Dàn ý nghị luận xã hội về lối sống tiết kiệm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lưu ly trắng, 22 Tháng ba 2020.

  1. Lưu ly trắng

    Bài viết:
    33
    a. Mở bài:

    - Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận để từ đó khẳng định ý nghĩa quan trọng của đức tính tiết kiệm đối với mỗi người.

    VD: Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu. Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng nhiều nhưng tài nguyên thiên nhiên thì không phải vô tận. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm thì làm ra bao nhiêu cũng hết. Vì thế tiết kiệm là một trong những phẩm chất cơ bản của con người.

    b. Thân bài:

    *Giải thích nghĩa: Thế nào là tiết kiệm?

    - Tiết kiệm là sử dụng của cải, vật liệu.. một cách đúng mức, không xa hoa, lãng phí, sử dụng của cải vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình, xã hội vào những việc vô ích.

    * Biểu hiện của tiết kiệm:

    - Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp việc cần đóng góp cũng không đóng góp.

    - Tiết kiệm cũng không phải là dè sẻn, để dành, cất kín những tiền của dư thừa, mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở (VD: Người dân nào có tiền chưa dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà)

    - Sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian.. một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí cũng là tiết kiệm.

    * Nguyên nhân tại sao phải tiết kiệm?

    - Đó là truyền thống của người Việt Nam.


    + Chúng ta đã có những tấm gương sáng ngời như Cụ Hồ, vua Lý Thái Tổ "mặc áo sô, đi giày gai".

    + Chọn đồ thì chọn những thứ "nồi đồng cối đá", đồ hư thì sửa lại dùng chứ không bao giờ vứt đi cả đống.

    + Trong kháng chiến luôn có các câu khẩu hiệu: "Cần kiệm để kháng chiến"

    - Tiết kiệm là quốc sách, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội.

    + Đối với đất nước Việt Nam ta chưa phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hằng năm hứng chịu biết bao thiên tai.. thì phải tiết kiệm tiết kiệm để tích lũy vốn, phát triển sản xuất, góp phần đưa đất nước phát triển tiến lên, phồn vinh, thịnh vượng, cải thiện đời sống nhân dân.

    + Tiết kiệm giúp đỡ gia đình làm giảm chi tiêu, gánh nặng cho gia đình.

    + Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa, là biểu hiện đạo đức mỗi người. Người sống tiết kiệm sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng. Kẻ xa hoa ăn xổi ở thì chỉ khiến người ta ghét bỏ khinh bỉ. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chỉ tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có.

    - Giúp chủ động cho tương lai, nhất là những lúc gặp khó khăn hoạn nạn, lúc người nhân, bạn bè cần giúp đỡ

    VD: Dù được mùa người nông dân cũng không quên nhắn nhở con cái:

    Được mùa chớ phụ ngô khoai

    Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng

    *Cần làm gì? Cần tiết kiệm là tiết kiệm những gì?

    Ai cũng cần tiết kiêm, tiết kiệm mọi nơi mọi lúc:

    - Tiết kiệm tiền của, vật tư trong sản xuất, trong sinh hoạt, trong tiêu dùng của toàn xã hội cũng như của mỗi cá nhân.

    - Tiết kiệm thời giờ, sử dụng giờ hợp lý, có hiệu quả.

    - Tiết kiệm sức lao động (cải tiến, sắp xếp hợp lý nhất mọi công việc được phân công, tránh làm hùng hục, vô tổ chức).

    - Học sinh thì phải biết tiết kiệm thời giờ, đồ dùng, giấy bút, giữ gìn và bảo vệ tài sản của công và của riêng mình như sách giáo khoa, đồ dùng học tập, bnaf ghế trường lớp..

    - Em luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân, em luôn chăm chỉ học tập và phụ giúp bố mẹ.

    - Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí của Nhà nước.

    -*Phê phán, mở rộng vấn đề:

    - Một số bạn luôn suy nghĩ lệch lạc, gia đình bạn khá giỏi nên bạn muốn tiêu sài bao nhiêu thì tiêu, không biết tiết kiệm vì bạn luôn nghĩ dù có tiêu sài thế nào cũng chẳng ảnh hưởng gì đến đất nước, mà tiết kiệm thì sợ bạn bè chê trách là bủn xỉn.. Nhũng suy nghĩ đó các bạn nên dùng lại và suy nghĩ một cách đúng đắn hơn.

    - Cần phân biệt tiết kiệm với lối sống ki bo, bủn xỉn, chỉ biết đến bản thân mình.

    c. Kết bài:

    Tiết kiệm là một đức tính tốt mà mỗi người chúng ta cần học tập, chúng ta cần phải hiểu rõ được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hành tiết kiệm. Trước hết là cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.

