Cùng học Hack não ngữ pháp mỗi ngày

Thảo luận trong 'Ngoại Ngữ' bắt đầu bởi HienNTT, 15 Tháng bảy 2021.

  1. HienNTT

    Bài viết:
    42
    Ngày 1 – 15/7/2021 - Bạn cần học gì để đặt một câu đúng ngữ pháp

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Cấu trúc 1: Chủ ngữ (S) + Động từ (V)

    - Chủ ngữ - subject (ký hiệuS ) cho biết câu này nói về ai, cái gì, việc gì (Who? What)

    - Động từ - Verb (ký hiệu là V ) cho biết Chủ ngữ thực hieenj hành động gì? (Do what)

    Ví dụ 1: My teacher gave me a mark of 4 out 10

    (Cô giáo đã cho em điểm 4/10)

    - >Chủ ngữ (S) : My teacher; Động từ (V) : Gave

    Ví dụ 2: All of my classmates laughed at me

    (Tất cả các bạn trong lớp đã cười nhạo em)

    - >Chủ ngữ (S) : All of my classmates; Động từ (V) : Laughed gave

    2. Cấu trúc 2: Chủ ngữ (S) + Động từ (V) + Tân ngữ (O)

    Tân ngữ - Object (ký hiệu là O ) giúp làm rõ xem Động từ tác động lên ai, cái gì hoặc việc gì.

    Ví dụ 3: That painful memory motivated me

    (Ký ức đau lòng đó đã tạo động lực cho em)

    - >Chủ ngữ (S) : That painful memory ; Động từ (V) : Motivated ; Tân ngữ (O) : Me

    - > tân ngữ "me" giúp làm rõ xem "motivated" nghĩa là tạo động lực cho ai

    Ví dụ 4: I studied English Evey day for a month

    (Em đã học Tiếng anh mỗi ngày trong một tháng)

    - >Chủ ngữ (S) : I ; Động từ (V) : Studied ; Tân ngữ (O) : English

    - > tân ngữ "English" giúp làm rõ xem "studied" cụ thể là học cái gì
     
    PhươngThảo0710thanhngan199 thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng bảy 2021
  2. HienNTT

    Bài viết:
    42
    Ngày 2 – 16/7/2021 - Động từ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Bạn nên học động từ như thế nào

    1. Có hai loại động từ là trợ động từ và động từ chính.

    - Trợ động từ: Không thể đứng một mình, giúp bổ nghĩa cho động từ chính.

    - Động từ chính: Có thể đứng một mình, chỉ hành động chính trong câu.

    Ví dụ 1: Ms Dau is planning to open a bubble tea shop

    (Chị Dậu đang định mở một quán trà sữa)

    - > trong ví dụ này "is" là trợ động từ, "planning" là động từ chính

    2. Có một số động từ vừa có thể là trợ động từ, vừa có thể là động từ chính như have, do hay động từ to-be (am, is, are, was, were) . Trong số đó, động từ to-be được sử dụng nhiều hơn cả và cần đặc biệt chú ý.

    - Động từ to-be là trợ động từ khi trong câu đã có một động từ thường ở dạng tiếp diễn hoặc phân từ hai, giống như trong phim luôn có một phụ tá giúp việc cho siêu anh hùng vậy.

    - Động từ to-be là động từ chính để liên kết chủ ngữ với một danh từ, tính từ hoặc một cụm danh từ.

    Ví dụ 2: Everything was so beatiful in my dream

    II. Động từ có các dạng nào

    1. Cùng một động từ mang cùng một nghĩa, nhưng có thể phân thân thành nhiều dạng khác nhau để thể hiện các vai trò khác nhau. Như 5 ngón tay trên một bàn tay, động từ có 5 dạng như sau:

    Dạng quá khứ (v-ed) - Dạng phân từ 2 (V-PII, V-pp/V3) - Dạng nguyên thể (V-inf) – Dạng chia ngôi (V-s/es) – Dạng tiếp diễn (v-ing)

    Ví dụ 3: Walked – walked – walk – walks- walking

    2. Dạng nguyên thể là dạng gốc của từ, là dạng bạn sẽ thấy khi tra từ điển. Các dạng còn lại được đánh dấu bằng cách thêm một vài ký tự vào cuối của dạng nguyên thể. Nguyên tắc chung như sau:

    (1) thêm -ed để có dạng phân từ haidạng quá khứ

    (2) thêm -s hoặc-es để có dạng chia ngôi

    (3) thêm -ing để códạng tiếp diễn

    3. Có những Động từ mà dạng phân từ hai và dạng quá khức của nó không theo quy tắc thêm đuôi -ed. Gọi là động từ bất quy tắc .

