Trong đời sống và tín ngưỡng văn hóa của người Việt, Rằm Tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) đã trở thành một ngày quan trọng được gửi gắm vào đó những ý nghĩa và mong ước tốt đẹp cho một năm mới ấm no thịnh vượng. Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. "Nguyên" là thứ nhất, "Tiêu" là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, vì sau ngày này còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười) Vào ngày này nhiều nhà chùa diễn ra các lễ hội từ khắp nơi trên mọi miền đất nước, từ đồng bằng Bắc Bộ cho tới miền Tây Nam Bộ. Vì thế chẳng những mà Rằm Tháng Riêng được coi là tháng ăn chơi, mà tháng giêng là tháng mà ai ai cũng nghĩ đến việc đi chùa đầu năm để thành tâm khấn nguyện cầu an lành và may mắn cho cả năm, là tháng để cho mọi người chăm sóc đời sống tâm linh mình mong khởi sự cho một năm làm việc mới. Xét về khía cạnh văn hóa, Rằm Tháng Giêng còn được xem là 1 lễ theo tín ngưỡng Việt Nam. Là một nước thuần nông, tháng giêng là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi hạ điền, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, để cầu mưa thuận gió hòa mong một năm mùa màng bội thu – Quang Vinh. Bên cạnh đó, trong 12 tháng rằm, tháng giêng mang về nhiều ý nghĩa với nhiều tên gọi khác nhau như Tết Nguyên Tiêu, Thượng Nguyên.. đó là do bắt nguồn từ sự giao lưu, tiếp nhận từ nền văn hóa Trung Hoa cùng sự kết hợp hài hòa với văn hóa bản địa. Với người Trung Quốc, rằm thsang Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu với lễ hội cúng Hoa Đăng, làm bánh trôi. Theo lịch sử, bắt nguồn từ năm 180 trước Công Nguyên, vua Hán Văn – nhà vua đời Tây Hán của Trung Quốc được lên ngôi vào đúng ngày rằm tháng Giêng. Để chúc mừng và kỷ niệm ngày này, nhà văn Hán Văn quyết định lấy ngày rằm tháng Giêng là ngày hội Hoa Đăng. Hàng năm vào tối ngày rằm, nhà vua đều ra khỏi cung để đi dạo cùng chung vui với người dân. Vì thế vào ngày này, nhà nào nhà nấy và trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đủ các loại đèn với muôn hình muôn vẻ để mọi người thưởng thức. Theo Nho học xưa thì ngày này còn được gọi là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị. Từ đó về sau lễ hội tết Nguyên Tiêu đã được lưu truyền rộng rãi trong dân. Vào những thế kỷ đầu Công Nguyên, cũng trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam và truyền thống văn hóa này được tiếp nhận vào nước ta, trở nên sự hài hòa văn hóa giữa 2 bản sắc du nhập và bản địa. Vì vậy này rằm tháng Giêng là một ngày trọng đại và vô cùng đặc sắc, theo truyền thống Phật giáo thì ngày rằm tháng Giêng mang ý nghĩa rất lớn.. Với những ý nghĩa bắt nguồn từ đó các nghi thức cho ngày này có ý nghĩa rất quan trọng, rất cẩn thận, to tát theo ngày xưa các cụ quan niệm như ăn Tết lần hai. Bàn thờ bao giờ cũng phải có thêm cành đào để tổ tiên ông bà được soi sáng, nếu cỗ bàn những ngày Tết là để vui tết thì Rằm Tháng Giêng là để giành cho công việc của cả năm sắp tới, mâm cỗ cúng Rằm coi như cả gia đình sẽ ăn Tết lần 2, trước là tưởng nhớ công ơn các cụ sau là con cháu "thụ lộc". Thông thường mâm cỗ mặn có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món thể hiện sự tròn đầy toàn vẹn. Dưới đây là gợi ý các món ăn trong mâm cỗ chay cúng Phật và mâm cỗ mặn cúng gia tiên. Mâm cỗ chay cúng Phật gồm: - Hoa quả. Chè xôi. - Các món đậu. - Canh xào không thêm nhiều hương liệu. - Bánh trôi nước. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn. Mâm cỗ mặn cúng gia tiên gồm: Ngoài việc chuẩn bị các đồ lễ như: Hương, hoa tươi, một chút vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ mặn để cúng ra tiên. - 4 bát gồm + bát ninh măng + bát bóng + bắt miến + bát mọc - 6 đĩa gồm: + thịt gà trống luộc (hoặc thịt lợn) + giò (hoặc chả) + nem + đĩa xào + dưa muối + xôi (hoặc bánh chưng) + nước chấm Mâm cỗ và nghi thức ngày rằm cũng giống như sự khởi đầu, quyết tâm cho công việc và vận hội của mỗi gia đình trong năm mới sau kỳ nghỉ Tết. Nương theo đất trời, thánh thần với sự che chiếu của tổ tiên ông bà, con người sẽ nỗ lựuc lao động để đạt những thành tựu mới, ngày một tốt hơn. Với mong muốn đó ông bà ta qua ngàn đời đã gửi gắm ý nghĩa vào ngày Rằm Tháng Giêng bằng những nghi thức mang tính văn hóa và ẩm thực. Các món được nêm nếm gia vị đậm đà tròn vị chính là đời sống của mỗi người! Chúc mọi người có 1 ngày Tết Nguyên tiêu đúng nghĩa. Chúc cho 1 năm thuận buồm xuôi gió đến tất cả mọi người!