    NHỮNG CÂU DANH NGÔN HAY VỀ TIẾT KIỆM

    1. "Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Việc đáng làm trong 1 giờ, mà kéo dài 2, 3 giờ, là xa xỉ. Hao phí vật liệu, là xa xỉ. Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo, là xa xỉ.. Vì vậy xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào."

    – Hồ Chí Minh

    2. "Cần mà không Kiệm," thì làm chừng nào xào chừng ấy ". Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không."

    Hồ Chí Minh

    3. Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu.

    – Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ -

    4. "Kẻ xa xỉ, thì giàu mà tiêu vẫn không đủ; kẻ kiệm ước, thì nghèo mà tiêu vẫn có thừa."

    – Đàm Tử -

    5. Giàu sang chỉ đạt được nhờ những gì mà sự chăm chỉ kiếm ra và sự tằn tiện tiết kiệm.

    - John Tyler -


    Viết đoạn văn 200 chữ về lối sống tiết kiệm - 10 bài mẫu:


    Bài 1:

    Ông bà ta có câu "Tiết kiệm là quốc sách", câu nói đã thể hiện được vai trò của việc tiết kiệm trong cuộc sống, đó là lối sống đúng đắn, là quốc sách hàng đầu giúp mỗi con người, mỗi quốc gia tích lũy nguồn lực, tiềm năng để phát triển. Tiết kiệm là việc sử dụng, chi tiêu một cách hợp lí, phù hợp, đúng mục đích mà không gây lãng phí tài nguyên hay những giá trị vật chất. Tiết kiệm không chỉ giúp con người sử dụng một cách hợp lí mà còn đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững. Chẳng hạn như khi chi tiêu tiền bạc, nếu chúng ta không biết tiết chế, tiêu sài vung phí, không có kế hoạch cụ thể sẽ làm cho nguồn tài chính bị cạn kiệt, chẳng mấy chốc sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần. Việc lãng phí còn có thể gây ra những bất lợi cho tương lai, lãng phí tiền bạc sẽ đẩy chúng ta vào sự bị động, khốn cùng khi không may gặp phải những rủi ro như tai nạn, bệnh tật,...Lãng phí tài nguyên thiên nhiên có thể khiến cho nguồn tài nguyên cạn kiệt, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta sau này. Tiết kiệm giúp cho con người tích lũy được nguồn lực kinh tế, vật chất để đảm bảo cho tương lai. Hơn nữa, tiết kiệm còn giúp con người sống bình dị, khiêm tốn, không phô trương hay xa đà vào những thú vui xa xỉ, tốn kém. Trong thực tế cũng có rất nhiều người theo đuổi lối sống hưởng lạc, vung phí tiền bạc vào những thú vui tiêu khiển trong khi điều kiện kinh tế có hạn. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt được tiết kiệm với việc chi tiêu khắt khe, ki bo kẹt xỉn. Tiết kiệm giúp cho việc chi tiêu, sử dụng hợp lí, nó khác hoàn toàn với việc tính toán chi li từng đồng của những người có tính ki bo, kẹt xỉn. Chúng ta- thế hệ tương lai của đất nước cần phát huy lối sống tiết kiệm từ những hành động nhỏ nhất: hãy chi tiêu tiền bạc cho hợp lí, tắt điện khi ra khỏi phòng, vặn chặt van nước khi không sử dụng,...Hãy sống tiết kiệm để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Bài 2:

    Tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp của người Việt Nam ta, sống tiết kiệm là không lãng phí, mọi hoạt động sử dụng đều phù hợp, đúng mục đích. Tiết kiệm giúp chúng ta làm chủ được cuộc sống, công việc, tích lũy được nguồn lực về vật chất, kinh tế cho tương lai. Ngược lại, nếu không biết tiết kiệm thì mọi tiền bạc, vật chất sẽ đổ sông đổ bể bởi "Cần mà không Kiệm, "thì làm chừng nào xào chừng ấy". Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không." (Hồ Chí Minh). Tiết kiệm không chỉ là một đức tính cần có mà còn là một lối sống có văn hóa, đạo đức. Để làm ra của cải, những giá trị tốt đẹp chúng ta phải đánh đổi rất nhiều thứ, đó là thời gian, mồ hôi, công sức và cả những kì vọng. Bởi vậy, việc sử dụng tiết kiệm, đúng cách thể hiện sự trân trọng thành quả mà bản thân hay người khác làm ra. Người có lối sống tiết kiệm sẽ biết cách chi tiêu hợp lí, có kế hoạch nhằm giảm thiểu tối đa những chi phí không cần thiết mà vẫn đạt được hiệu quả công việc như mong muốn. Tiết kiệm không có nghĩa là sống kham khổ hay chi tiêu quá khắt khe, tính toán. Tiết kiệm là việc cân đối việc chi tiêu, sử dụng ở mức phù hợp, đáp ứng được những điều kiện cần thiết của hoàn cảnh, nó khác với việc khắt khe, tính toán từng đồng. Thực hành lối sống tiết kiệm theo lời dạy của ông cha "Tiết kiệm là quốc sách", mỗi học sinh chúng ta cần sống giản dị, rèn luyện tính tiết kiệm, tránh xa những thú vui tiêu khiển và lối sống đua đòi lãng phí. Trong học tập cần chủ động xây dựng kế hoạch học tập để tránh lãng phí thời gian. Hãy học cách tiết kiệm từ hôm nay hoàn thiện bản thân, góp phần xây dựng cuộc sống, xây dựng đất nước.

