Review Sách Dám Hạnh Phúc - Kishimi Ichiro Ft Koga Fumitake

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Nguyễn Linhh, 31 Tháng năm 2020.

  1. Nguyễn Linhh Review sách

    Bài viết:
    9
    "Dám hạnh phúc - là khi chúng ta biết tự lập, biết tôn trọng và tin tưởng, dám cho đi, và chọn cuộc đời yêu thương"

    Khi cầm trên tay cuốn sách với hai cái tên "Kishimi Ichiro và Koga Fumitake" xuất hiện, bất chợt trong suy nghĩ mình lên tiếng "hình như mình đã nhìn thấy ở đâu thì phải? Nhưng không phải là quyển sách này" và rồi bước vào bên trong trang bìa tác phẩm nổi tiếng của hai tác giả người Nhật là "Dám bị ghét" - quyển sách mà mình được nghe khá nhiều nhưng lại chưa đọc một chữ.

    "Dám hạnh phúc" - cuốn sách nối tiếp thành công của cuốn "Dám bị ghét", cũng có thể gọi đó là phần 2 của "Dám bị ghét" . Những trang đầu của "Dám hạnh phúc" đã khiến cá nhân mình hơi bị "SHOCK" và phải thốt lên rằng: "WTF! Trìu tượng vcđ ý, không nhẽ lại bỏ qua, mình không thể nuốt trôi với những câu chữ này" . Thế nhưng "KHÔNG" có lẽ bởi sự tò mò về "HẠNH PHÚC" của những trang kế tiếp và khao khát có nó nên mình vẫn tiếp tục. Với một đứa không biết gì về tâm lý học nên khi "tâm lý học Adler" là quan điểm chính trong cuốn sách này nên mình đọc khá là chậm, "load" cũng chậm nữa. Bởi vì nó hoàn toàn mới, lần đầu được nghe về "tâm lý học Adler", lên google search từ những cái khái niệm của nó. Chính vì thế nếu ai muốn đọc quyển này thì mình nghĩ là đọc "Dám bị ghét" trước để hiểu những cái cơ bản trong quan điểm của Adler.

    Vì sự bất bình trước quan điểm của Adler đã không mang lại hiệu quả trong sự nghiệp nhà giáo của mình, với những hiểu nhầm của chàng thanh niên về "tư tưởng của Adler" và tức giận cho rằng "đó chỉ là lý thuyết suông, không hề giúp ích trong xã hội hiện đại", và môt hệ quả đó là chàng thanh niên và triết gia đã thức trọn đêm để tranh luận và giải đáp những hiểu nhầm trong "tư tưởng của Adler" .

    Với năm phần chính trong cuộc đối thoại xuyên màn đêm để đi đến "DÁM HẠNH PHÚC" giữa hai người đàn ông nghe có thú vị nhỉ. Mình sẽ tóm tắt cũng như một chút suy nghĩ cá nhân về từng phần dưới đây nha.

    1. Người khác xấu xa, ta tội nghiệp

    Một lăng trụ tam giác được triết gia đưa ra và từ vị trí ngồi của chàng thanh niên thì sẽ chỉ nhìn thấy được hai trong ba mặt, có ghi "người khác xấu xa""ta tội nghiệp" . Còn một mặt nữa là"giờ phải làm gì?" . Thật vậy trong những lần trò chuyện với gia đình, bạn bè, các mối quan hệ khác chúng ta luôn ra sức tìm kiếm sự đồng tình về "người khác xấu xa", than thở về "ta tội nghiệp" . Dù cho có được sự lắng nghe, an ủi nhất thời của đối phương thì bản chất vấn đề cũng chẳng thể nào được giải quyết mà cái cần trao đổi nhất theo quan điểm Adler chính là "giờ phải làm gì?" khá là ưng cái bụng về điểm này.

    2. Tại sao phải phủ định "Thưởng phạt"

    Có thể nói mình là một người khá thích trẻ con, cũng từng tiếp xúc với các bạn ý, nên quan điểm này thực sự làm mình có hứng thú. Triết gia so sánh chế độ "thưởng phạt" do giáo viên thống trị như một quốc gia độc tài, mục rữa thối ruỗng. Để lớp học trở thành một quốc gia dân chủ trong tư tưởng Adler chính là "không được khen ngợi cũng không được mắng mỏ" . Vậy là sao? Không được khen cũng không được mắng thì phải làm gì? Những trang sách tiếp theo của "Dám hạnh phúc" sẽ giải thích cụ thể rõ ràng hơn cho độc giả bằng việc phân tích 5 giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ con, từ việc "mong muốn được tán thưởng" đến "chứng tỏ sự vô dụng" .

    3. Từ nguyên lý cạnh đến nguyên lý hợp tác

    Quan điểm này cá nhân mình thấy khá là hách não mà, bởi cuộc thảo luận giữa chàng trai và triết gia ý kiến 2 chiều của quan điểm này cái nào cũng thấy có lý hết trơn à. Ở quan điểm này trong tư tưởng Adler "phủ định việc dạy bằng cách khen và khen thưởng chính là sinh ra cạnh tranh" khiến bản thân sẽ sinh ra cảm giác xem đối thủ cạnh chính là "ĐỊCH" thay vào đó hãy sử dụng nguyên lý "HỢP TÁC" .

    4. Hãy cho đi, nếu không sẽ không được nhận lại

    "Cho - nhận" - nguyên tắc khá thực tiễn nó rất thường xuyên được nhắc đến không chỉ trong "tâm lý học Adler" nên cũng không gọi là khó hiểu cho lắm. Triết gia thông qua việc so sánh"tín dụng""tin tưởng" để giải thích rõ quan điểm này. "Muốn có được sự tin tưởng của người khác trước tiên mình hãy tin tưởng đối phương trước" . Tin người khác cũng là tin chính bản thân mình. Có một câu mình thích nhất trong quan điểm này đó là "Đừng trở thành kẻ ăn mày 'tình cảm', đừng đợi 'được cho' mà hãy sẵn sàng trao đi".

    5. Hãy chọn cuộc đời yêu thương

    Kết thúc bằng một chương nói về "tình yêu" . Không chỉ tình yêu đôi lứa, mà về cả các mối quan hệ khác, chung quy lại chính là tình yêu giữa người với người. Từ "Không thể 'rơi vào' tình yêu", "nghệ thuật được yêu thành nghệ thuật yêu", "tình yêu là nhiệm vụ do hai người thực hiện".. đến "làm sao để giành được tình yêu của cha mẹ", hay "những lựa chọn giản đơn".. Tất cả đều được giải thích theo tư tưởng Adler.

    Thú thực đây là quyển sách với nội dung cực kỳ mới mẻ đối với cá nhân mình, nhưng cũng rất thú vị mặc dù không hiểu được nhiều nhưng vẫn rất thích nó. Luôn là như vậy "tâm lý học Adler" là một cá gì đó rất khó hiểu, khó tiếp thu và cũng khó để vận dụng nữa. Chắc chắn mình sẽ đọc lại để hiểu và biết rõ thêm về những thứ hay ho này.

    [​IMG]

    Stella
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...