a. Mở bài - Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. - Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra. b. Thân bài - Luận điểm 1: Giải thích yêu cầu đề + Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý. + Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có ). + Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ.. ). - Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh + Các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? ). + Dùng dẫn chứng xảy ra cuộc sống xã hội để chứng minh. + Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội. - Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề + Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý (vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác ). + Dẫn chứng minh họa (nên lấy những tấm gương có thật trong đời sống ). - Rút ra bài học nhận thức và hành động + Rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc. + Áp dụng vào thực tiễn đời sống. c. Kết bài - Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận. - Mở ra hướng suy nghĩ mới.