    Ví dụ 4: Begin (V-inf) – began (V-ed) -begun (V-PII)

    III. Chia động từ

    1. Có 3 yếu tố để chia động từ

    (1) Thời gian diễn ra hành động/Dấu hiệu nhận biết

    (2) Chủ ngữ thực hiện hành động

    (3) Công thức cần áp dụng

    Ví dụ 5: Chia động từ cho câu sau: At the moment, my friend (watch).. a funny video by 1977 blog.

    - > Ở ví dụ này, "at the moment" là dấu hiệu chỉ thời gian, giúp chúng ta biết công thức cấn áp dụng là thì hiện tại tiếp diễn.

    - > động từ "watch" ở đây được chia là "watched"

    2. Một số động từ luôn có các quy tắc cố định khi kết hợp cùng với các động từ khác.

    Ví dụ 6: Fail + to+ V – inf, listen + to +v-inf
     
    PhươngThảo0710 thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng bảy 2021
  3. HienNTT

    Bài viết:
    42
    Ngày 3 – 17/7/2021 - Danh từ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Phân biệt danh từ đếm được và không đếm được

    1. Danh từ đếm được là những danh từ có thể dùng với số đếm.

    Ví dụ: One year, two years, many years..

    - Danh từ đếm được có hai dạng là dạng số ít và dạng số nhiều

    2. Danh từ không đếm được thì ngược lại, không thể dùng với số đếm.

    Ví dụ: Không thể nói là một cơm, hai cơm, mà phải nói là một bát cơm (a bowl of rice)

    3. Phân biệt danh từ đếm được và danh từ không đếm được dựa vào 4 yếu tố sau:

    Yếu tố 1:

    - Danh từ đếm được: Có dạng số ít và dạng số nhiều (dạng số nhiều thường có đuôi -s hoặc -es)

    - Danh từ không đếm được: Chỉ có một dạng duy nhất

    Yếu tố 2:

    - Danh từ đếm được: Dùng với mạo từ a/an trước danh từ dạng số ít

    - Danh từ không đếm được: Không dùng với mạo từ a/an

    Yếu tố 3:

    - Danh từ đếm được: Để đếm, dùng các số/từ chỉ số (one year, two years)

    - Danh từ không đếm được: Để đếm, dùng các cụm từ chỉ đơn vị (a bowl of rice, two bottles of water)

    Yếu tố 4:

    - Danh từ đếm được: Để nói về số lượng ít hoặc nhiều, thêm many, few, a few)

    - Danh từ không đếm được: Để nói về số lượng ít hoặc nhiều, thêm much, little, a little of, a little bit of.. phía trước

    Lưu ý: Một số từ có thể dùng cho cả hai loại là: Some, any, a lot of, lots of, plenty of, most..

    II. Phân biệt danh từ số ít và số nhiều

    1. Nếu chỉ có 1 từ, 1 vật thì đương nhiên là số ít. Có từ 2 trở lên thì là số nhiều. Quy tắc chung nhất để chuyển từ dạng số ít sang dạng số nhiều là thêm đuối -s hoặc -es

    2. Quy tắ chung để chuyển danh từ số ít sang danh từ số nhiều

    - Thêm -s trong hầu hết các trường hợp.

    Ví dụ: One cat – two cats; an apple – many apples

    - Thêm -es với các danh từ số ít kết thúc bằng -o, -s, -z, -ch, -x, -sh (Ông Sáu "Zà" Chạy Xe SH )

    Ví dụ: One box – two boxes; a dish – many dishes; a tomato – a few tomatoes

    - Với các danh từ số ít kết thúc bằng -f, -fe, -ff: Thay -f, -fe, -ff bằng -ves

    Ví dụ: One wolf – two wolves; a wife – many wives; a knife – a few knives

    - Có một số danh từ kết thúc bằng -o nhưng không thêm -es

    Ví dụ: One radio – two radios; a piano – many pianos; one kilo – a few kilos

    - Với danh từ số ít kết thúc bằng đuôi – y: Thêm -s nếu phía trước -y là các nguyên âm u, e, o, a, i (UỂ OẢI )

    Ví dụ: A boy – many boys ; one day – a few days

    - Với danh từ số ít kết thúc bằng đuôi – y: Chuyển -y thành -i, thêm -es nếu phía trước -y là các phụ âm

    Ví dụ: One baby – two babies; a buterfly – many buterflies.

