Đọc hiểu: Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài - Trần Đăng Khoa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 19 Tháng tư 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,908
    Đọc hiểu: Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài - Trần Đăng Khoa


    Đọc văn bản sau:


    Lều bạt chung chiêng giữa nước, giữa trời
    Đến một cái gai cũng không sống được
    Sớm mở mắt, nắng lùa ngun ngút
    Đêm trong lều như trôi trong mây...

    Những con chim kỳ quái thấy hơi người
    Mừng rỡ quá, cánh bay như bão thốc
    Chỉ tiếng cánh chim bay quanh lều nghe đã căng nhức óc
    Sủi tăm dưới chân sàn, bóng mập lượn vòng quanh...

    Đảo tự giấu mình (*) trong màu nước lam xanh
    Cái giọt máu thiêng dưới ngầu ngầu bọt sóng
    Tổ quốc ơi! Tiếng chúng tôi kêu lên mà mắt chúng tôi nhìn xuống
    Bóng chúng tôi trùm khắp đảo Thuyền Chài..


    (*) Trường Sa có những hòn đảo vẫn còn chìm dưới nước mấy mét. Các chiến sĩ đã dựng chòi trên biển để giữ đảo.
    (Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985)


    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

    Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

    Câu 3. Đề tài của bài thơ trên là gì?

    Câu 4. Hai câu thơ đầu: "Lều bạt chung chiêng giữa nước, giữa trời/Đến một cái gai cũng không sống được" cho em hiểu điều gì về cuộc sống trên đảo Thuyền Chài?

    Câu 5. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: "Cái giọt máu thiêng dưới ngầu ngầu bọt sóng".

    Câu 6. Em hiểu câu thơ sau như thế nào: "Tổ quốc ơi! Tiếng chúng tôi kêu lên mà mắt chúng tôi nhìn xuống."

    Câu 7. Nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ trên.

    Câu 8. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật?

    [​IMG]

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ: Tự do

    Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: "Chúng tôi" - những người lính đảo.

    Câu 3. Đề tài của bài thơ trên: Biển đảo.

    Câu 4. Hai câu thơ đầu: "Lều bạt chung chiêng giữa nước, giữa trời/Đến một cái gai cũng không sống được":

    Khiến người đọc hình dung sóng gió nơi đây rất dữ dội, thiên nhiên khắc nghiệt đến nỗi một cái gai cũng không sống được.

    Từ đó có thể thấy cuộc sống nơi đảo Thuyền Chài khó khăn, thiếu thốn, cực khổ.

    Câu 5. Câu: "Cái giọt máu thiêng dưới ngầu ngầu bọt sóng".

    - Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: "Giọt máu thiêng" trong văn cảnh câu thơ chỉ hòn đảo Thuyền Chài.

    - Tác dụng:

    + Giúp câu thơ tăng sức gợi hình, biểu cảm.

    + Làm nổi bật tình yêu của con người đối với hòn đảo.

    Câu 6. Câu: "Tổ quốc ơi! Tiếng chúng tôi kêu lên mà mắt chúng tôi nhìn xuống."

    Được hiểu là: Tình yêu đất nước được thể hiện qua tiếng gọi thân thương, nhưng trên hết vẫn là ý thức trách nhiệm gìn giữ bảo vệ Tổ quốc. Ánh mắt nhìn xuống là nhìn xuống biển đảo, nhìn xuống đất nước với ý chí quyết tâm bảo vệ.

    Câu 7. Nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người lính: Người lính trong bài thơ trên là những con người gan dạ, dũng cảm, lạc quan, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo. Dù điều kiện sống nơi biển đảo vô cùng khắc nghiệt, nhưng họ vẫn quyết trụ vững, quyết bảo vệ chủ quyền.

    Câu 8. Bài thơ có những nét đặc sắc về nghệ thuật:

    - Thể thơ tự do linh hoạt trong vần nhịp, phóng túng trong biểu đạt cảm xúc.

    - Xây dựng hình tượng người lính vừa mang nét chung của người bộ đội cụ Hồ, vừa mang nét riêng của những người lính đảo.

    - Hình tượng thiên nhiên được miêu tả độc đáo qua hệ thống ngôn từ tự nhiên, giàu hình ảnh, cảm xúc.

    - Các biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, dùng từ láy..
     
    lacvuphongcaMew Hột Lột thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng mười 2023
  2. Mew Hột Lột

    Bài viết:
    7
    Hô Hô, cô viết hay lắm
     
    sansannlyb thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...