiệu quả những thông tin sai lệch, lợi dụng tình hình để gây hoang mang trong xã hội và khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.

    Bên cạnh đó, những ngày qua, thông tin về dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng tránh đã được gửi tới từng thuê bao điện thoại di động theo hình thức tin nhắn, đáp ứng được phần nào việc cung cấp thông tin cập nhật, kịp thời đến người dân. Cơ quan chức năng tại các tỉnh, thành phố cũng khẩn trương vào cuộc, phát hiện và xử lý nhiều đối tượng đăng tải, phát tán tin không đúng sự thật, xuyên tạc về dịch bệnh. Như ngày 3-2, Công an quận Liên Chiểu (TP Ðà Nẵng) đã ra quyết định xử phạt hành chính 12, 5 triệu đồng đối với P. H. G do có hành vi lấy kết quả điều trị bệnh sốt xuất huyết, chỉnh sửa nội dung thành "dương tính" với virus corona rồi đăng tải lên mạng xã hội. Cùng ngày, tại tỉnh Ðắk Nông, Công an tỉnh đã ra quyết định xử phạt bà N. T. H. Và ông L. Q. H. (trú TP Gia Nghĩa, tỉnh Ðắk Nông) số tiền 20 triệu đồng vì có hành vi tung tin sai về dịch corona tại Ðắk Nông..

    Chính phủ của nhiều quốc gia cũng đang kiên quyết xử lý nạn lợi dụng tình hình dịch bệnh để tạo tin giả. Tại Malaysia (Ma-lai-xi-a), cảnh sát đã bắt giữ nhiều người phát tán tin giả về dịch bệnh; tại Thái-lan, hai đối tượng tung tin giả về chủng mới của virus corona đã bị bắt giữ và bị cáo buộc vi phạm Luật Hình sự vì đăng tải trên mạng xã hội vi-đê-ô giả mạo và thông tin sai về một trường hợp cho là nhiễm bệnh ở một thành phố ven biển. Chính quyền ở Hàn Quốc cũng cho biết sẽ xử lý mạnh tay đối với hành vi phát tán tin giả về dịch bệnh..


    (Nguồn: Báo Nhân Dân Việt Nam)

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng bảy 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...