Dải đồng bằng thương nhớ Tác giả: Đoàn Tuấn Dải đồng bằng thương nhớ là bài thơ tiêu biểu in trong tập Đất bên ngoài Tổ quốc (Tập thơ in chung của hai nhà thơ Đoàn Tuấn và Lê Minh Quốc). Với cảm hứng về quá khứ, bài thơ ca ngợi sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh và niềm tri ân đối với sự hy sinh của những người lính, những người đã ngã xuống cho sự sống và màu xanh đất nước mãi trường tồn. Bài thơ thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả với sự hi sinh của người lính: Xót xa, cảm phục, biết ơn trước những hi sinh cao đẹp của người lính để làm nên độc lập tự do cho dân tộc. Đó là những tình cảm đẹp đẽ, thể hiện sự trân trọng, tri ân của người lính với những người đồng đội của mình. Tình cảm đó được thể hiện một cách xúc động, cảm động! Bài thơ thể hiện những nét đặc sắc về nghệ thuật: Thể thơ tự do diễn tả sinh động nhiều cung bậc cảm xúc; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu hình cảnh, cảm xúc; phát huy tối đa hiệu quả nghệ thuật của phép điệp từ ngữ, tương phản, phép liệt kê.. Xem thêm: Đọc Hiểu: Dải Đồng Bằng Thương Nhớ - Đoàn Tuấn Bài thơ: Những cái huyệt tôi đào trong rừng sâu Giờ hóa thành dòng sông yên ả Những nấm mộ đắp đêm mưa tầm tã Thành triền núi cao không lên được bao giờ Nơi đồng đội căng tăng và mắc võng Thành những làng quê xa phủ sương mờ Ơi chiến trường xưa Đã trở thành miền quê thiêng thanh khiết Trời và đất Núi và sông Xanh mênh mang bất diệt Bao nặng nhọc máu xương để xanh thẳm dịu dàng Tôi sẽ về, sẽ về lại mùa xuân Dải đồng bằng suốt đời tôi thương nhớ. (Trích từ tập thơ Đất bên ngoài Tổ quốc )