    3. Danh từ dạng số ít thường có các từ a/an/each/every/one đứng trước. Danh từ dạng số nhiều thường có các số đếm: two, three.. hoặc many/few/a few đứng trước

    Ví dụ: I may have many friends, but each person lives for themselves
     
    PhươngThảo0710 thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng bảy 2021
  4. HienNTT

    Bài viết:
    42
    Ngày 4 – 18/7/2021 - Đại từ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Những điều cơ bản về đại từ

    1. Đại từ (pronoun) là từ đại diện, chuyên thế chỗ cho danh từ (noun). Mục đích của đại từ là để câu đỡ bị lặp lại. Thay vì lúc nào cũng nêu tên của danh từ, chỉ cần dùng đại từ để thay thế, liên kết các câu văn với nhau.

    Ví dụ: Thuy Kieu is the elder sister. She has a crush on Kim Trong

    (Thúy Kiều là chị. Cô đem lòng tương tư Kim Trọng)

    2. Một số đại từ hay gặp:

    I -> my, my; We -> us, our; You -> you, your; he -> him, his; she -> her; it -> it, its; they -> them, their

    II. Ngôi của đại từ

    Một cách để phân loại đại từ là chia chúng theo các ngôi khác nhau.

    - Ngôi thứ nhất gồm I (tôi) hoặc we (chúng tôi) để chỉ người nói.

    - Ngôi thứ hai gồm you (bạn, các bạn) để chỉ người nghe

    - Ngôi thứ ba gồm he (anh ấy), she (cô ấy), it (nó) và they (họ, chung nó) để nhắc người hoặc vật khác.

    Ví dụ: You are kind, but I am sorry

    (Chàng rất tốt nhưng tất tiếc)

    - > đại từ "you" là ngôi thứ hai, đại từ "I" là ngôi thứ nhất.

    III. Đại từ biến hóa thế nào trong câu

    1. Đại từ có thể biến hóa thành nhiều dạng khác nhau, tùy theo danh từ nó thay thế đóng vai trò gì trong câu. Hai vị trí biến hóa yêu thích của đại từ trong câu là làm chủ ngữ (subject)tân ngữ (object) .

    Ví dụ: He can't live without her

    2. Danh sách đại từ biến hóa từ chủ ngữ sang làm tân ngữ:

    I -> me; We -> us; You -> you; They -> them ; He -> him; She -> her; It -> it.

    3. Ba dạng khác của đại từ thường gặp là Đại từ phản thân, Tính từ sở hữu hoặc Đại từ sở hữu .

    Ví dụ: Kieu picks up her mirror. She looks at herself

    (Kiều cầm chiếc gương của mình lên. Nàng tự soi mình)

    - > Kiều là người trực tiếp thực hiện hành động và hành động đó tác động lên chính Kiều nên sử dụng đại từ herself. Đại từ phản thân như herself dùng khi chủ ngữ thực hiện hành động tác động lên chính bản thân mình.

    Tính từ sở hữu her đứng trước danh từ mirror để nói cái gương này của Kiều. Bên cạnh Tính từ sở hữu, Đại từ sở hữu cũng cho biết thứ được nói đến thuộc về ai, cái gì. Điểm khác biệt là đằng sau Tính từ sở hữu luôn là một danh từ. Còn Đại từ sở hữu thì không có danh từ phía sau, thường là do người đọc có thể đoàn được nó là gì rồi.

    Ví dụ: This is my mirror, and that is her mirror (= and that is hers).

    (Đây là gương của tôi, còn đó là gương của cô ấy)

    4. Danh sách đại từ phản thân, Tính từ sở hữu và Đại từ sở hữu hay gặp

    - Đại từ phản thân: Myself, ourselves, yourself, yourselves, themselves, themselves, himself, herself, itself

    - Tính từ sở hữu: My, our, your, their, his, her, its

    - Đại từ sở hữu: Mine, ours, yours, theirs, his, hers, its.
     
    PhươngThảo0710 thích bài này.
  5. HienNTT

    Bài viết:
    42
    Ngày 5 – 19/7/2021 - Sự kết hợp giữa Chủ ngữ - Đông từ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Điều cần nhớ nhất về sự kết hợp giữa Chủ ngữ - Động từ

    - Động từ (V) thay đổi tùy theo chủ ngữ (S) ở dạng số ít hay số nhiều

    - Chủ ngữ số ít sẽ kết hợp với động từ nguyên thể thêm đuôi -s, -es (wants, needs), trợ động từ đuôi-s, -es (does, has) hoặc động từ to-be số ít (is, was)

    Ví dụ: My friend wants a haircut like park sae-ro-yi.

    (Bạn tôi muốn có mái tóc giống Pắc-sê-rô-i)

    - Chủ ngữ số nhiều sẽ kết hợp với động từ nguyên thể

    Ví dụ: We want a haircut like park sae-ro-yi.