    Bài 3:

    Cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn bởi nỗ lực lao động và sự cố gắng không ngừng nghỉ. Để đảm bảo cho một cuộc sống bền vững, lâu dài thì con người ta còn cần tiết kiệm. Tiết kiệm là việc sử dụng những giá trị vật chất (tiền bạc, của cải, tài nguyên..) và tinh thần (thời gian, sức lao động) một cách đúng mức, không lãng phí vào những việc vô bổ. Tiết kiệm là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta, trong những ngày tháng kháng chiến trường kì, nhờ có tiết kiệm mà chúng ta có thể tích lũy được thóc gạo, quân lương, tiết kiệm cả viện trợ của nước ngoài để làm nên chiến thắng lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu. Tiết kiệm còn được coi là quốc sách hàng đầu bởi nó mang đến lợi ích cho con người, xã hội, chuẩn bị được nguồn lực vật chất, tinh thần phong phú cho cuộc sống trong tương lai. Người có lối sống tiết kiệm sẽ làm chủ được cuộc sống của mình bởi họ biết chi tiêu hợp lí, biết lên kế hoạch cho những công việc, dự định, bởi vậy mà họ nhận được sự yêu mến, kính trọng của những người xung quanh. Tiết kiệm còn thể hiện sự tôn trọng của con người với thành quả của bản thân và mọi người xung quanh. Tiết kiệm không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Ngay từ bây giờ mỗi chúng ta hãy rèn luyện lối sống tiết kiệm bởi đó là lối sống lành mạnh, văn minh.

    Bài 4:

    Tiết kiệm là đức tính cần có của tất cả chúng ta. Vậy bản chất của tiết kiệm là gì? Tại sao nó lại quan trọng với con người đến vậy? Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất. Ai cũng hiểu tài nguyên trên Trái Đất không gì là vô tận. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt, dẫu có nhiều đến đâu mà không được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ sớm cạn kiệt. Tương tự, khả năng tích lũy của con người cũng là có hạn. Nếu không có dự tính lâu dài, ăn tiêu phung phí, chẳng mấy chốc ta sẽ rơi vào nghèo túng nợ nần. Bởi vậy, có thể khẳng định, tiết kiệm chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Vậy nhưng, ngày nay, vẫn còn không ít kẻ sử dụng phung phí, thậm chí là tận thu tận diệt sản vật tự nhiên, không có ý thức giữ gìn, nâng niu tài sản chung của bản thân và nhân loại. Đồng thời, cũng có những người lầm lẫn giữa tiết kiệm với ki bo, bủn xỉn, không biết cách cho đi dù chỉ một đồng. Là thế hệ trẻ nắm giữ tương lai của đất nước, chúng ta cần nói không với các hiện tượng tiêu cực này và bắt đầu thực hành tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: tắt đèn khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước thật chặt nếu không sử dụng. Bởi đúng như Benjamin Franklin đã nói: "Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu."

    Bài 5:

    Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu. Xã hội phồn thịnh cũng bởi mỗi cá nhân biết chi tiêu đúng cách. Tiết kiệm là sử dụng hợp lý của cải, thời gian, công sức lao động một cách có hiệu quả. Người tiết kiệm là người biết cân đối, biết chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong sản xuất nhưng vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác, làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước. Bởi thế, tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp và cần có ở mỗi người. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính tiết kiệm và xây dựng lối sống giản dị, tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí,. Trong học tập, sắp xếp khoa học tránh lãng phí thời gian. Trong cuộc sống, biết bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động, sử dụng điện, nước hợp lí, tiết kiệm tiền bạc, của cải và thời gian. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là tằn tiện quá mức mà phải chi tiêu hợp lí, đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ tốt nhất cho công việc và cuộc sống của mình. Người không có tính tiết kiệm không những có thể làm tổn thất của cải, vật chất của xã hội mà bản thân cũng dễ rơi vào cuộc sống nghèo khó.

    Bài 6:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem

    Xem thêm:

    Viết bài kiếm tiền tại nhà *hot*
     
    Kimie Suzuki, Bé mầmAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 11 Tháng ba 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...