Dàn ý Đề bài: Phân tích nhân vật ông Sáu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi hoanganh79, 10 Tháng bảy 2021.

  1. hoanganh79

    Bài viết:
    67
    Đề bài: Phân tích nhân vật ông Sáu.

    Gợi ý:

    Ý 1: Ông Sáu là một người nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước.

    - Tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ, ra đi kháng chiến từ 1946 – 1954, khi hòa bình lập lại ông mới về thăm nhà.

    - Ông đã tạm gác tình riêng vì sự nghiệp cứu nước chung của dân tộc. Ngày ra đi, đứa con gái mới lên một tuổi. Nỗi khát khao được sum họp của người lính nhiều năm vào sinh ra tử cũng không trọn vẹn. Giây phút con kịp nhận ra cha cũng là lúc ông Sáu phải lên đường và nhiệm vụ chiến đấu. Ông đã ra đi, để lại sau lưng một khoảng trời thương nhớ rồi mãi mãi không bao giờ trở lại.


    Ý 2: Ông Sáu là người chiến sĩ chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, hi sinh cả đời cho sự nghiệp cách mạng.

    - Trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, người lính phải đối mặt với bom đạn, gian khổ, hiểm nguy khôn lường. Từ vết thẹo dài trên khuôn mặt ông Sáu, ta hình dung được tinh thần dũng cảm, bất chấp hiểm nguy, xông pha nơi chiến trường ác liệt của người chiến sĩ ấy.

    - Sau năm 1954 khi hòa bình lập lại, ông Sáu không tập kết ra miền Bắc mà ở lại Nam Bộ tiếp tục kháng chiến thầm lặng. Ngày ngày ở rừng, ở cổ, ông bị giặc vây bắt, khủng bố gắt gao. Có những ngày không có gạo ăn, chỉ ăn toàn bắp nhưng người chiến sĩ ấy không hề dao động, vẫn kiên cường chiến đấu vì sự nghiệp cứu nước.

    - Trong một trận càn ông Sáu đã dũng cảm hi sinh, để lại cho đồng chí, đồng đội, cho tất cả người thân và chúng ta bao nỗi tiếc thương.


    Ý 3: Ông Sáu là một người cha hết mực thương yêu con.

    - Khi vừa nghe tin được về thăm nhà, lòng ông nôn nao, sung sướng, hội hộp. Đó chính là tâm trạng người cha sau bao ngày xa cách, mong đợi ngày sắp được gặp lại con.

    - Khi gặp con, niềm hạnh phúc tột cùng của người cha tưởng chừng như sắp vỡ òa nhưng nào ngờ ông phải đối mặt với một tình huống thật trớ trêu: Bé Thu nhất quyết không nhận cha và hoàn toàn lạnh lùng chối bỏ ông.

    - Ba ngày phép ngắn ngủi ở nhà là khoảng thời gian ông Sáu sống trong tâm trạng buồn khổ và bất lực. Bao nhiêu háo hức đợi chờ là bấy nhiêu bàng hoàng, hụt hẫng. Ông tìm mọi cách để được gần con, quan tâm con thì con bé lại càng phản ứng quyết liệt. Chính nỗi khổ tâm, bất lực và tuyệt vọng của ông Sáu đã nói lên tình thương yêu vô bờ của người cha dành cho đứa con nhỏ.

    - Phút chia tay, niềm hạnh phúc thiêng liêng của người cha như vỡ òa trong tiếng gọi Ba! tha thiết của bé Thu. Ông Sáu ôm con, hôn con gấp gáp lên má, lên tóc. Ông xúc động trào nước mắt khi nghe tiếng gọi Ba! Cất lên từ tận đáy lòng đứa con thơ thương yêu. Tiếng gọi ấm áp, thiết tha đã bao ngày ông khát khao mong đợi và từng khiến ông tuyệt vọng. Niềm hạnh phúc tột đỉnh, niềm vui quá đỗi lớn lao, sự bù đắp muộn màng mà bé Thu dành cho ông đã xóa tan mọi nỗi buồn. Lời dặn trong tiếng nấc nghẹn ngào của bé Thu phút chia tay đã khắc ghi vào trái tim người cha từ giây phút ấy: Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! .

    - Trở lại chiến trường khốc liệt và gian khổ, hàng ngày phải đối mặt với cái chết nhưng ông Sáu không quên đi lời hứa với con. Ông Sáu làm chiếc lược một cách tỉ mỉ, cẩn thận như người thợ bạc. Ông đã kí thác vào chiếc lược ấy tấm lòng của một người cha hết mực yêu thương con. Từ đó đi đâu ông cũng mang theo chiếc lược bên mình, ông đã giữ gìn, nâng niu nó như một báu vật.

    - Giây phút cuối cùng, dù bị thương rất nặng không nói được nên lời nhưng ông Sáu vẫn chưa yên lòng nhắm mắt ra đi vì tâm nguyện chưa thành. Giây phút ấy mọi ý nghĩ của ông đều hướng về con. Dồn hết sức tàn, ông đưa tay vào túi móc lấy cây lược trao cho bác Ba, nhìn bác Ba hồi lâu, đó là cái nhìn trăng trối, khẩn cầu chất chứa bao nỗi niềm sâu thẳm. Đó là cái nhìn trao gửi đây hi vọng người đồng đội sẽ thay mình thực hiện tâm nguyện.

    * Đánh giá:

    - Với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đặc sắc, tạo được những khoảnh khắc thời gian đặc biệt, đáng nhớ, tác giả đã làm nổi bật hình tượng nhân vật ông Sáu – một người lính, một người cha rất đáng khâm phục, ngưỡng mộ.

    - Qua nhân vật này, tác giả muốn ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...