Đả thảo kinh xà nghĩa là gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Một con mèo lười, 17 Tháng một 2020.

  1. Một con mèo lười Các bạn có thể gọi mình là Rin hoặc Mèo ^ ^

    Bài viết:
    124
    Chào mọi người nha, nhìn tiêu đề cái bài viết chắc các bạn cũng biết hôm nay chúng ta tìm hiểu gì rồi đúng không, câu này chắc các bạn ai cũng từng đọc từng nghe và hiểu thì chắc cũng hiểu được một nửa rồi đúng chứ.

    Vậy thôi không đùa nữa chúng ta vô chủ đề nha.

    Đả thảo kinh xà là gì?

    Đả thảo kinh xà là một câu thành ngữ có gốc tích từ Trung Quốc và là một trong 36 kế của bộ Binh Pháp Tôn Tử. Câu thành ngữ được sử dụng để miêu tả một hành động không kín kẽ cẩn mật, để cho đối thủ phòng bị. Nó cũng có nghĩa là hành động hấp tấp, khiến địch thủ cảnh giác từ đó làm hỏng việc lớn.

    Đả thảo kinh xà tương đương với câu thành ngữ Rút dây động rừng của Việt Nam.

    Đả là đánh, thảo là cỏ, kinh là kinh sợ, xà là rắn. Nguyên câu này dịch ra tiếng việt có nghĩa là Đánh cỏ động rắn nhưng nhiều người đọc cho vần hay đọc trệch thành Đánh rắn động cỏ. Ý nghĩa của câu thành ngữ này là khi đánh cỏ sẽ làm kinh động đến rắn nằm trong cỏ. Nó ví với việc làm việc không cẩn mật ngược lại còn bị đối phương kinh sợ và phát hiện, từ đó đối phương sẽ trở nên cảnh giác và phòng bị hơn khiến việc đối phó, bắt giữ, bắt quả tang trở nên khó khăn hơn.

    Trong Binh Pháp Tôn Tử thì câu thành ngữ này còn được áp dụng như 1 mưu kế kiểu như đưa ra những tin tức làm mồi nhử để dụ dỗ, đánh động đến đối phương, hoặc cố tình đưa ra tin tức giả mạo nhằm dụ quân địch rơi vào bẫy hoặc từ những mồi nhử đó dò la và nắm bắt được đối thủ sẽ phải làm gì để đối phó.

    [​IMG]

    Xuất xứ của câu Đả thảo kinh xà?

    Có một truyền thuyết trong dân gian kể về sự tích này như sau:

    Tại thời Nam Đường, có một người tên Vương Lỗ, khi đó là huyện lệnh của huyện đồ, chức quan ông ta tuy không cao nhưng lại một tay che trời vì vua ở xa, lại có những kẻ học theo ông ta nên chúng liên hợp lại giúp nhau che dấu. Trong thời gian làm quan ông ta đã làm trăm họ lầm than, cuối cùng họ đã liên hợp lại kiện người coi giữ sổ sách. Điều này cũng đã làm cho Vương Lỗ sợ hãi vì tên giữ sổ sách mà bị toi thì ông ta cũng chết.

    Vì vậy ông ta mới phê rằng: "Nhữ tuy đả thảo, ngô cũng kinh xà" nghĩa là các ngươi tuy kiện người coi giữ sổ sách rồi, ta cũng đã thấy thái độ nghiêm trọng rồi, cũng như giống khi động cỏ sẽ làm kinh động đến rắn vậy. Sau đó mọi người thấy chuyện này khá là có ý nghĩa bởi vậy mà hợp "đả thảo" và "kinh xà" thành một câu thành ngữ, dùng để ví tới việc khi phát hiện ra sự việc gì thì chớ có nên làm kinh động đến nhân vật chính.

    Ghi chú:

    Những nhận xét chỉ mang tính cá nhân nếu có vấn đề gì thì mọi người góp ý mình nhé.
     
    Last edited by a moderator: 17 Tháng một 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...