    (Chúng tôi muốn có mái tóc giống Pắc-sê-rô-i)

    - Lưu ý Đại từ I (tôi) mặc dù chỉ một đối tượng nhưng lại kết hợp với động từ dạng nguyên thể như một đại từ số nhiều. Trong hầu hết các trường hợp đại từI luôn đi cùng động tưto-beamwas.

    2. Có những chủ ngữ số ít nào khó nhận biết

    Có 4 trường hợp cốt lõi cần phải nắm được để phân biệt nó là chủ ngữ số ít

    - Trường hợp 1: Các tên riêng có đuôi -s, -es

    Ví dụ: Avengers is a top-notch movie

    (Anvengers là một bộ phim đỉnh cao)

    - Trường hợp 2: Các đại từ bất định (everyone, someone, nothing.)

    Ví dụ: Nobody understands me.

    (Chẳng ai hiểu tôi)

    - Trường hợp 3: Cụm danh từ bắt đầu bằng V-ing (danh động từ)

    Ví dụ: Being offline for 1 minute has made me a caveman

    (Việc không lên mạng trong một phút khiến mình thành người tối cổ)

    - Trường hợp 4: Các danh từ số ít tận cùng bằng -s, -es

    Ví dụ: Why is maths so hard?

    (Sao môn toán khó đến vậy)

    - > Có một số danh từ chỉ môn học, môn thể thao, căn bệnh, tên nước.. luôn có đuôi -s. Chúng thường là những danh từ không đếm được, nên khi làm Chủ ngữ thì vẫn là Chủ ngữ số ít mà thôi.

    3. Có những chủ ngữ số nhiều nào khó nhận biết

    Có ba trường hợp quen thuộc chúng ta cần nằm lòng để tránh nhầm lẫn

    - Trường hợp 1: Các danh từ được nối với nhau bằng "and"

    Ví dụ: Both my friend and I fell confident about the final exam

    (Cả bạn tôi và tôi đều tự tin về bài kiểm tra cuối kỳ)

    - > Khi hai chủ ngữ nối với nhau bằng chữ "an", chúng lập tức trở thành chủ ngữ số nhiều, mặc dù mỗi chủ ngữ chỉ nói về một đối tượng mà thôi.

    - Trường hợp 2: Các cụm danh từ có cấu trúc the + tính từ

    Ví dụ: The deaf usualy have really good eyesight

    (Những người khiếm thính thường có thị lực rất tốt)

    - > Cấu trúc The đunwgs trước một tình từ giúp đại diện cho một nhóm đối tượng mang cùng một đặc điểm (the rich, the poor, the blind.).

    Cấu trúc này tạo thành một cụm danh từ luôn được coi là số nhiều

    - Trường hợp 3: Các danh từ số nhiều nhưng không chứa đuôi -s, -es

    Ví dụ: The police have arrested him

    (Cảnh sát đưa anhta tới rồi)

    - > Các danh từ chỉ tập hợp một nhóm nhiều đối tượng (police, cattle.) hay danh từ số nhiều đặc biệt (people, feet.) mặc dù không có đuôi -s hay -es nhưng thực chất lại là một danh từ số nhiều.

    4. Các cấu trúc đặc biệt lưu ý khi chia động từ

    - Cấu trúc 1: There + động từ + danh từ

    Ví dụ: There are bilions of people out there

    (Có cả tỷ người ngoài kia)

    - Cấu trúc 2: All/some/a lot of + danh từ

    Động từ trong câu sẽ chia số ít hay số nhiều tùy theo Danh từ trong cấu trúc All/Some/A lot of.. Nếu Danh từ là số nhiều, động từ sẽ chia ở số nhiều. Nếu danh từ là số ít hoặc không đếm được, động từ sẽ chia ở số ít.

    Ví dụ 1: Some of examples are not funny

    (Một vài ví dụ có thể không buồn cười)

    Ví dụ 2: A lot of grey matter has gone into it

    (Mất rất nhiều chất xám lắm đó)

    - Cấu trúc 3: Neither.. nor.. / Either.. or.. /Not only.. but also..

    Khi Chủ ngữ gồm các Danh từ hoặc Đại từ được nối với nhau bằng các cấu trúc song song như ví dụ sau, Động từ trong câu sẽ chia theo Danh từ hoặc Đại từ sau cùng, gần với Động từ nhất

    Ví dụ: Neither She nor her co-workers like to work from home

    (Cả cô ấy lẫn đồng nghiệp đều không thích làm việc ở nhà)
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...